VnReview
Hà Nội

Các nhà sản xuất Trung Quốc làm "loạn" thị trường với việc đổi thương hiệu smartphone liên tục

Có kha khá lý do chính đáng để đổi thương hiệu điện thoại, tuy nhiên, vấn đề là hành động này dường như đã quá trớn.

Các nhà sản xuất cần phải làm chậm tốc độ thay đổi thương hiệu smartphone

Việc thay đổi thương hiệu Poco cũng không dừng lại ở đó. Chiếc Poco F2 Pro thực chất là chiếc Redmi K30 Pro tại thị trường Trung Quốc và phiên bản Poco M2 Pro hoàn toàn mới lại là chiếc Redmi Note 9 Pro ở Ấn Độ (dù rằng sạc nhanh hơn.

Mặc dù vậy, Xiaomi không phải là công ty duy nhất cần kiềm chế việc làm này, bởi có rất nhiều thương hiệu đang thực hiện chiến lược này. Ngay cả OnePlus cũng từng thực hiện việc đổi thương hiệu này trong quá khứ, điển hình chính là OnePlus X khi đây là một phiên bản khác của Oppo A30.

Đôi khi, đổi thương hiệu điện thoại lại hợp lý

Các nhà sản xuất cần phải làm chậm tốc độ thay đổi thương hiệu smartphone

Một trong những lý do lớn nhất để đổi thương hiệu smartphone, đó là nếu công ty muốn thiết lập một dòng điện thoại mới một cách nhanh chóng và dễ dàng trên thị trường. Chúng ta đã thấy điều này xảy ra với Realme 1, một cái tên khác của Oppo A3 ra mắt trước đó 1 tháng. Bằng cách sử dụng lại mẫu hiện có, một thương hiệu mới hoặc thương hiệu con của một công ty không phải tốn nhiều tiền và thời gian cho nghiên cứu, thiết kế và phát triển.

OnePlus cũng đã đi theo con đường này trong những ngày đầu có mặt trên thị trường, với OnePlus X cũng như một vài chiếc điện thoại khác. Nhưng những thiết bị gần đây, như OnePlus 7T và dòng OnePlus 8, đã có dấu ấn của riêng mình.

Đôi khi cũng có một trường hợp khác. Đó là một công ty tạo ra một chiếc điện thoại xa lạ, nhưng muốn chắc chắn nó sẽ thành công ở một thị trường mới. Chẳng hạn, Huawei mang Nova 3E đến các thị trường phương Tây và gọi nó là P20 Lite, vì dòng P-series của họ rất phổ biến tại khu vực này. Tương tự, P40 Lite 5G chính là Nova 7 SE ở những thị trường khác.

Trong khi đó, Xiaomi lại tận dụng chiếc Mi CC9 Pro tối nghĩa và mang nó đến thị trường toàn cầu với cái tên Mi Note 10. Dù gì thì về cơ bản, dòng Mi CC cũng chẳng được biết đến ở các khu vực ngoài Trung Quốc, trong khi những chiếc điện thoại Mi Note đã được bán phổ biến trên thị trường toàn cầu. Xiaomi cũng thực hiện điều này với Mi 6X và Mi CC9, lần lượt được đổi tên thành Mi A2 và Mi A3 chạy Android One tại thị trường phương Tây.

Tuy nhiên, điều đó sẽ không ổn nếu thực hiện với tất cả các sản phẩm

Các nhà sản xuất cần phải làm chậm tốc độ thay đổi thương hiệu smartphone

Đáng tiếc là, đôi khi các công ty thực hiện điều này quá mức cho những chiếc smartphone của mình.

Chúng ta đã thấy Xiaomi ra mắt Poco F2 Pro tại Châu Âu, mặc dù cái tên Redmi lại quen thuộc hơn rất nhiều đối với khu vực này.

Trên thực tế, dòng sản phẩm Poco 2020 có thể được coi như là những chiếc điện thoại Redmi đổi thương hiệu. Ngay cả Poco M2 Pro vừa được ra mắt mới đây về cơ bản cũng là một biến thể của Redmi Note 9 Pro tại Ấn Độ, với khả năng sạc nhanh hơn và bề ngoài gần như chẳng thay đổi gì. Dẫu vậy, Xiaomi cũng đã nỗ lực nhiều hơn cho các chiếc điện thoại đó, ít nhất là so với Poco X2 và Redmi K30 Pro.

Các nhà sản xuất cần phải làm chậm tốc độ thay đổi thương hiệu smartphone

Redmi K30

Các nhà sản xuất cần phải làm chậm tốc độ thay đổi thương hiệu smartphone

Poco X2

Một ví dụ khiếp đảm hơn, Huawei đã ra mắt cùng một chiếc điện thoại với 4 cái tên khác nhau vào hồi năm 2017, cụ thể là Honor 9i, Nova 2i, Maimang 6 và Mate 10 Lite.

ZTE cũng là một cái tên không quá xa lạ trong việc đổi thương hiệu quá mức. Axon 11 SE 5G còn được biết đến như là A1 Alpha 20 Plus và Blade V 2020 4G (mặc dù có thay đổi chipset). Thực tế, Axon là một cái tên đã được ZTE sử dụng rộng rãi trên thị trường toàn cầu, bao gồm các thiết bị như Axon 7, Axon 9 Pro và Axon 10 Pro.

Sự chịu đựng của người dùng cũng như các công ty

Điều buồn cười nhất: các công ty là người đầu tiên phải gánh hậu quả của việc phụ thuộc quá nhiều vào chiến lược đổi thương hiệu. Điều này sẽ mang đến nguy cơ làm người dùng thất vọng bởi các nhà sản xuất chỉ tăng sự cường điệu cho một sản phẩm đã được phát hành. Có gì thú vị khi sản phẩm cuối cùng lại chẳng thực sự mới? Điều này cũng tạo ra sự hoài nghi cho người dùng và họ có thể bị thờ ơ tuyệt đối khi thực sự làm điều đó mới mẻ.

Việc đổi thương hiệu cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Chắc chắn, họ có thể tiết kiệm tiền bằng cách tung ra cái tên mới cho một chiếc điện thoại cũ, nhưng vẫn giữ số tiền ấy mà không phát triển một chiếc điện thoại mới hướng đến một phân khúc khác trên thị trường. Nói cách khác, cả 2 chiếc điện thoại đó có nguy cơ tự dậm vào chân nhau.

Các nhà sản xuất cần phải làm chậm tốc độ thay đổi thương hiệu smartphone

Đổi tên điện thoại cũng tạo ra sự khó hiểu cho người tiêu dùng. Một người bình thường có thể thắc mắc sự khác biệt giữa 2 chiếc điện thoại dường như giống hệt nhau. Dịch vụ khách hàng cũng là một trở ngại. Bạn phải liên hệ với Honor hay Huawei? Poco hay Xiaomi?

Cập nhật cũng là một trở ngại khác liên quan đến việc đổi thương hiệu điện thoại, bởi firmware thường cần được điều chỉnh ở một mức độ nào đó cho mỗi thiết bị. Với việc các bản cập nhật Android đã trở thành một thách thức đối với ngành, khó khăn lại càng chồng chất khó khăn đối với các công ty thực hiện chiến lược này.

Việc này cũng rất khó chịu khi một số thương hiệu lại tuyên bố rằng họ hoàn toàn độc lập. Ví dụ, Poco đã công bố vào hồi đầu năm nay rằng họ là một thương hiệu độc lập. Nhưng điều này có thật hay không khi mà danh mục thiết bị của họ gần như chỉ là đổi tên và không có bất kỳ thiết bị gì mới?

Nhiều người đã chỉ trích Poco M2 Pro khi nó giống gần như 99% so với thiết bị đến từ công ty Xiaomi, dù rằng được bổ sung khả năng sạc 33W và launcher Poco không có quảng cáo. ;

Thay đổi thương hiệu trong chừng mực

Dĩ nhiên, có nhiều lý do thuyết phục để các nhà sản xuất thực hiện đổi thương hiệu điện thoại. Đổi tên điện thoại không có nghĩa chúng là chiếc điện thoại tệ hay đáng bị cách xa.

Tuy nhiên, đó chắc chắn sẽ là một kế hoạch/chiến lược sản phẩm tồi tệ khi đổi thương hiệu cho cùng 1 chiếc điện thoại đến 3-4 lần cho những khu vực khác nhau. Hành động đó đã cho thấy sự lười biếng và thiển cẩn của các nhà sản xuất.

Các nhà sản xuất ơi, hãy làm điều này một cách chừng mực. Đừng đổi tên thương hiệu bừa bãi cho những sản phẩm của mình nữa.

Minh Hùng theo Android Authority

Chủ đề khác