VnReview
Hà Nội

Sức mạnh thị trường của Google đang ảnh hưởng đến ai?

Vừa qua, Bộ Tư pháp Mỹ và 11 bang đã khởi kiện Google với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. Các cáo buộc cho rằng Google đã trở thành "cánh cửa vào mạng internet cho hàng tỉ người dùng toàn cầu", nhưng sự thành công đó dựa trên những hành vi độc quyền và không công bằng. Ngoài ra, vụ kiện này cũng là một bài kiểm tra đối với việc thực thi luật chống độc quyền của Mỹ trong xử lý các gã khổng lồ công nghệ những năm tới.

Kể từ cuối những năm 1970, các vụ chống độc quyền chủ yếu tập trung vào làm rõ tác hại đến người tiêu dùng, ví dụ như một công ty làm lũng đoạn thị trường dầu và tăng giá khí đốt bằng quyền lực của mình. Với công cụ tìm kiếm miễn phí của Google, việc xác định tác hại có thể khó khăn hơn, nhưng không hẳn là không thể. Khiếu nại đối với Google được thực hiện dựa trên vụ kiện chống độc quyền đối với Microsoft. Vụ kiện mang tính bước ngoặc này bắt đầu khi Microsoft tung ra trình duyệt miễn phí Internet Explorer (dù không được ưa chuộng lắm) để kiềm hãm đối thủ là trình duyệt trả phí Netscape Navigator, cũng như hạn chế thị trường chung.

Ảnh: Alex Castro / The Verge

Google đã phản bác cáo buộc trên, cho rằng năm 2020 đã là một kỷ nguyên mới. Trong một bài viết, Google cho biết mạng internet hiện nay "không còn là mạng quay số với kết nối chậm chạp, khó khăn từ cuối những năm 1990, khi đó thường thì bạn phải mua và cài phần mềm bằng đĩa CD-ROM. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tải phần mềm mình thích hay thay đổi cài đặt mặc định chỉ trong tích tắc, còn nhanh hơn thời gian để bạn di chuyển từ quầy này sang quầy kia trong siêu thị".

Bộ Tư pháp Mỹ đã vạch ra một loạt các luận điểm chứng minh hành vi sai trái của Google. Bộ Tư pháp cáo buộc Google đã gây xáo trộn trên các trình duyệt, thiết bị di động và các sản phẩm mới nổi như thiết bị thông minh để đảm bảo rằng "mọi điểm truy cập tìm kiếm đều chuyển hướng người dùng về một nơi: Google". Công ty này trả tiền để thay thế công cụ tìm kiếm mặc định của trình duyệt Safari trên hệ điều hành iOS (có thể đã mang lại một phần lợi nhuận khổng lồ cho Apple) và yêu cầu các nhà sản xuất điện thoại Android cài đặt sẵn tiện ích tìm kiếm của Google trên thiết bị. Trong khi đó, Chrome đang chiếm khoản 60% thị phần trình duyệt tại Mỹ giúp Google tăng thêm một lượng lớn tìm kiếm. Cáo buộc cho biết "bằng cách sử dụng các thỏa thuận phân phối, Google đã khóa chặt quy mô của mình và ngăn những công ty khác tham gia, đây là hành vi duy trì sự độc quyền một cách bất hợp pháp".

Vụ kiện lần này có thể cũng sẽ tác động đến người tiêu dùng. Cần lưu ý rằng một số công ty tìm kiếm, như start-up DuckDuckGo tập trung vào quyền riêng tư hay Neeva dựa trên đăng ký dịch vụ, có thể thu hút những người dùng mất niềm tin vào chính sách quảng cáo và thu thập dữ liệu của Google. "Hoạt động kiểm soát điểm truy cập tìm kiếm của Google có nghĩa là những công cụ tìm kiếm mới sẽ bị chối bỏ để có thể trở thành đối thủ thật sự".

Google không đồng tình với quan điểm trên, công ty này cho rằng người dùng tiếp cận sản phẩm của Google hoàn toàn chủ động, thậm chí khi họ không phải là lựa chọn đầu tiên. Ví dụ ở năm 2014, ;Mozilla sử dụng Yahoo làm thanh công cụ tìm kiếm mặc định. "Hầu hết người Mỹ đều sẽ thay đổi công cụ tìm kiếm thành Google – sự lựa chọn hàng đầu của họ", Google cho biết. Cuối cùng, Mozilla phải chấm dứt thỏa thuận trước thời hạn với lý do rằng "đó là những thứ tốt nhất cho thương hiệu của chúng tôi với nỗ lực cung cấp trang tìm kiếm chất lượng và mở rộng nội dung trải nghiệm của người dùng".

Một số người phản đối trong công ty đã đưa ra một số ví dụ phản bác, cho rằng quyết định chọn công cụ tìm kiếm Google không thật sự có lợi cho người dùng. Năm 2015, Yeld và một học giả pháp lý có tên Tim Wu đã công bố kết quả nghiên cứu đánh giá quy trình cung cấp kết quả tìm kiếm của Google kém hơn kết quả liên quan từ các trang thứ ba. Khi được cung cấp một plug-in với các kết quả thay thế, người dùng Google thường nhấn chọn vào các kết quả không phải của Google.

Sau đó, YeldTripAdvisor đã mở một trang web có tên Focus on The Users kêu gọi Google sử dụng một "quy trình nguyên bản, dựa trên thành tích" thay vì ưu tiên các sản phẩm của mình. Nếu điều này thực sự mang lại trải nghiệm tốt hơn và Google có nhiều áp lực cạnh tranh hơn thì có lẽ họ sẽ có đủ động lực để thực hiện điều đó. Theo đó, Yeld ủng hộ vụ kiện vừa qua, Luther Lowe, người phụ trách mảng chính sách công của Yeld, gọi đây là "một bước tiến lớn đầu tiên trong việc đối mặt với sự lạm dụng luật chống cạnh tranh và sự độc quyền của Google trên lĩnh vực tìm kiếm".

Nhưng có một vấn đề khác quan trọng hơn, đó là rất nhiều người muốn thay đổi tiêu chuẩn lấy người tiêu dùng làm trung tâm, họ tập trung vào một định nghĩa rộng hơn về tác hại. Và ý tưởng này đã được thúc đẩy mạnh từ đầu tháng này khi Quốc hội công bố một báo cáo về tình trạng độc quyền trực tuyến. Đa số Đảng Dân chủ kêu gọi thiết lâp một tiêu chuẩn pháp lý "được tạo ra nhằm bảo vệ không chỉ người tiêu dùng mà cả công nhân, doanh nhân, doanh nghiệp độc lập, thị trường mở, sự công bằng trong nền kinh tế và lý tưởng dân chủ".

Những người chỉ trích Google cũng đưa ra nhiều lý do cho việc khởi kiện công ty này. "Mặc dù các hoạt động chống cạnh tranh của Google làm tổn hại đến những công ty như chúng tôi, nhưng những tác động tiêu cực đến xã hội và nền dân chủ được tạo ra bởi mô hình kinh doanh dựa trên theo dõi người dùng còn tồi tệ hơn nhiều", Gabriel Weinberg, người sáng lập và CEO của DuckDuckGo, cho biết. "Việc thu thập dữ liệu vô tận, phân loại theo hành vi do Google khởi xướng và buộc truy cập thông qua công cụ tìm kiếm độc quyền của họ đã dẫn đến phân biệt đối xử, phân cực và phổ biến thông tin sai rằng đảm bảo quyền riêng tư trực tuyến là rất khó."

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp đang chờ Quốc hội thông qua luật mới để cho phép tập trung vào trường hợp đó. Theo một số báo cáo, Bộ Tư pháp cũng đang thúc đẩy vụ kiện để thông báo kết quả trước bầu cử. Vì vậy ít nhất là vụ kiện sẽ được xử lý theo luật hiện hành.

Kể cả như vậy, Charlotte Slaiman, thuộc tổ chức Public Knowledge, cho rằng các quy trình có thể thực hiện song song. "Tôi không nghĩ vụ kiện này sẽ cần bất cứ thay đổi nào trong luật chống độc quyền để thành công. Nhưng tôi nghĩ rằng Quốc hội và một vụ chống độc quyền có thể thực hiện song song cùng lúc", Slaiman cho biết. Tương tự việc Bộ Tư pháp khởi kiện Google, Quốc hội có thể có một cái nhìn tổng thể hơn về ngành công nghiệp này và có thể là sẽ thay đổi các vụ chống độc quyền trong thời gian tới.

Minh Bảo (Tham khảo The Verge)

Chủ đề khác