VnReview
Hà Nội

Vì sao chipset flagship giờ đây có lẽ chẳng còn cần thiết nữa?

Niềm đam mê với tốc độ;chắc chắn là chất xúc tác cốt lõi đằng sau những sự tiến bộ về phần cứng tính toán. Những bộ xử lý mạnh mẽ hơn không chỉ làm cho các tác vụ hiện có trở nên nhanh hơn mà còn kích hoạt nhiều tính năng mới trước đây không thể thực hiện được. Chúng mang đến những khả năng mới và cho phép phần cứng vượt xa những gì chúng được thiết kế ban đầu.

Những chipset flagship giờ đây có lẽ chẳng còn cần thiết nữa!

Phần cứng nhanh hơn, mạnh mẽ hơn cho phép điện thoại chuyển từ một thứ mà bạn được sử dụng để gọi cũng như nhắn tin thành một máy tính thu nhỏ, và biến chiếc đồng hồ, vốn chỉ để xem giờ, trở thành một chiếc smartphone thu nhỏ. Một chiếc máy tính vốn chiếm khá nhiều không gian trong căn phòng giờ đây có thể nằm gọn trong tay chúng ta.

Tuy nhiên, khi chúng ta chạm ngưỡng giới hạn của Định luật Law, rõ ràng, bất cứ sự tiến bộ nào đi xa hơn sẽ phải trả giá. Đánh đổi về mức độ tiêu thụ điện, nhiệt tỏa ta cũng như số tiền thực tế. Trong quá khứ, những sự đánh đổi này là không thể tránh khỏi. Nếu bạn muốn một trải nghiệm tính toán có thể sử dụng được, bạn sẽ phải trả giá. Tuy nhiên, khi quy trình sản xuất ngày càng nâng cao, nó có thể mang đến phần cứng đáp ứng nhu cầu của bạn và cung cấp trải nghiệm khá tốt mà không cần phải có được những thứ tốt nhất và đắt tiền nhất. Nó tốt đến mức, chúng ta chẳng cần phải nghĩ đến việc sử dụng chipset nhanh nhất, mạnh nhất cho một chiếc điện thoại, và theo một số cách, điều đó có thể gây hại nhiều hơn là lợi.

Hãy xem xét đến sự đánh đổi về điện năng. Không có định luận nào cho rằng, một bộ xử lý mạnh hơn lại cần nhiều điện năng hơn để chạy. Khi quy trình chế tạo ngày càng nhỏ và hiệu quả hơn, giờ đây, chúng lại cần ít điện hơn để cung cấp năng lượng cho cùng một lượng transistor. Nhưng dẫu điều này được chuyển giao như một cách tiết kiệm điện trên các chipset ngân sách và tầm trung cho người tiêu dùng, thì trên những chipset flagship, việc tiết kiệm điện này được tận dụng để đưa nhiều transistor vào hơn nữa. Điều đó có nghĩa là, dù chúng ta thấy mức tiêu thụ điện năng giảm dần qua từng năm, thế nhưng, các chipset flagship vẫn là thành phần ngốn điện nhất trong smartphone của chúng ta.

Trước đây, những chipset flagship này cung cấp những trải nghiệm không thể có trên các mẫu thấp cấp hơn. Rõ ràng, điều đó khiến lượng điện được "bơm" thêm cho những con chip này thật đáng giá. Nó cung cấp thêm tốc độ và nhiều tính năng mà người dùng yêu cầu. Nhưng ngày nay, hầu hết các chipset smartphone tầm trung ngày nay có thể cung cấp hiệu năng hoàn toàn có thể sử dụng được và cũng kích hoạt một loạt tính năng từ camera độ phân giải cao cho đến chơi game hay chức năng AR.

Những chipset flagship giờ đây có lẽ chẳng còn cần thiết nữa!

LG Wing vẫn có thể "gánh" khả năng đa tác vụ với mỗi con chip Snapdragon 765G

Một ví dụ tuyệt vời cho điều này đó chính là chipset Qualcomm Snapdragon 765G, vốn được sử dụng trên nhiều thiết bị, chẳng hạn như OnePlus Nord, LG Wing, Google Pixel 5 hay Vivo X50 Pro. Trong tất cả những chiếc điện thoại đó, hiệu năng của chipset này hoàn toàn phù hợp và có lẽ, họ không bỏ lỡ bất kỳ thứ nào mà không có chipset flagship.

Những yêu cầu về năng lượng cho chipset này ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế của phần còn lại trong smartphone. Những chiếc smartphone Android bắt đầu trở nên lớn hơn, không hẳn do mọi người muốn chúng mà là vì họ không có lựa chọn nào khác. Các chipset mạnh mẽ hơn sẽ đòi hỏi những chiếc điện thoại này cần phải có viên pin lớn hơn, thế nên, toàn bộ điện thoại sẽ dần phình to ra.

Đó là lý do chính tại sao Android hiếm khi có những chiếc smartphone flagship nhỏ gọn. Bản chất ngốn năng lượng của các bộ xử lý khiến bạn phải có một viên pin lớn để cung cấp thời lượng pin có thể sử dụng được. Điều này không hề phù hợp với một chiếc điện thoại nhỏ.

Apple chủ yếu giải quyết vấn đề này bằng cách tự thiết kế phần cứng và phần mềm riêng. Việc tích hợp tất cả như vậy đã giúp công ty tiến xa hơn các đối thủ cạnh tranh và tiếp tục duy trì kích thước nhỏ cho thiết bị mà vẫn đảm bảo sức mạnh. Tuy nhiên, Apple là một ngoại lệ trong trường hợp này và rất ít công ty có thể sánh ngang với những gì mà họ có thể làm trong lĩnh vực này.

Một sự đánh đổi khác cho tốc độ là nhiệt. Nếu đưa rất nhiều mức tiêu thụ điện bên trong một con chip silicon mà không thực hiện bất kỳ công việc vật lý nào thì chỉ có một thứ mà năng lượng có thể chuyển thành, đó là nhiệt.

Trên thực tế, việc làm mát hệ thống cũng quan trọng như hiệu năng tổng thể của máy tính. Nếu không làm mát tất cả các thành phần đúng cách, nó sẽ dấn đến tình trạng quá nhiệt, khiến hiệu suất bị giảm đi. Với việc không làm mát các thành phần một cách chính xác, bạn thực sự nhận được hiệu năng thấp hơn so với khả năng của phần cứng mà bạn trả cho nó. Thế nên, khi máy tính có hiệu năng mạnh mẽ hơn, nó cũng cần phải đi kèm một bộ làm mát to lớn và hiệu quả hơn nhiều. Đó là lý do tại sao những chiếc máy tính desktop luôn tốt hơn laptop khi xử lý khối lượng công việc nặng, bởi chúng có hệ thống tản nhiệt tốt hơn và có thể tiếp tục hoạt động ở tốc độ tối đa.

Những chipset flagship giờ đây có lẽ chẳng còn cần thiết nữa!

Có lẽ bạn phải cần đến một bộ tản nhiệt to như thế này để làm mát hệ thống

Nhưng khi các thành phần bên trong smartphone trở nên mạnh mẽ hơn, chúng ta lại chẳng thấy một sự cải thiện tương tự nào về khả năng làm mát. Những bộ xử lý flagship hiện tại có đủ khả năng để đưa vào một chiếc máy tính. Nhiều trong số chúng đã làm điều đó. Các bộ xử lý Microsoft SQ được tích hợp vào cỗ máy Surface Pro X mới nhất chỉ là những con chip smartphone flagship đã trải qua một số tinh chỉnh nhỏ. Chiếc máy Mac mini mà Apple sử dụng để trình diễn bài phát biểu WWDC 2020 cũng chạy con chip A13X từ iPad Pro. Rõ ràng, đó không phải là những bộ xử lý chậm chạp.

Nhưng bất chấp khả năng mạnh mẽ, chúng thường được đặt bên trong những bộ khung sườn nhỏ bé, không có hệ thống thông gió hoặc làm mát chủ động và được bọc quanh bởi các bộ phận nóng khác. Tất cả những gì chúng phải làm để tản nhiệt là một miếng đồng nhỏ, có kích thước khoảng 5cm.

Với mức nhiệt giới hạn này, những nhà sản xuất smartphone chỉ còn 2 lựa chọn: hạ xung những thành phần này để chúng không bao giờ phát huy hết tiềm năng, hoặc chỉ chạy ở tốc độ cao trong một khoảng thời gian ngắn. Hầu hết các nhà sản xuất sẽ làm cả hai.

Những chipset flagship giờ đây có lẽ chẳng còn cần thiết nữa!

Galaxy Note 20 Ultra sử dụng các miếng than chì để truyền nhiệt vào khung nhôm (Ảnh: iFixit)

Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không nhận được những gì mà bạn đã trả tiền. Điện thoại có một bộ xử lý có thể dễ dàng "nhét vào" một chiếc máy tính, nhưng lại bị giới hạn chậm lại để chiếc điện thoại không bị tan chảy. Nó cũng chỉ được phép chạy ở tốc độ đã giảm đó trong một thời gian ngắn, sau đó sẽ bị kéo xuống chậm hơn nữa, bởi ngay cả những nhiệt độ đó cũng quá cao trong một thân hình nhỏ bé, và sẽ luôn được bao bọc bởi bàn tay đầy mồ hôi của người dùng.

Giải pháp hợp lý duy nhất đã được đưa vào để xử lý phần nhiệt này đến từ các công ty như Asus, vốn không chỉ tạo ra một chiếc điện thoại khổng lồ để giải quyết cả vấn đề về điện năng lẫn nhiệt cùng một lúc, mà còn cung cấp một chiếc quạt nhỏ bên trong nhằm tản nhiệt chủ động hơn. Đây không phải là một giải pháp thiết thực nhất cho smartphone nhưng lại hiệu quả nhất để nhiệt thoát ra. Nếu muốn có một chipset hàng đầu, bạn phài làm mát nó đúng cách, nếu không, bạn chỉ đang lãng phí tiền.

Những chipset flagship giờ đây có lẽ chẳng còn cần thiết nữa!

Có lẽ, một chiếc điện thoại to như thế này mới có thể làm cho hệ thống tản nhiệt hiệu quả 

Những chipset bình dân và tầm trung thường không gặp phải vấn đề này. Chúng có được tất cả những cải tiến trong quy trình sản xuất và thu nhỏ die. Do có die nhỏ hơn, chúng có thể tiêu thụ ít năng lượng hơn và tạo ra ít nhiệt hơn. Bạn sẽ hiếm khi thấy một chiếc điện thoại sở hữu chipset tầm thấp hoặc tầm trung bị quá nhiệt, ngay cả khi chạy hết công suất vì nó không yêu cầu quá nhiều điện năng.

Chúng ta có thể ví những con chipset flagship như việc lái một chiếc siêu xe, trong khi những chipset tầm trung lại giống như một chiếc hot hatch. Một bên yêu cầu rất nhiều nguồn, hầu hết trong số đó không thể sử dụng được, ngoài một số tình huống nhất định, trong khi bên kia cho phép bạn tận dụng tối đa nó trong việc sử dụng hàng ngày. Cả 2 đều có thể thú vị theo cách của riêng mình, chỉ là cái kia lại thực tế hơn.

Những chipset flagship giờ đây có lẽ chẳng còn cần thiết nữa!

Snapdragon 765G có lẽ đã quá đủ cho hầu hết các tác vụ thường ngày

Phần lớn của trải nghiệm người dùng cũng phụ thuộc vào những thứ khác, chẳng hạn như cải thiện tối ưu hóa phần mềm, màn hình tần số quét cao, bộ nhớ và lưu trữ nhanh cũng như kết nối mạng nhanh hơn. Những thứ này đóng góp rất nhiều vào hiệu năng tổng thể của một thiết bị, đặc biệt là việc sử dụng cho các ứng dụng hàng ngày. Những tính năng này ngày càng phổ biến trên smartphone tầm trung, và là lý do lớn khiến chúng ta không còn cảm thấy cần phải có những con chip mạnh mẽ nhất. Thực tế, trong hầu hết mọi tình huống, một con chip mạnh mẽ hơn lại cung cấp ít hơn và chỉ thực sự hữu dụng trong việc thực hiện các nhiệm vụ nặng nề năng. Đấy là chưa kể trường hợp hiệu năng bị kéo xuống khi đạt mức giới hạn nhiệt độ.

Vấn đề cuối cùng là chi phí. Chắc chắn, những bộ xử lý flagship sẽ có chi phí sản xuất đắt đỏ hơn. Đối với những công ty không thiết kế và chế tạo chip riêng, chi phí này thậm chí còn cao hơn. Snapdragon 865 được cho là có giá khoảng 160 USD khi mua kèm modem, đắt hơn ngay cả với những chipset thế hệ tiếp theo. Chipset mạnh chỉ là một nửa trong câu chuyện này, bởi sau đó, bạn sẽ phải xây dựng toàn bộ hệ thống xung quanh để hỗ trợ cho nó, bao gồm cả việc tản nhiệt.

Những nhà sản xuất đã cố gắng tạo ra những chiếc điện thoại về cơ bản là sở hữu một chipset mạnh mẽ trong thân hình điện thoại giá rẻ. Đó là những gì mà OnePlus One ban đầu đã làm khi ra mắt vào năm 2014. Xiaomi cũng cố gắng làm điều tương tự với Poco F1. Vấn đề là, những thử nghiệm ngày thường không hiệu quả, vì bạn vẫn phải trả một phần khá lớn cho chipset, và sau khi giảm tất cả những thành phần khác xung quanh nó, bạn sẽ có một trải nghiệm smartphone kém hiệu quả. Kể từ đó, cả Xiaomi lẫn OnePlus đều phải sản xuất nhiều smartphone truyền thông hơn, với mức giá cao hơn và bộ tính năng trở nên cân bằng hơn.

Những chipset flagship giờ đây có lẽ chẳng còn cần thiết nữa!

OnePlus Nord

Mặt khác, những chiếc smartphone như OnePlus Nord lại cho thấy rằng bạn hoàn toàn có thể đảo ngược công thức đó và nó vẫn hoạt động. Một chiếc điện thoại vừa đủ tốt, sở hữu bộ tính năng mạnh mẽ của một chiếc smartphone gần như cao cấp, nhưng chipset tầm trung vẫn có thể cung cấp trải nghiệm tổng thể thực sự tuyệt vời mà không cần phải đánh đổi theo bất kỳ cách nào. Và do thành phần cốt lõi không tốn quá nhiều yêu cầu đi kèm, tính kinh tế cũng được trả về mức độ tốt hơn.

Việc đi kèm nhiều thành phần đắt tiền sẽ khiến giá niêm yết tăng lên, và khi gộp thêm tất cả các chi phí khác, những nhà sản xuất phải chật vật với việc bổ sung thêm nhiều tính năng để biện minh cho điều đó. Đó là lý do tại sao những chiếc điện thoại OnePlus mới lại có giá đặt hơn. Các thành phần được đưa vào bên trong chúng đã đắt đỏ hơn so với những gì có trên phiên bản năm 2014. Do đó, OnePlus không còn có thể tiếp tục bán những chiếc điện thoại với giá 300 USD khi chỉ riêng bộ xử lý đã có giá bằng 1 nửa.

Dĩ nhiên, một phần lớn chi phí ngày nay cũng đến từ việc các nhà sản xuất thiết bị và nhà mạng đang cố gắng đưa 5G đến chúng ta. Nhưng bài viết này sẽ không đề cập đến nó.

Những chipset flagship giờ đây có lẽ chẳng còn cần thiết nữa!

Tóm lại, những chipset flagship ngày nay đều mang lại giá trị thấp hơn rất nhiều so với cách đây vài năm. Điều này hầu hết là do các chip tầm trung hiện nay đã đủ tốt, mang lại hiệu năng sử dụng cao hơn mà không phải chịu những đánh đổi về điện năng cũng nhiệt. Một chipset flagship vẫn sẽ rất tốt nếu bạn chi tới 1.000 USD cho một chiếc điện thoại, hoặc nếu bạn mua một chiếc tablet với ý định hoàn thành một số công việc nặng nề, miễn là chúng được làm mát đầy đủ. Nhưng đối với hầu hết các mục đích sử dụng hàng ngày của chúng ta, chúng quá ngốn điện, nóng và đặt tiền. Thành thật mà nói, chúng gần như chẳng cần thiết.

Minh Hùng theo GSM Arena

Chủ đề khác