VnReview
Hà Nội

Lợi nhuận của Vingroup tăng gấp đôi nhờ bất động sản, xe hơi và smartphone

Tập đoàn Vingroup mới đây đã báo cáo mức lợi nhuận tăng 102% trong quý thứ ba sau khi thành công với 3 dự án bất động sản thành công và sự tăng trưởng đến từ các công ty con sản xuất xe và smartphone.

Mức lợi nhuận trước thuế của tập đoàn Vingroup là 3,6 ngàn tỷ đồng, tăng 42% so với năm ngoái và lợi nhuận ròng sau thuế của công ty ước đạt 1,4 ngàn tỷ đồng, tăng 102% so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, tổng tài sản của Vingroup hiện đạt 430 ngàn tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ.

Cụ thể, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt được con số ấn tượng trên nhờ doanh số bán nhà tại ba dự án nhà ở trong suốt quý 3/2020 cộng với doanh số từ hai công ty con sản xuất xe hơi VinFast và công ty sản xuất smartphone VinSmart.

Trong quý vừa qua, công ty con Vinhomes đã bán được 2.400 căn hộ trong dự án nhà ở Vinhomes Grand Park tại TP. Hồ Chí Minh chỉ trong vòng 3 ngày và thiết lập nên kỷ lục bán nhà mới. Doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản của công ty trong quý 3/2020 đạt khoảng 25,9 ngàn tỷ đồng, tăng 169% so với năm ngoái và doanh thu từ cho thuê bất động sản đạt 1,78 ngàn tỷ đồng.

Ralf Matthaes, sáng lập gia công ty tư vấn Infocus Mekong Research tại TP. Hồ Chí Minh cho biết: "Lĩnh vực bất động sản của họ đang hoạt động rất tốt. Họ có những bất động sản với giá siêu rẻ nhưng lại đang bán với giá siêu cao cấp". Matthaes cũng cho biết thêm, tập đoàn đang dần trở thành một "thương hiệu thống trị" trong lĩnh vực bất độngt sản tại Việt Nam trong thập kỷ qua.

Chưa hết, VinFast, một công ty con khác của Vingroup đã đạt kỷ lục bán 3.600 xe chỉ trong tháng 9. Thậm chí sau khi tung ra mẫu hạng sang SUV President, hãng đã bán được 100 chiếc trong cùng tháng đó.

Công ty chuyên về lĩnh vực smartphone và các thiết bị điện tử VinSmart đã giới thiệu ba mẫu smartphone mới trong quý 3 và mẫu Vsmart Live 4 đã bán được hơn 14.000 ngàn chiếc chỉ trong 10 ngày đầu tiên.

Doanh thu thuần hàng quý của Vingroup tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng lên 35,9 ngàn tỷ đồng. Năm ngoái, doanh thu của tập đoàn là 31,5 ngàn tỷ đồng. Trong đó doanh thu bán bất động sản tồn kho đạt 26 ngàn tỷ đồng.

Doanh thu từ mảng khách sạn và giải trí của tập đoàn giảm 54% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 1,2 ngàn tỷ đồng do lệnh đóng cửa biên giới của chính phủ áp dụng từ hồi đầu năm nay và các hạn chế nhập cảnh, du lịch trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Việc ngừng kinh doanh ở 4 tỉnh miền Trung sau khi đại dịch Covid-19 quay trở lại vào tháng 7 đã ảnh hưởng đến nhiều trung tâm mua sắm, khách sạn và khu phức hợp giải trí của Vingroup. Nhưng mọi thứ đã trở lại bình thường trong tháng 9. Sự phục hồi về du lịch nội địa đã phần nào giúp phân khúc khách sạn và giải trí có sự phục hồi khi Vinpearl dần mở lại các cơ sở du lịch và nghỉ dưỡng sang trọng.

Doanh thu năm 2019 của Vingroup rơi vào khoảng 5,5 tỷ USD. Trong khi đó theo ước tính của Forbes, chủ tịch Phạm Nhật Vượng đang có khối tài sản ròng ước tính khoảng 6,5 tỷ USD (khoảng 150 ngàn tỷ đồng). Ông cũng hiện đứng thứ 286 trong danh sách những người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes.

Cơ cấu doanh thu của Vingroup phần nào phản ánh xu hướng kinh tế rộng mở, hướng tới nhiều ngành công nghệ cao của Việt Nam. Quốc gia Đông Nam Á cũng đặt kỳ vọng sẽ có tốc độ tăng trưởng nhẹ trong năm nay và tăng trưởng 6,5 % vào năm 2021 bất chấp các tác động của đại dịch Covid-19.

Việc sớm kiểm soát được đại dịch Covid-19 từ sớm dù đã hai lần trải qua các đợt bùng phát dịch đã tạo tiền đề giúp Việt Nam có được những bước đi tiếp theo mà không còn lo tới gánh nặng y tế.

Từ lâu Việt Nam đã được coi là một giải pháp thay thế các trung tâm sản xuất đặt tại Trung Quốc. Tuy đại địch đang khiến các đơn hàng xuất khẩu đi các quốc gia khác còn dịch gặp khó khăn nhưng nó không khiến động lực xuất khẩu của Việt Nam gặp ảnh hưởng quá lớn.

Tiến Thanh (Theo Forbes)

Chủ đề khác