VnReview
Hà Nội

Trước sức ép của Mỹ, liệu Trung Quốc có thể tự chủ công nghệ trong tương lai?

Suốt nhiều năm nay, nhờ động lực trong cuộc chạy đua trở thành cường quốc công nghệ đứng đầu thế giới với Mỹ, Trung Quốc đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong hàng loạt lĩnh vực khoa học kỹ thuật, trong đó đặc biệt phải kể đến ngành công nghiệp bán dẫn.; 

VnReview.vn lược dịch bài viết của trang Financial Times về tiềm năng và thách thức của ngành bán dẫn Trung Quốc trong tương lai.

Song sự phát triển nhanh chóng của bốn yếu tố bao gồm thị trường tiêu dùng công nghệ, nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, chương trình siêu máy tính và tổ chức quân đội cũng đã tạo ra một nhu cầu lớn về linh kiện bán dẫn khiến đất nước tỷ dân phải đẩy mạnh đầu tư vào nền công nghiệp tỷ đô này.

Tiến bộ trong AI, thị trường công nghệ, chương trình siêu máy tính và xây dựng quân đội đã thúc đẩy nhu cầu về chất bán dẫn ở Trung Quốc

Tính đến hiện tại, Bắc Kinh đã rót hơn 100 tỷ USD tiền vốn hoạt động cho các doanh nghiệp ngành bán dẫn, nổi tiếng có thể kể đến công ty Quốc tế Sản xuất Bán dẫn Thượng Hải (SMIC). Tận dụng khoản đầu tư khổng lồ, SMIC cùng nhiều cùng công ty trong ngành mau chóng chi tiền nâng cấp toàn bộ nhà máy từ nhân lực, máy móc đến công nghệ để phục vụ cho dây chuyền sản xuất mới. Kết quả, vào năm ngoái, sản xuất bán dẫn tại Trung Quốc không chỉ ghi nhận mức doanh thu kỷ lục gần 113 tỷ USD mà còn có một số tập đoàn lớn vươn lên nằm trong top đầu những nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới.

Theo Financial Times, dẫu có một nền công nghiệp bán dẫn lớn mạnh trong nước nhưng đa số các công ty công nghệ Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn cung chip từ Mỹ. Tuy nhiên, sự kiện chính quyền ông Trump ban hành lệnh trừng phạt đối với hàng loạt công ty Trung Quốc, đứng đầu là Huawei do lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia đã khiến mảng bản dẫn của các công ty này lâm vào tình trạng thiếu hụt linh kiện trầm trọng. Bộ Thương Mại Mỹ cấm tất cả nhà sản xuất chip sử dụng công nghệ của nước mình cung cấp chipset cho những tập đoàn công nghệ Trung Quốc bị liệt vào danh sách đen.

Để đáp trả cũng như xóa bỏ sự lệ thuộc vào ngành bán dẫn của Mỹ, Trung Quốc đang lên kế hoạch tự xây dựng một đế chế sản xuất linh kiện bán dẫn. Mặc dù lĩnh vực bán dẫn ở Trung Quốc hiện có những thành tựu nhất định nhưng hầu hết các công ty đều bán chipset sản xuất trên tiến trình công nghệ "lỗi thời", loại vi xử lý trang bị được cho smartTV, trạm gốc viễn thông chứ không phải smartphone.  Ngay cả SMIC cũng vậy, tập đoàn này chỉ cung cấp dịch vụ sản xuất vi mạch (IC) tích hợp trên công nghệ quy trình 350nm đến 14nm. Do đó, trong nỗ lực phục hồi lại lợi nhuận từ thị trường smartphone đầy tiềm năng, Trung Quốc yêu cầu một cuộc cải cách toàn diện từ công ty bán dẫn trong nước.

Các công ty bán dẫn Trung Quốc chưa thể theo kịp công nghệ sản xuất chip hiện nay

Tuần trước, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã đưa ra lời kêu gọi đối với các nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn như Huawei và SMIC trong chiến lược "xóa bỏ giới hạn phát triển kinh tế bằng việc tự tạo ra nguồn cung công nghệ trong nước". Trung Quốc cho rằng nếu thực hiện chính sách này tốt thì đến năm 2025, họ có thể tăng tỉ lệ sản phẩm bán dẫn tự sản xuất trong nước lên 70%, gấp 3 lần con số hiện nay. Dẫu vậy, khi mà nhiều hãng công nghệ lớn đang phải liên tục gánh chịu những đòn trừng phạt mới từ Mỹ, Trung Quốc khó có thể dễ dàng đạt được mục tiêu này.

Động thái gần đây nhất mà Mỹ nhắm đến Huawei trong việc thi hành sắc lệnh kép là hành động chặn tất cả lô hàng chip sử dụng dây chuyền sản xuất trên công nghệ của nước này và cả linh kiện bán dẫn từ các công ty Trung Quốc cung cấp cho Huawei nếu chưa được bộ Thương Mại Mỹ cấp giấy phép. Đây không chỉ là đòn giáng mạnh vào các kế hoạch phát triển của hãng smartphone Trung Quốc mà còn đe dọa sự tồn tại của công ty HiSilicon, nhà thiết kế chip lớn nhất Trung Quốc sở hữu bởi Huawei. Tháng trước, Nhà Trắng còn một áp đặt hạn chế khác lên SMIC, qua đó, mọi hoạt động xuất khẩu của "ông lớn" ngành bán dẫn này phải chịu kiểm soát của Mỹ.

Chưa kể, công nghệ máy móc của Trung Quốc hiện vẫn chưa đủ để sản xuất chip cho smartphone trên các tiến trình tiến tiến như 7nm, 5nm, trong khi đó, Mỹ lại là quốc gia đứng đầu ở lĩnh vực bán dẫn khi nắm giữ hầu hết thị phần trong chuỗi cung ứng chip điện thoại. Điều này càng khiến tham vọng tự chủ công nghệ cũng như tự phát triển chip của Trung Quốc trở nên xa vời. Mặc dù các công ty bán dẫn ở Trung Quốc có nhiều tiềm năng phát triển và nguồn tài chính dồi dào, nhưng do chỉ mới "chớm nở" vài năm gần đây nên sức cạnh tranh của họ với các nhà sản xuất chip đến từ Mỹ gần như là không có. 

Công nghệ của Mỹ vẫn đang thể hiện sức mạnh vô đối

Mặt khác, các nhà phân tích tại Jefferies lại tin rằng kế hoạch "tự chủ công nghệ" mà Trung Quốc vừa đề ra tạo đà rất lớn để những nhà sản xuất thiết bị lớn của họ như Naura, AMEC và ACMR cải tiến công nghệ và nâng cao tay nghề trong chế tạo linh kiện bán dẫn. Theo ước tính của Jefferies, tổng số tiền mà các nhà sản xuất chip Trung Quốc sẽ chi từ 2021 đến 2026 cho siêu chu kỳ nâng cấp này sẽ vào khoảng 100 tỷ USD.

Tuy nhiên, bất chấp việc Trung Quốc thúc đẩy nội địa hóa, một số nhà sản xuất chip có nguồn vốn chủ yếu từ các hoạt động "vòi tiền" chính quyền Bắc Kinh, trong đó có cả SMIC tuyên bố rằng họ vẫn ưu tiên sử dụng trang thiết bị, phần mềm và công nghệ của các công ty nổi tiếng tại Mỹ như Lam Research, KLA-Tencor, Tokyo Electron của Nhật Bản hay ASML của Hà Lan. "Mỗi khi các nhà sản xuất chip Trung Quốc tiến hành một chiến lược mới nào đó, họ đều bắt đầu trong hứng khởi nhưng lại kết thúc trong bế tắc", Giám đốc điều hành chuỗi cung ứng nước ngoài của SMIC cho biết.

Thêm vào đó, theo Financial Times, để thực hiện được dự án này thì Trung Quốc vẫn cần máy móc sản xuất từ nhiều công ty công nghệ khác nhau vì thiết bị dự trữ của họ không đủ cho cả ngành bán dẫn sử dụng. Thậm chí, đối với một số chip yêu cầu công nghệ đặc biệt phức tạp, đất nước tỷ nhân sẽ phải nhập phần cứng hoàn toàn từ ASML, Tokyo Electron hay thậm chí mua phế liệu của Mỹ mới có thể sản xuất được.

Theo Douglas Fuller, chuyên gia trong ngành chip Trung Quốc tại Đại học Thành phố Hồng Kông, trong nỗ lực giải quyết vấn đề về thiếu hụt trang thiết bị hiện đại cho kế hoạch tự chủ công nghệ, Trung Quốc thu thập được một phát hiện đáng giá từ cuộc nghiên cứu ngành công nghiệp tư nhân Mỹ, được biết, đây được cho thứ sẽ giúp Trung Quốc lách luật và vượt qua các bước kiểm soát xuất khẩu của Washington để có thể sử dụng công nghệ Mỹ một cách hợp pháp. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định rằng chính quyền ông Trump chắc chắn sẽ có những động thái ngăn chặn quyết liệt việc làm này của Trung Quốc. Cuối cùng, các chuyên gia trong ngành nhận xét rằng trong cuộc chiến công nghệ lâu dài với Mỹ, Trung Quốc vẫn còn nhiều hướng đi cho kế hoạch tự chủ của mình nhưng hiện họ đang "chật vật" thật sự.

Chí Tôn

Chủ đề khác