VnReview
Hà Nội

Lý do phía sau Qualcomn mua dự án khởi nghiệp về CPU của cựu kĩ sư Apple 1,4 tỷ đô

Mới đây, Qualcomn đã thông báo sẽ mua lại NUVIA với giá là 1,4 tỷ USD, đây là dự án khởi nghiệp có sự góp mặt của một những "cựu binh" đã từng góp sức vào phát triển nhân CPU hiệu năng cao của Apple.

Qualcomn chi 1,4 tỷ USD để thâu tóm dự án khởi nghiệp về CPU của cựu kĩ sư Apple

Thương vụ này sẽ mang lại những thay đổi quan trọng đối với tương lai của lĩnh vực điện toán hiệu năng cao cho cả thiết bị di động lẫn laptop, đồng thời hứa hẹn đưa Qualcomn trở lại thị trường máy chủ.

Ban đầu, NUVIA được thành lập vào tháng 2/2019 và công khai hoạt động vào tháng 11 cùng năm. Dự án khởi nghiệp này được xây dựng bởi Gerard Williams III, John Bruno và Manu Gulati, họ đều là những người có thời gian dài công tác trong ngành này và đã thu được nhiều kinh nghiệm sau khi phục vụ cho Google, Apple, Arm, Broadcom và AMD.;

Trong đó, Gerard Williams III chính là cựu kiến trúc sư trưởng của Apple trong suốt hơn một thập kỉ. Ông là kiến trúc sư chính phụ trách việc thiết kế toàn bộ CPU của Apple tới tận dòng nhân Lighting có trên chip A13, thậm chí con chip A14 và nhân Firestorm có trên Apple M1 cũng có thể đã được phát triển với sự dẫn dắt của ông.

NUVIA đã thành công trong việc lôi kéo nhân tài từ nhóm thiết kế CPU của nhiều công ty khác nhau. Họ đã dự kiến rằng mình sẽ bước chân vào lĩnh vực điện toán hiệu năng cao và thị trường doanh nghiệp với một SoC và CPU "Phoenix" hoàn toàn mới cho thị trường máy chủ.

NUVIA đặc biệt khẳng định rằng thiết kế của mình, một khi được tung ra thị trường, có thể bỏ xa những đối thủ khác về cả hiệu năng thuần lẫn hiệu suất sử dụng năng lượng. Những khẳng định thế này thường sẽ thu hút phần lớn sự hoài nghi từ thị trường, song những thành công mà CPU của Apple gặt hái được đang khẳng định tài năng của đội ngũ thiết kế, tạo thêm niềm tin và sự tin cậy cho công ty này khi so với các dự án khác.

Với vai trò mới bước chân vào thị trường của mình, công ty này sẽ phải trải qua một trận chiến kéo dài trước những tên tuổi đã được khẳng định từ trước đó, và dù là họ nắm trong tay nhân tài lẫn công nghệ, thì đây không thể là chiếc vé chắc chắn dẫn họ tới thành công.

Những khả năng và lợi ích mới mà Qualcomn có thể nhận được

Việc Qualcomn chi hẳn 1,4 tỷ USD để mua lại công ty này chính là sự chứng thực cho tài năng và khẳng định của NUVIA, và đây có thể đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng trong ngành công nghiệp này mà chủ yếu là việc các công ty liên kết với nhau để tạo ra thành quả mà họ không thể đạt được khi làm việc đơn lẻ.

Dưới góc nhìn của Qualcomn, đây là thương vụ vừa ngọt vừa đắng sau khi họ phải trải qua thất bại mang tên Centriq hồi năm 2018, lĩnh vực kinh doanh đã khiến công ty này phải cắt giảm một lượng lớn nhân lực thuộc lĩnh vực data-center.

Trước đó vài năm, nỗ lực tùy biến CPU cho thiết bị di động của họ đã bị bỏ dở, dù rằng Arm vẫn liên tục tạo ra được những cải tiến về mặt hiệu năng, năng suất tiêu thụ và kích thước cho nhân Cortex của mình. Khi ấy, Qualcomn vẫn duy trì một nhóm chuyên tùy biến vi kiến trúc CPU cho SoC máy chủ. Nhóm này về sau rồi cũng tan rã, Qualcomn đã mất đi khả năng để tự thiết kế các tùy bản vi kiến trúc CPU cũng như tạo ra áp lực cạnh tranh với đối thủ.

Giờ đây, thương vụ mua lại NUVIA của Qualcomn đã cho phép họ tận dụng những thành quả ban đầu của dự án khởi nghiệp này trong lĩnh vực máy chủ, nó thậm chí còn có thể giúp tái sinh tham vọng khổng lồ của họ về thị trường này, có thể nói đây sẽ là cơ hội thứ hai cho Qualcomn. Tuy vậy ta cũng phải nhấn mạnh rằng trong thông cáo báo chí về thương vụ này, họ không hề đề cập tới kế hoạch về thị trường doanh nghiệp hay máy chủ.

Bên cạnh thị trường doanh nghiệp, bước chuyển dịch này còn mang tới những hệ quả lớn tới khu vực hàng tiêu dùng bởi Qualcomn khẳng định rằng những thiết kế CPU của NUVIA có thể sẽ được xuất hiện trên những mẫu điện thoại flagship và thế hệ laptop tiếp theo, cũng như những ứng dụng khác của ngành công nghiệp.

Về bản chất, Qualcomn đang tìm cách tận dụng CPU của NUVIA để thay thế CPU Cortex và tạo ra những lợi thế cạnh tranh dưới dạng hiệu năng xử lí. Đây chính là một lí do quan trọng của thương vụ này, bởi nó đồng nghĩa với việc Qualcomn có đủ tự tin rằng thiết kế và lộ trình của NUVIA có đủ sức cạnh tranh hoặc vượt qua những gì mà Arm đang mang lại.

Ngoài ra còn hai khía cạnh khác mà Qualcomn cũng cân nhắc khi mua lại NUVIA. Đầu tiên là kế hoạch mua lại Arm của Nvidia. Mua lại NUVIA sẽ giúp Qualcomn giữ được phần tự chủ và an toàn cho lộ trình sản phẩm trong tương lai của công ty này, phòng khi Nvidia muốn thực hiện những thay đổi lớn về hình thức cấp quyền sử dụng sản phẩm trí tuệ cho CPU.

Hai là việc Apple từ bỏ kiến trúc x86 để sử dụng SoC Apple Silicon dựa trên nhân CPU của Arm cùng với kế hoạch chuyển dịch hoàn toàn sang nền tảng mới của công ty này đã giúp hệ sinh thái Arm tạo ra một bước tiến mạnh mẽ. Trong khi đó, cùng sử dụng nhân Cortex của Arm nhưng thiết kế của con chip Snapdragon cho laptop của Qualcomn lại chẳng thể cạnh tranh với chip Apple. Về bản chất, Qualcomn có thể coi thương vụ với NUVIA là một khoảng cược khổng lồ dài hạn nhằm thiết lập vị thế là một nhà cung cấp chip Arm lớn cho thị trường này, đồng thời là một lựa chọn thay thế cho sản phẩm của Apple. Trước đây, NUVIA đã từng bình luận rằng đây có thể là một mục tiêu dài hạn khả thi nằm ngoài sự tập chung của họ vào lĩnh vực máy chủ, song điều này có thể thay đổi nhờ vào việc Qualcomn mua lại công ty này.

Có thể nói, việc mua lại NUVIA sẽ giúp Qualcomn mở rộng triển vọng của mình ở thị trường di động và laptop tiêu dùng. Về dài hạn, họ còn có thể hồi sinh tính cạnh tranh cho những sản phẩm của công ty. Quả thực, tác động của những kế hoạch này lên thị trường tương lai rất đáng để chúng ta phải mong chờ.

Trung ND theo Anandtech

Chủ đề khác