VnReview
Hà Nội

TCL tìm cách trở thành công ty gia dụng toàn diện

Nhà sản xuất TV Trung Quốc, TCL, đang tìm cách thâu tóm Guangdong Homa Appliances, một công ty sản xuất tủ lạnh nội địa;khá lớn.

Nhà sản xuất TV Trung Quốc TCL đang cố gắng

TCL đã nắm trong tay 20% cổ phần Homa Appliances. Cổ phiếu của Homa Appliances đã bắt đầu tăng trong đầu năm nay. Động thái đa dạng hóa danh mục đầu tư mảng kinh doanh này của TCL nhằm đáp ứng những thay đổi cơ bản trong môi trường kinh doanh. Sau nhiều năm tăng trưởng nhanh chóng nhờ vào thị trường nội địa rộng lớn, các nhà sản xuất thiết bị gia dụng Trung Quốc đang chịu áp lực mạnh mẽ trong việc mở rộng sang những lĩnh vực kinh doanh và thị trường mới.

Li Dongsheng, Chủ tịch TCL Electronics, bộ phận cốt lõi của Tập đoàn TCL, gọi Homa Appliances là "một công ty cực kỳ cạnh tranh" và gợi ý rằng tập đoàn sẽ tiếp tục tích lũy cổ phiếu của Homa trong những tháng tới.

Tập đoàn điện tử TCL đã mua lại của phần của mình trong Homa Appliances thông qua Huizhou TCL Home Appliances Group, một công ty con chuyên sản xuất những thiết bị điện gia dụng như tủ lạnh và máy giặt. TCL đã chi hơn 152 triệu USD để mua cổ phiếu của Homa Appliances.

TCL muốn bổ sung ngành hàng của Homa Applicanes vào danh mục đầu tư (ảnh: CantonFair)

Homa Appliances được thành lập vào năm 2002 bởi Cai Shier, vốn có nhiều năm làm việc cho các nhà sản xuất khác nhau trong ngành. Công ty này chuyên thiết kế và sản xuất tủ lạnh cho các hãng khác, được ví như "Foxconn ngành tủ lạnh".

Năm 2019, Homa Appliances đạt doanh thu 7,3 tỉ NDT. Dẫu vậy, con số này thấp hơn khá nhiều so với những gã khổng lồ thiết bị gia dụng khác đến từ Trung Quốc, chẳng hạn như Haier Group với mức doanh thu khoảng 30 tỉ USD từ tủ lạnh và các thiết bị khác. Nhưng 80% doanh thu của Homa Appliances đến từ nước ngoài. Tỉ lệ này cao hơn kha khá so với hầu hết các đối thủ tại Trung Quốc.

Theo Huajing Research, một công ty nghiên cứu thị trường, số lượng tủ lạnh mà Homa bán ngoài thị trường Trung Quốc trong năm 2019 nhiều hơn bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào trong nước, chiếm hơn 1/5 tổng số tủ lạnh có xuất xứ Trung Quốc được bán ra nước ngoài.

Nhà sản xuất TV Trung Quốc TCL đang cố gắng

Trái ngược với Homa, TCL chủ yếu sản xuất các thiết bị điện tử "có lớp vỏ màu đen" như TV hay màn hình LCD. TCL không phải là một cái tên lớn trrên thị trường điện tử gia dụng tại Trung Quốc hay nước ngoài, dù công ty này cũng có sản xuất điều hòa cùng một vài sản phẩm khác trong danh mục này. Với nỗ lực tiếp quản Homa Appliances, TCL hi vọng sẽ mở rộng phạm vi kinh doanh và địa lý của mình.

Nhưng động thái này lại trở nên tồi tệ hơn với Homa. TCL liên tục yêu cầu Homa tổ chức các cuộc họp cổ đông bất thường nhằm đưa những giám đốc điều hành của mình vào hội đồng quản trị của Homa. Home từ chối với lý do "thiếu sót về thủ tục". Nhưng đến ngày 23/03, Homa đã đồng ý tổ chức đại hội cổ đông vào ngày 09/04. Dẫu người sáng lập và các giám đốc điều hành khác vẫn giữ im lặng về vấn đề này, thế nhưng, công ty này có thể thực hiện các bước ngăn cản việc mua lại.

Việc mua lại Homa của TCL có thể xuất phát từ tình trạng thị trường nội địa đang bị thu hẹp. Theo công ty tư vấn All View Cloud có trụ sở tại Bắc Kinh, doanh số thiết bị gia dụng ở Trung Quốc trong năm 2020 đã giảm 11% so với năm trước đó, xuống còn 705,6 triệu NDT. Theo danh mục, doanh số TV giảm 12%, cao hơn mức giảm 1% doanh số của tủ lạnh và 6% của máy giặt.

Ngành gia dụng Trung Quốc đang đi xuống vì thị trường bão hòa nhu cầu (ảnh: Pro K Tools)

Nguyên nhân đằng sau tình trạng sụt giảm doanh số thiết bị gia dụng này chắc chắn là sự bùng phát của đại dịch COVID-19, làm suy giảm mức chi tiêu của người dùng trong những tháng đầu năm. Tuy vậy, cũng không loại trừ lý do hầu hết các hộ gia đình Trung Quốc đã có những sản phẩm này. Thực tế, doanh số thiết bị gia dụng cũng đã giảm trong năm 2019.

Lợi nhuận ròng của TCL tăng 1% lên mức 231 triệu USD trong năm 2020. Dẫu việc xuất khẩu sang Bắc Mỹ và một số thị trường lớn ngoài nước khác tăng nhanh do nhu cầu "ở nhà" mạnh mẽ, thế nhưng, mức giá thấp của mỗi đơn vị đã hạn chế sự tăng trưởng doanh thu của công ty. Theo công ty nghiên cứu thị trường Anh Omdia, giá TV tính theo mỗi inch của TCL đạt mức 6,6 USD trong quý từ 3 năm ngoái, bằng khoảng một nửa so với mức giá của 2 nhà sản xuất lớn nhất thế giới đến từ Hàn Quốc là Samsung Electronics và LG Electronics.

TCL đang cố gắng tạo ra một tương lai sáng ngoài cho mình với tư cách là một nhà sản xuất thiết bị gia dụng toàn diện. Chiến lược này sẽ giúp công ty vượt qua những biến động về nhu cầu đối với các sản phẩm khác nhau, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu của mình.

Các hãng Trung Quốc nỗ lực bắt kịp Samsung và LG ở phân khúc gia dụng cao cấp (ảnh: Business Korea) 

"Ngành công nghiệp thiết bị gia dụng Trung Quốc đang phải vật lộn với tình trạng dư thừa năng suất cũng như thị trường bão hòa", Liang Zhenpeng, một nhà phân tích độc lập về thị trường điện tử tiêu dùng. Để đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài, các nhà sản xuất đồ gia dụng Trung Quốc "cần tăng đơn giá sản phẩm và đẩy nhanh khả năng toàn cầu hóa hoạt động của họ."

Sự bão hòa của thị trường đồ gia dụng Trung Quốc đã tạo ra làn sóng mua bán, sáp nhập công ty cùng các động thái đa dạng hóa của nhiều sản xuất.

Hồi tháng 3, một bộ phận của Tập đoàn Hisense, một công ty sản xuất thiết bị gia dụng lớn khác tại Trung Quốc, đã đạt được thỏa thuận mua lại cổ phần kiểm soát Sanden Holdings, một công ty phụ tùng ô tô nổi tiếng đến từ Nhật Bản. Tập đoàn Hisense Home Appliances Group thông báo sẽ mua 75% cổ phần của nhà sản xuất hệ thống điều hòa không khí trong ô tô với giá 190 triệu USD.

Hisense tìm cách mở rộng thị trường nước ngoài bằng việc tiếp quản mảng TV quốc tế của Toshiba (ảnh: The Verge)

Thương vụ này là một phần trong chiến lược chuyển trọng tâm từ các bộ phận tiêu dùng sang những hoạt động B2B của Hisense nhằm đảm bảo luồng doanh thu ổn định. Hisense cho biết, họ sẽ sử dụng chung công nghệ, nguồn nhân lực cũng như nguồn lực sản xuất với công ty Nhật Bản này.

Hisense cũng có kế hoạch trình làng những chiếc TV cao cấp tại thị trường Bắc Mỹ dưới thương hiệu Toshiba. Toshiba đã ngừng sản xuất và bán TV tại thị trường Bắc Mỹ như một phần trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp và quyền sử dụng thương hiệu này, vốn đã được chuyển giao cho Hisense, sẽ hết hạn vào giữa năm 2021. Hisense hiện sở hữu TVS REGZA có trụ sở tại Nhật Bản, chuyên sản xuất và bán thiết bị hình ảnh dưới thương hiệu REGZA của Toshiba.

Midea Group, một nhà sản xuất lớn chuyên cung cấp hệ thống điều hòa không khí, đã quyết định mua lại 29% cổ phần của nhà sản xuất thiết bị y tế Trung Quốc Beijing Wandong Medical Technology. Động thái này giúp Midea đa dạng hóa danh mục kinh doanh của mình sau khi mua lại hãng robot công nghiệp Đức Kuka hồi năm 2017.

TCL nổi tiếng nhất với dòng sản phẩm TV 

Kể từ những năm 2000, các nhà sản xuất thiết bị điện tử gia dụng Nhật Bản, từng thống trị thị trường toàn cầu, đã mất đi vị thế của mình trước những đối thủ cạnh gia về giá từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Nhưng hầu hết các nhà sản xuất Nhật Bản đều rất chậm chạp trong việc củng cố hoạt động kinh doanh của mình, tiếp tục cung cấp nhiều loại sản phẩm, kể cả máy móc hạng nặng và thiết bị công nghiệp. Một số đã chuyển trọng tâm chiến lược sang nội dung, bao gồm âm nhạc, trò chơi và các hình thức giải trí khác mà Sony là điển hình.

Mặt khác, các nhà sản xuất thiết bị gia dụng Trung Quốc chủ yếu tập trung vào các sản phẩm tiêu dùng. Không dễ để họ mở rộng sang lĩnh vực giải trí tại Trung Quốc, vốn đang bị thống trị bởi những gã khổng lồ Internet như Tencent. Điều đó cho thấy, sẽ có sự thay đổi nhanh chóng và triệt để trong ngành thiết bị gia dụng tại Trung Quốc trong những năm tới.

Minh Hùng (theo Nikkei Asia)

Chủ đề khác