VnReview
Hà Nội

Thật mỉa mai khi những gì đột phá của LG vẫn còn tồn tại trong smartphone Samsung

Đã có rất nhiều sự so sánh giữa LGSamsung từ trước đến nay. Giờ đây, LG đã từ bỏ ngành công nghiệp smartphone khi chẳng ai chú ý đến các sản phẩm của họ. Thú vị là, Samsung đã kế thừa những di sản đó của LG. Cụ thể hơn, đó là công nghệ được trang bị trong những flagship gần đây của Samsung, giúp công ty tiên phong trong các công nghệ camera tiên tiến trên di động.

Thật mỉa mai khi những gì đột phá của LG vẫn còn tồn tại trong smartphone Samsung

Quay lại vào năm 2014, LG đã phát hành G3, chiếc smartphone được giới công nghệ đánh giá rất cao và thành công về mặt thương mại. Đây là thiết bị đầu tiên trên thế giới áp dụng công nghệ laser vào khả năng tự động lấy nét cho camera smartphone.

Sự đổi mới này đã mở đường cho những tiến bộ đáng kinh ngạc đối với lĩnh vực nhiếp ảnh trên smartphone trong nhiều năm. Ý tưởng này hoàn toàn cực kỳ tuyệt vời để đưa lên smartphone. Cơ chế lấy nét tự động (AF) bằng chùm tia laser của LG Mobile khá mạnh mẽ, khiến hầu hết mọi nhà sản xuất đều vội vàng chạy theo.

Dẫu vậy, Samsung lại là một ngoại lệ khi không vội chạy theo lối đi đó, dù nó đúng với chiến lược trở thành người đầu tiên thương mại hóa các công nghệ mới của công ty. Sự thất bại của Galaxy Fold là minh chứng gần đây nhất cho thấy lối suy nghĩ này vẫn còn tồn tại ở Samsung. Thực tế, những bức ảnh chế giễu hay sự thất vọng từ giới mộ điệu chẳng là gì so với giá thị thương hiệu được lưu trong sử sách. Và lịch sử đó đã có rất nhiều dấu chân của Samsung.

Do đó, dù việc LG đã tái phát minh nhiếp ảnh trên smartphone hiện đại là một điều phù phiếm, thế nhưng, không thể phủ nhận, việc áp dụng công nghệ lấy nét tự động bằng laser đã mang lại hiệu năng tốt hơn so với những gì hiện có vào lúc đó. Nó hoạt động cực tốt khi chụp những đối tượng chuyển động và cải thiện chất lượng hình ảnh đáng kể trong điều kiện ánh sáng yếu. Đúng là việc sử dụng smartphone để chụp ảnh trong môi trường ánh sáng yếu chưa bao giờ là tốt, nhưng áp dụng laser đã cho thấy những điều kỳ diệu từ ánh sáng hồng ngoại đối với một thế hệ nhiếp ảnh.

Samsung đã mất 1,5 năm để đáp trả công nghệ AF phát tia laser này. Câu trả lời đầu tiên của Samsung chính là một dạng của dual pixel autofocus (DPAF), được tích hợp vào dòng Galaxy S7 của công ty vào năm 2016. Không lâu sau đó, rất nhiều công ty đã tích hợp DPAF vào các sản phẩm của mình, khiến những hệ thống lấy nét tự động (AF) bằng laser trở nên không cần thiết đối với hầu hết trường hợp sử dụng trong thế giới thực.

Thật mỉa mai khi những gì đột phá của LG vẫn còn tồn tại trong smartphone Samsung

Nhưng mãi đến thế hệ Galaxy S20 hồi năm ngoái, Samsung đột nhiên lại cần đến một hệ thống AF đáng tin hơn. Với việc Galaxy Note 20 Ultra chuyển sang công nghệ lấy nét tự động bằng laser, Samsung đã quay ngoắt 180 độ đối với chiến lược camera của mình. Galaxy S21 Ultra cũng sử dụng công nghệ này, kết hợp cùng với công nghệ tự động lấy nét theo pha, nhằm mang đến khả năng lấy nét tốt nhất so với bất kỳ cảm biến camera 108MP nào của Samsung.

Công nghệ mà LG tiên phong có thể không năm trong kế hoạch camera smartphone của Samsung quá lâu. Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng, việc áp dụng laser cho camera trên smartphone đã giúp lĩnh vực này được cải thiện đáng kể trong nhiều năm qua.

Minh Hùng theo SamMobile

Chủ đề khác