VnReview
Hà Nội

Micron thách thức Samsung ở thị trường chip nhớ

Bộ phận bán dẫn của Samsung Electronics, chiếm phần lớn lợi nhuận của công ty, đang chịu áp lực ngày càng lớn. Trong quý tài chính gần đây, công ty đã bị đối thủ Micron Technology vượt mặt khi xét về tỉ suất lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực này, từ 18% trước đây lên mức 20%. Sự sụt giảm lợi nhuận này cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng đầu tư vào các lĩnh vực khác của công ty, chẳng hạn như sản xuất hợp đồng cho bán dẫn hay màn hình.

Micron thách thức Samsung ở thị trường chip nhớ

Sự sụt giảm lợi nhuận của hoạt động bán dẫn trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 phần lớn bắt nguồn từ việc một nhà máy ở Texas ngừng hoạt động khi thời tiết giá lạnh đã gây ra mất điện vào giữa tháng hai. Việc mất đi cơ hội trong giai đoạn này đã dẫn đến tình trạng giảm thu nhập.

Nhưng việc đóng cửa nhà máy không phải là lý do duy nhất khiến lợi nhuận giảm. Khả năng cạnh tranh của bộ phận bộ nhớ bán dẫn Samsung, với doanh số khoảng 49 tỉ USD và chiếm 40% thị phần toàn cầu, đang dần giảm đi.

Micron đang thách thức sự thống trị của Samsung. Công ty có trụ sở tại Mỹ này đang bắt kịp Samsung trong việc sản xuất hàng loạt công nghệ DRAM tiên tiến với chiều rộng đường mạch là 15nm. Bên cạnh đó, công ty cũng đã đi trước Samsung khi bắt đầu sản xuất hàng loạt bộ nhớ flash NAND 176 lớp tiên tiến, với các phần tử bộ nhớ được xếp chồng lên nhau theo chiều dọc.

Trong một cuộc họp hội nghị công bố thu nhập của công ty trong giai đoạn từ tháng 12/2020 đến tháng 02/2021, CEO Micron, Sanjay Mehrotra, tiết lộ, quy trình sản xuất hàng loạt các sản phẩm tiên tiến, dẫn đầu ngành đang được tiến hành theo kế hoạch và chúng sẽ trở thành sản phẩm chính của công ty vào năm 2022.

Micron thách thức Samsung ở thị trường chip nhớ

Sự tiến bộ nhanh chóng của Micron chủ yếu nhờ vào việc tuyển dụng các kỹ sư bên ngoài. Cụ thể, Micron đang thuê một lượng lớn các kỹ sư Nhật Bản và Hàn Quốc từ tay Toshiba, SK Hynix và Samsung. Công ty tận dụng những kỹ sư này để phát triển công nghệ sản xuất của riêng mình tại các cơ sở ở Mỹ và Nhật Bản. ;

Micron đã mua lại Elpida Memory, vốn đặt trụ sở tại Tokyo trước đây cũng như nhiều kỹ sư DRAM tiên tiến ở Nhật Bản. Bằng cách phát triển công nghệ sản xuất hàng loạt của mình tại Nhật Bản, Thung lũng Silicon và Idaho (nơi đặt trụ sở chính), Micron đã tích lũy năng lực công nghệ để cạnh tranh với Samsung.

Khi được hỏi về hiệu năng mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh, Phó Chủ tịch Samsung, Han Jin-man, đã trả lời: "Chúng tôi có tỉ lệ DRAM 15nm cao nhất trong ngành và sẽ tiếp tục dẫn đầu ngành bằng cách bắt đầu sản xuất hàng loạt 14nm với quy mô toàn diện trong nửa sau giai đoạn này."

Theo Omdia, Samsung là công ty thống trị thị trường DRAM trong năm 2020 với 41,7% thị phần, theo sau là SK Hynix với 29,4% và Micron với 23,5%. Cấu trúc độc quyền của thị trường đã giúp cả 3 cùng thu được lợi nhuận cao. Trong thời kỳ bùng nổ được mệnh danh là "supercycle" năm 2018, cả ba công ty đều đạt tỉ suất lợi nhuận hoạt động đáng kinh ngạc, trên 50%.

Đằng sau khả năng sinh lời cao này là chiến lược điều chỉnh đầu tư mà "ông vua Samsung" sử dụng. Khi giá cả bắt đầu giảm, Samsung sẽ điều chỉnh vốn đầu tư để giữ cong và cầu cân bằng. Đó là một kỹ thuật mà chỉ Samsung, với ưu thế độc quyền về các sản phẩm tiên tiến và thị phần áp đảo, mới có thể thực hiện được. Tuy nhiên, nếu công nghệ cải tiến của Micron dẫn đến cuộc chiến dành thị phần, thị trường DRAM, vốn ổn định hơn NAND, có thể phát triển không ổn định.

Micron thách thức Samsung ở thị trường chip nhớ

Thị phần của Samsung trên thị trường DRAM thực sự đã giảm 5 điểm phần trăm so với mức thị phần 46,6% trong năm 2016. Thị phần của họ trên thị trường NAND giảm 2 điểm phần trăm từ 36,1% so với cùng kỳ. Cổ phiếu của Micron trên thị trường DRAM và NAND lần lượt tăng 3 điểm và 1 điểm phần trăm.

Đối với Samsung, mảng kinh doanh bộ nhớ bán dẫn, vốn vẫn tiếp tục chiếm phần lớn thu nhập từ hoạt động kinh doanh, là nguồn lợi nhuận tạo ra quỹ đầu tư vào các mảng kinh doanh khác.

Samsung đã đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực đúc của mình, vốn đang phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn chưa thể bắt kịp đối thủ TSMC, đồng thời đầu tư thêm vốn cho việc nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực kinh doanh màn hình và smartphone cũng đang trên đà tăng trưởng. Giờ đây, khi Phó Chủ tịch Lee Jae-yong đã bị xộ khám, "mô hình chiến thắng" của Samsung có thể bị phá vỡ.

Nhưng mảng kinh doanh bán dẫn của Samsung vẫn có tỉ suất lợi nhuận khá cao, 18%. Mảng kinh doanh này cũng đảm nhiệm các bán dẫn hệ thống, vốn đòi hỏi những khoản đầu tư trả trước lớn. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng tỉ suất lợi nhuận cao hơn của Micron là một dấu hiệu cho thấy Samsung đang đánh mất lợi thế cạnh tranh của mình. Khoảng cách về công nghệ giữa hai công ty sẽ ngày càng quan trọng trong việc đánh giá khả năng cạnh tranh của Samsung cũng như tương lai của ngành công nghiệp bộ nhớ.

Lê Hữu theo Nikkei Asia

Chủ đề khác