VnReview
Hà Nội

Huawei vẫn kiên trì phát triển chất bán dẫn

Huawei vẫn sẽ kiên trì theo đuổi mảng phát triển chất bán dẫn bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ khiến công ty mất đi đối tác quan trọng, Nikkei dẫn lời Catherine Chen, giám đốc kiêm phó chủ tịch cấp cao của Huawei.

Dù gặp nhiều khó khăn, Huawei sẽ không tái công trúc đơn vị thiết kế chip HiSilicon mà vẫn tiếp tục đi theo định hướng ban đầu. Năm 2020, HiSilicon có hơn 7.000 công nhân thuộc biên chế, con số khó có thể duy trì đối với một công ty con mất nhiều năm nghiên cứu mà không đóng góp vào doanh thu cho Huawei.

Đến năm, HiSilicon đã có 17 năm phát triển và giữ nhiệm vụ phát triển chip cho điện thoại thông minh và các sản phẩm khác của Huawei. Đây được xem là một trong những nhà phát triển tiên tiến nhất thế giới.

Tuy nhiên vào tháng 5/2020, chính phủ Mỹ bất ngờ cấm các công ty có sử dụng công nghệ nước này hợp tác với Huawei. Do đó, nhà sản xuất bán dẫn lớn Đài Loan, TSMC đã phải ngừng nhận đơn đặt hàng mới của Huawei, khiến công ty không có nguồn cung chip Kirin tự thiết kế. Ngoài Huawei, TSMC còn hợp tác với rất nhiều tên tuổi và là đơn vị gia công chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Omdia của Anh, HiSilicon đạt doanh thu chỉ 385 triệu USD trong quý đầu năm 2021. Con số này cho thấy mức sụt giảm 87% từ giai đoạn tháng 4 – 6 năm 2020, khi doanh số bán hàng của công ty đạt đỉnh.

TSMC là nhà thầu gia công phần mềm thiết yếu của HiSilicon và điều này đồng nghĩa, doanh số của HiSilicon có thể sẽ chạm đến mức 0 dù sớm hay muộn. Nhưng Chen đã nói với Nikkei và các hãng tin khác rằng Huawei không có kế hoạch giảm lực lượng lao động của HiSilicon.

Với năng lực hiện tại, HiSilicon sẽ tiếp tục phát triển chất bán dẫn và có thể hoạt động bất chấp các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, tình hình này chỉ có duy trì từ hai đến ba năm, Chen cho biết.

Trước bối cảnh nhiều nước đang thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của riêng mình, đây có thể là cơ hội giúp HiSilicon hợp tác với chuỗi cung ứng quốc tế mà không dựa vào công nghệ Mỹ. Chen hy vọng điều này sẽ diễn ra trong vài năm tới.

Bên cạnh mảng phát triển bán dẫn, HiSilicon cũng đang theo đuổi nhiều ngành nghề kinh doanh khác. Vào tháng 5, đại diện công ty cho biết họ sẽ tham gia vào một dự án phát triển công nghệ tấm nền, giúp TV độ phân giải 8K có thể trở nên phổ biến và được nhiều người biết đến hơn.

Trong tương lai, Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục cuộc chiến giành ưu thế công nghệ cao. Vì thế Huawei đã thúc đẩy việc phát triển các công nghệ độc quyền tại một trung tâm nghiên cứu mà công ty cho là con tàu của Noah thời hiện đại, một trung tâm nổi trên vô vàn khó khăn.

Cũng theo Nikkei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc vừa thành lập trung tâm an ninh mạng đầu tiên ở Trung Quốc, cho phép các đơn vị độc lập kiểm tra tính bảo mật trên thiết bị của Huawei.

Với tên gọi Trung tâm Minh bạch Quyền riêng tư và An ninh mạng toàn cầu, Huawei hy vọng đây có thể là cơ sở giúp tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng doanh nghiệp, cơ quản quan lý hay tổ chức tiêu chuẩn thế giới.

Trước đó, Huawei cũng đã mở các trung tâm an ninh mạng ở nhiều địa điểm trên thế giới, bao gồm Brussels (Bỉ), Toronto (Canada) và Dubai (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất). Công ty đã ở thế phòng thủ sau một loạt chiến dịch gây sức ép từ Mỹ, vốn bày tỏ lo ngại về an ninh quốc gia đối với các thiết bị của Huawei.

Và giờ, việc Huawei mở cửa các trung tâm là muốn cho thế giới thấy các thiết bị của họ an toàn để sử dụng, cũng như không liên quan đến hoạt động gián điệp như cáo buộc của Mỹ.

Ngọc Diệp (Theo Nikkei)

Chủ đề khác