VnReview
Hà Nội

Lý do Samsung khó bắt kịp TSMC trên thị trường đúc chip theo hợp đồng

Đã hai năm kể từ khi Samsung công bố tham vọng dẫn đầu ngành công nghiệp bán dẫn vào năm 2030. Các chuyên gia cho rằng Samsung vẫn khó có thể vượt qua rào cản là TSMC, công ty sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới đến từ Đài Loan.

Trong khi TSMC ngày càng mở rộng thị phần từ 40% lên 50%, Samsung vẫn dậm chân tại chỗ với mức 10%. Theo lời khuyên từ giới chuyên giới, Samsung nên giải quyết ba vấn đề trước mắt, bao gồm đầu tư, công nghệ và uy tín. Nói cách khác, đây là ba yếu tố TSMC nhỉnh hơn Samsung.

Tổng mức đầu tư hàng năm của TSMC cao gấp ba lần Samsung vào các xưởng đúc, trong khi số tiền tập đoàn Hàn Quốc rót vào mảng bán dẫn nói chung lớn hơn TSMC. Đối với Samsung, công ty cần thu hẹp khoảng cách với đối thủ về mảng đúc, đồng thời vẫn phải duy trì khoảng cách ổn định trong thị trường kinh doanh chip nhớ.

Tăng khối lượng đầu tư sẽ đồng nghĩa với việc phát triển về dây chuyền sản xuất. Trong năm nay, TSMC tuyên bố đi vào sản xuất hàng loạt chipset dựa trên tiến trình 5 nm. Bên cạnh đó, hãng cũng đang tiến hành xây dựng một dây chuyền sản xuất 3 nm ở Đài Loan với mục tiêu đưa vào sử dụng vào năm 2022.

Chưa dừng lại ở đó, TSMC đang tiến hành nghiên cứu và phát triển quy trình 2 nm, được xem là giới hạn của công nghệ sản xuất bán dẫn hiện tại và đặt ra kế hoạch sản xuất hàng loạt vào năm 2024. Mặc dù Samsung đã công bố sản xuất thành công các đơn vị bán dẫn dựa trên dây chuyền 5 nm vào năm 2021, các nhà phân tích cho rằng sản lượng mà hãng đạt được vẫn còn quá thấp để được xem là thành công sản xuất số lượng lớn.

Giữa thị trường bán dẫn, việc cung cấp sản phẩm cho các đối tác như Apple, Qualcomm là hết sức quan trọng. Vì không đủ sản lượng không lớn và khả năng cung cấp nên không có công ty nào đặt hàng Samsung sản xuất chip 5 nm.

Hơn nữa, xưởng đúc Samsung Foundry mắc phải điểm yếu cơ bản trong việc tạo niềm tin, uy tín với khách hàng doanh nghiệp. Vốn dĩ, Samsung sở hữu bộ phận kinh doanh Hệ thống LSI, phụ trách mảng thiết kế và bán các bộ xử lý ứng dụng (AP) cho smartphone, đồng thời liên quan đến khâu phát triển chip Exynos tự sản xuất.

Điều này vô tình khiến xưởng đúc của Samsung không còn là lựa chọn hàng đầu mỗi khi đối tác tìm đến và thay vào đó là TSMC. Trong khi công ty bán dẫn Đài Loan chỉ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh đúc nên các doanh nghiệp không cần lo lắng về việc rò rỉ thông tin và bí quyết công nghệ.

Đây cũng là lý do vì sao các tin đồn xung quanh việc Samsung Electronics sẽ tách rời mảng kinh doanh đúc của mình liên tục xuất hiện. Nhưng nếu Samsung bỏ công việc kinh doanh xưởng đúc của mình, họ sẽ không thể đầu tư vào đó bằng số tiền kiếm được từ mảng kinh doanh chip nhớ.

Nói cách khác, ý tưởng tách rời khỏi đơn vị chính khó có thể thực hiện cho đến khi doanh nghiệp đúc của Samsung đảm bảo đủ khả năng đứng vững.

Theo các chuyên gia, Samsung nên tạo lập một hệ sinh thái bán dẫn như một giải pháp thay thế. Công ty nên hậu thuẫn cho các công ty Hàn Quốc phát triển. Khi đó, các công ty này sẽ đảm nhận vai trò thiết kế bán dẫn (fabless), đúc và đóng gói một cách độc lập với Samsung, từ đó tạo niềm tin và thu hút thêm khách hàng từ tay TSMC.

Trên thực tế, Samsung đã nhận ra lợi ích mà cách tiếp cận này từ hai đến ba năm trước. Chính vì thế, công ty đang tăng cường hợp tác với các đối tác gia công đầu vào và đầu ra.

Ngọc Diệp (Theo Business Korea)

Chủ đề khác