VnReview
Hà Nội

Vô lý nhưng hợp lý! Mi 11 lỗi đầy rẫy nhưng Xiaomi vẫn thẳng tiến trở thành hãng smartphone thứ hai thế giới

Gần đây, tin vui đến với Xiaomi dường như thường xuyên hơn. Đúng như CEO Lei Jun của Xiaomi đã nói trước đây, Xiaomi đã đạt doanh số bán điện thoại di động đứng thứ hai trên thế giới, trong đó châu Âu lần đầu tiên lọt top thị trường và lần thứ 3, Xiaomi lọt top 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Hãng cũng sẽ kỷ niệm 10 năm di động Xiaomi đầu tiên ra thị trường.

Đây là thời khắc chiến thắng của Xiaomi và Mifan. Tuy nhiên, thực tế nhiều người dùng tỏ ra không hài lòng với các sản phẩm của Xiaomi. Điều này do chính Lei Jun phải phàn nàn trên Weibo: "Doanh số bán điện thoại di động của Xiaomi đã vượt qua Apple, và có một số lời giễu cợt trên Internet về kết quả này, thật là vô lý!"

Người vô lý theo Lei Jun là ai? Trớ trêu thay, theo khảo sát của Radar Finance, người dùng Xiaomi là lực lượng chính trong số đó. Theo nhiều báo cáo trên các phương tiện truyền thông, nhiều người dùng Xiaomi Mi 11 đã phát hiện ra rằng điện thoại của họ có các vấn đề như tỏa nhiệt quá mức, hỏng WiFi và hỏng bo mạch chủ. Một số người dùng không thể hoàn tiền hoặc thay thế máy mới đã tự phát thành lập một nhóm bảo vệ quyền lợi hàng nghìn người.

Ngoài ra, hệ thống MIUI có nhiều lỗi và quảng cáo quá nhiều… cũng trở thành những vấn đề lớn.

Một số cư dân mạng bình luận rằng Xiaomi, "sinh ra để gây sốt", cần phải suy ngẫm khi người dùng cần giải quyết vấn đề bằng cách kiện tụng, khiếu nại.

Mi 11 "rán trứng"

Vào tháng 6 năm nay, tài khoản "Duanhechu" đã đăng trên mạng xã hội đoạn video có tựa đề tạm dịch Mi 11 rán trứng, chỉ một phút là chín, cho thấy trên mặt sau của điện thoại di động Xiaomi 11 chạy trò chơi Moore Manor có một ít lòng trắng và lòng đỏ trứng gà. Vào khoảng phút thứ 7, protein có dấu hiệu biến tính và đông tụ. Anh ta nói rằng một lượng nhỏ chất lỏng trứng có thể được nấu chín hoàn toàn nhờ nhiệt độ Mi tăng cao khi chơi game.

Vô lý nhưng hợp lý! Mi 11 lỗi đầy rẫy nhưng Xiaomi vẫn thẳng tiến trở thành hãng smartphone thứ hai thế giới

Ta biết rằng nhiệt độ có thể làm protein của trứng gà biến tính là khoảng 55 độ C. Đối với cơ thể con người, trong trường hợp tiếp xúc lâu, chỉ cần nhiệt độ 45 độ C có thể gây bỏng da.

Trong một video đánh giá trên mạng xã hội, người dùng có tên Lý đã bị bỏng bàn tay trái khi chơi game Liên minh được 4 tiếng rưỡi do máy quá nóng.

Xiaomi Mi 11 là dòng smartphone flagship của Xiaomi, ra mắt ngày 1/1/2021, gồm Mi 11 và ba sản phẩm còn lại là Mi 11 Pro, Mi 11 Ultra và Mi 11 Youth Edition. Xiaomi Mi 11 được trang bị bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 888, giá từ 3999 nhân dân tệ (khoảng 15 triệu đồng); Xiaomi 11Ultra có giá 5999 nhân dân tệ (khoảng 22 triệu đồng).

Thật trùng hợp, cư dân mạng "Yan Xiaobu" cho biết gần đây anh ấy đã mua Xiaomi 11Pro và nhận thấy máy nóng lên khi sử dụng Taobao và Weibo, thậm chí chỉ cần hơi nóng một chút thôi cũng đủ khiến điện thoại trong phòng điều hòa sẽ bị nóng, và đôi khi đùi nóng rực khi máy để trong túi quần.

Theo phản hồi của người dùng, Mi 11 Ultra còn gặp vấn đề nóng máy bất thường trong quá trình sử dụng hằng ngày. "Tôi không dám chạm vào camera và các bộ phận trên khi chơi game. Có thể là 50 hoặc 60 độ" hay "Trời nóng quá, muốn dùng gì cũng được", "Bỏ ra bao nhiêu tiền để mua một chiếc máy sưởi tay, tôi tức quá!".

Ngoài việc điện thoại bị nóng, lỗi WiFi, treo máy và hỏng bo mạch chủ là những vấn đề được người dùng báo cáo nhiều hơn.

Trên một nền tảng khiếu nại, người tiêu dùng phản hồi rằng "Tôi mới mua nó chưa được 2 tháng mà wifi không thể bật được. Tôi đã lên cộng đồng Xiaomi để phản hồi và nói rằng nhiệt độ của điện thoại quá cao. Sau đó, tôi đã liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của Xiaomi, họ đưa ra giải pháp là reset về tình trạng máy ban đầu nếu phát hiện sự cố, không cần thay thế máy mới".

Có một số vấn đề lớn với sản phẩm và một số người dùng nghi ngờ rằng đó là "lỗi thiết kế", nhưng Xiaomi vẫn không có lời giải thích nào. Người dùng hy vọng rằng "Xiaomi sẽ là một công ty có trách nhiệm và cho người tiêu dùng một lời giải thích hợp lý".

Do Xiaomi không phản hồi gì cho nên dẫn đến có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến lỗi của dòng điện thoại Xiaomi 11 series.

Một số người trong giới công nghệ đã phân tích rằng sức nóng của Xiaomi Mi 11 có thể do Qualcomm Snapdragon 888 - con chip này lần đầu tiên sử dụng tiến trình 5nm và hiệu năng của nó tốt hơn rất nhiều so với thế hệ chip trước. Tuy nhiên, hiệu suất tản nhiệt không tốt nên được gọi là "Rồng lửa 888".

Cũng có người dùng đã sửa điện thoại Mi 11 bị lỗi WIFI bằng cách tháo rời máy và khẳng định rằng lỗi Wi-Fi của điện thoại di động Mi 11 có khả năng là do CPU bị hàn ảo do nhiệt của điện thoại di động. Hàn ảo là hiện tượng bong tróc các mối hàn giữa CPU và bo mạch chủ, dẫn đến tiếp xúc kém giữa CPU và bo mạch chủ.

Vào ngày 3/7, số báo mới hàng tuần do cộng đồng Xiaomi tổng hợp đã đề cập rằng công ty đang thử nghiệm một chế độ cân bằng, có thể chuyển đổi độ phân giải và tốc độ làm tươi một cách thông minh theo các ứng dụng khác nhau và kiểm soát các ứng dụng nền nghiêm ngặt hơn.

Nhưng cho dù đó là "bản vá làm mát" được Xiaomi đưa ra trước đây, hay chế độ cân bằng dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào tháng 8, các biện pháp này đều dựa trên việc hy sinh hiệu suất.

Theo phản hồi của người dùng, sau khi áp dụng "miếng dán giải nhiệt", dù sức nóng của Snapdragon 888 được giảm bớt nhưng cũng hạn chế giải phóng hiệu năng của Snapdragon 888. Trải nghiệm hằng ngày sẽ gặp hiện tượng đơ máy, rớt khung hình, thậm chí chỉ dùng được game ở tốc độ làm tươi 60hz và các hiện tượng khác.

Do đó, việc hạn chế hoạt động của bộ vi xử lý để kiểm soát nhiệt được coi là giải pháp tạm thời chứ không phải là cách chữa vĩnh viễn, và một số người dùng thậm chí còn phàn nàn, "Một bộ vi xử lý hàng đầu có hiệu suất hạn chế. Sự khác biệt giữa nó máy một ngàn tệ (hơn 3 triệu đồng) là gì vậy?"

Tuy nhiên, Xiaomi đã từ chối hoàn lại tiền cho người dùng. Dẫn đến một số người dùng gặp khó khăn trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình đã thành lập một nhóm bảo vệ quyền lợi cho điện thoại di động Xiaomi 11 và con số hiện đã lên đến 2.000 thành viên.

Hệ thống MIUI bị cáo buộc có quá nhiều lỗi

Hệ thống MIUI cũng là một trong những vấn đề bị người dùng Xiaomi lên án.

Vào tháng 4 năm nay, người dùng "Kiyushuo Technology" đã đăng video "Trở ngại lớn nhất trên con đường cao cấp của Xiaomi - MIUI". Trở ngại lớn nhất khiến Xiaomi khó lên cao cấp".

Trong diễn đàn MIUI chính thức và các blog của các giám đốc điều hành Xiaomi như Lei Jun và Lu Weibing, chúng ta có thể thấy một lượng lớn người dùng mong muốn "sửa lỗi nhanh chóng" mỗi ngày.

Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay, một sinh viên vừa bước ra khỏi phòng thi tuyển sinh đại học đã trực tiếp gọi điện cho CEO Xiaomi Lei Jun, nói rằng hệ thống MIUI hiện tại quá khó sử dụng và anh ấy hy vọng Xiaomi khắc phục nó ngay lập tức.

Trong quá khứ, MIUI đã từng trở thành một trong những hệ thống tùy biến Android hoạt động tốt nhất tại Trung Quốc, vượt xa các hệ thống Android khác trong cùng thời kỳ về chức năng và độ trơn mượt.

Kể từ khi MIUI 7 được cấy ghép quảng cáo, danh tiếng của hệ thống này đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Trên MIUI12, tất cả các vấn đề đều bùng phát chỉ sau một đêm.

Một số blogger công nghệ đã tóm tắt ba vấn đề chính của MIUI 12. Thứ nhất là hệ thống quá cồng kềnh. Khi nhiều chức năng nhỏ khác nhau tiếp tục tích lũy, chẳng hạn như việc bổ sung các chức năng tần số thấp như chia đôi màn hình và sao chép danh bạ, mức tiêu hao bộ nhớ tăng lên.

Thứ hai là doanh thu quảng cáo Xiaomi không thể từ bỏ. Mặc dù nhóm MIUI đã rất nỗ lực để chèn quảng cáo ở những vị trí không ảnh hưởng đến trải nghiệm, nhưng chắc chắn nó sẽ gây thêm rất nhiều khó khăn cho chính nó trong việc tối ưu hóa và ngày càng nhiều BUG hơn là điều được đoán trước.

Cuối cùng, hệ thống MIUI quá ôm đồm. Không chỉ các yêu cầu chức năng của smartphone Xiaomi, mà còn cả nhu cầu về IoT, các gian hàng hiện Xiaomi ngày càng lớn hơn và MIUI tự nhiên sẽ ngày càng phình to hơn khiến các nhà phát triển trở tay không kịp. Khi gặp sự cố thì lỗi liên tục.

Bên cạnh đó, kể từ khi MIUI được tách ra vào năm 2018, tình trạng quá tải khiến sự cộng tác giữa nhiều bộ phận Xiaomi lỏng lẻo hơn, dẫn đến sự sụt giảm hiệu quả không thể tránh khỏi.

Xiaomi đã phát hành hệ thống MIUI12.5 để khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống, nhưng đã không làm thỏa mãi người dùng Xiaomi vì nó chỉ là sự cập nhật quá nhỏ, trong lỗi nhiều.

Để giải quyết vấn đề BUG, Xiaomi thậm chí còn ban hành KPI cho những người dùng đăng ký chứng chỉ kiểm tra nội bộ.

Trong phiên bản Mi Community 3.0 ra mắt vào ngày 2/8, Xiaomi đã thay đổi cơ chế beta nội bộ. Người dùng đã tham gia thử nghiệm nội bộ nhận thấy rằng "tiêu chuẩn tham gia thử nghiệm nội bộ hàng tuần" được đưa vào đầu tiên và cần kết thúc vào Chủ nhật hàng tuần lúc 24:00. Các mục "Phải làm" bao gồm gửi phản hồi về lỗi kèm theo nhật ký trong vòng kiểm tra nội bộ và gửi đề xuất sản phẩm trong vòng kiểm tra nội bộ.

Điều này có nghĩa là Xiaomi đã thêm "đánh giá" cho người dùng thử nghiệm nội bộ, yêu cầu họ gửi lỗi trong một khoảng thời gian; nhiều cư dân mạng chế nhạo Xiaomi giờ coi người dùng như kỹ sư thử nghiệm miễn phí?

Quan trọng hơn, đối với Xiaomi, nếu trải nghiệm tồi tệ của MIUI không được cải thiện, truyền miệng sẽ dần trở thành "kẻ ngáng đường" trên con đường Xiaomi nâng cấp thành thương hiệu cao cấp.

Tuấn Phan theo Sohu

Chủ đề khác