VnReview
Hà Nội

5 sự kiện nổi bật nhất năm 2012 của Apple

Từ iPad Mini cho tới những vấn đề lớn về lao động tại Trung Quốc, Apple đang tiếp tục lớn mạnh trong năm 2012. Bài viết dưới đây được VnReview tổng hợp từ trang công nghệ uy tín Cnet điểm lại 5 diễn biến lớn nhất, nổi bật trong năm 2012 của Apple.

Năm 2012 của Apple khá giống với những năm trước: Không ngừng tung ra những sản phẩm mới. Nhưng dường như lại không có gì mới.

Thay vào đó, các nhà "sử học công nghệ" sẽ nhận định năm 2012 là một năm biến chuyển lớn nhất của Apple. Khoảng thời gian mà chúng ta nhìn thấy những mảng đầu tiên của thời kỳ hậu Steve Jobs bắt đầu lên khuôn.

Bài viết 5 sự kiện quan trọng trong năm 2012 của Apple sẽ điểm danh từ sản phẩm cho tới các cuộc tranh cãi của công ty này với các đối thủ, đặc biệt là Samsung.

Đây là bài đầu tiên trong loạt bài điểm lại 5 sự kiện hàng đầu trong năm 2012 của các hãng công nghệ lớn và các danh mục công nghệ nổi bật. Trong những ngày tới VnReview cũng sẽ chuyển tới độc giả những sự kiện lớn trong năm 2012 của Google, Facebook, Microsoft, Amazon…v.v.

1. Apple và Samsung

Còn gì thú vị hơn là việc loại được đối thủ của mình ra khỏi cuộc chơi? Nhất là khi họ lại là những đối tác cùng kinh doanh hàng tỉ đô la trong cùng một lĩnh vực như Samsung và Apple.5 sự kiện nổi bật nhất năm 2012 của Apple

Cuộc chiến pháp lý giữa hai hãng công nghệ này bắt đầu từ năm 2011 khi Apple khởi kiện Samsung. Nhưng năm 2012 lại là năm đáng ghi nhớ của cuộc chiến này khi vụ kiện được đưa ra xét xử tại toà án Bắc California.

Vụ xét xử này kéo dài ba tuần với nhiều giờ đồng hồ để lấy lời khai từ các nhân chứng của cả hai bên. Nhưng những điều thực sự chiếm được sự quan tâm của công chúng lại là rất nhiều bí mật được tiết lộ trong quá trình xét xử, bao gồm rất nhiều hình ảnh của các nguyên mẫu iPhone, iPad của Apple cũng như những email nội bộ và giải trình của cả hai bên. Samsung đã mất mát đáng kể khi vụ kiện kết thúc, toà án gần như đứng về Apple trong hầu hết các phán quyết.

Hồi đầu tháng này, hai gã khổng lồ công nghệ lại đưa nhau tới toà án để dàn xếp một số chi tiết còn lại bao gồm cả yêu cầu của Apple tới toà án nhằm cấm bán lâu dài ít nhất 8 thiết bị của Samsung tại thị trường Mỹ, và liệu Samsung có thuyết phục được thẩm phán cho phép mở một phiên phúc thẩm. Ngoài ra còn có một vụ kiện riêng biệt khác giữa hai công ty liên quan tới một số sản phẩm mới được dự kiến xét xử trong năm 2014.

2. Apple tại Trung Quốc

Báo cáo trách nhiệm thường niên của các hãng cung ứng cho Apple ngay lập tức gây sóng gió khi phát hành vào tháng Một. Thứ nhất là do Apple đã lần đầu tiên công bố danh sách đầy đủ các hãng cung ứng của hãng. Apple cũng gia nhập Hiệp hội Lao động Công bằng (Fair Labor Association), điều này có nghĩa rằng từ nay tổ chức này sẽ được phép tham gia kiểm toán các hãng cung ứng và các cơ sở sản xuất của Apple.

Tuy nhiên, tất cả các chuyển biến tích cực trên đã nhanh chóng bị lu mờ bởi một loạt các báo cáo từ The New5 sự kiện nổi bật nhất năm 2012 của Apple York Times, chỉ trích mảng sản xuất của Apple, một bộ phận gần gũi với trách nhiệm của CEO Tim Cook. Trong khi đó, chính ông Cook được cho là người đề xuất tận dụng các nhà sản xuất nước ngoài nhằm nhanh chóng sản xuất được số lượng lớn máy tính, iPod và hiện tại là iPhone và iPad.

Đây không phải là báo cáo đầu tiên nhắm vào vấn đề về cuộc sống thiếu thốn của người lao động và an toàn trong các cơ sở sản xuất của các nhà cung ứng cho Apple, cũng như việc sử dụng những luật lệ kinh doanh mà ngăn cản các nhà sản xuất thực hiện các cải tiến về điều kiện lao động. Trong báo cáo thường niên về các nhà cung ứng của mình, Apple cho biết hãng đã phát hiện thấy một số bất ổn về vấn đề giờ làm việc và các tiêu chuẩn môi trường.

Cook đã đáp lại tình hình trong một văn bản gửi cho nhân viên (đã bị rò rỉ), cho biết rằng Apple quan tâm đến "tất cả các công nhân trong chuỗi cung ứng trên toàn thế giới của hãng", và rằng "bất cứ cáo buộc nào nói rằng chúng ta không quan tâm tới công nhân là sai và gây khó chịu cho chúng ta". Cook sau đó đã xuất hiện trước công chúng trong một hội nghị công nghệ tổ chức bởi Goldman Sachs để nhắc lại những tuyên bố trên. Sau đó ông đã thực hiện một chuyến thị sát ở Trung Quốc, mặc áo bảo hộ và vào xưởng sản xuất của hãng Foxconn thăm, chụp ảnh cùng người lao động.

Cùng với đó là một báo cáo mới về các vấn đề của một trong những nhà phê bình hay chỉ trích vấn đề lao động của Apple, Mike Daisey. Báo cáo nhấn mạnh vào các vấn đề trong nhà máy sản xuất tại Trung Quốc như lao động tuổi vị thành niên hay những lao động bị nhiễm độc bởi hoá chất công nghiệp khi sản xuất các sản phẩm của Apple.

Mặc dù sau đó các điều tra đã loại bỏ khá nhiều cáo buộc của Daisey nhưng mối lo ngại về quá trình sản xuất ở nước ngoài và sự liên quan của Apple vẫn tồn tại. Một báo cáo từ tổ chức xã hội đấu tranh chống các hành vi sai trái của các công ty có tên "Students and Scholars Against Corporate Misbehavior" đã cho biết trong tháng Chín rằng những người lao động trong các nhà máy chính sản xuất iPhone của Foxconn ở Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với "điều kiện làm việc khắc nghiệt đáng chỉ trích", và một số sai phạm vi phạm luật pháp Trung Quốc khác. Foxconn cho biết báo cáo này không phải là báo cáo đại diện cho 192.000 nhân viên đang làm việc tại cơ sở của hãng. Chỉ ba ngày sau đó, 2.000 công nhân tại một nhà máy của Foxconn ở một địa điểm khác trên lãnh thổ Trung Quốc đã tham gia một cuộc bạo loạn, nguyên nhân được báo cáo là do mâu thuẫn giữa lao động và bảo vệ. Nhà máy này, đang sử dụng 79.000 lao động ở thời điểm xảy ra bạo động, đã bị đóng cửa và mở cửa trở lại một ngày sau đó.

Gần đây, một báo cáo điều tra của hãng truyền hình Pháp Envoyé Spécial tuyên bố vẫn còn một số vấn đề lớn về quyền lợi của người lao động, bao gồm những vấn đề như người lao động phải sống trong những khu nhà chưa hoàn thiện, thiếu điện hoặc nước sinh hoạt. Báo cáo được dựa trên các bức ảnh cận cảnh chụp từ máy ảnh bí mật đặt trong khuôn viên của Foxconn tại Trịnh Châu.

3. Cải tổ ban điều hành

Trong khi bờ biển phía đông nước Mỹ đang quay cuồng vì cơn bão Sandy, Apple lặng lẽ công bố sự ra đi của hai giám đốc điều hành hàng đầu của hãng, trong đó có một người được cho là ứng cử viên cho vị trí CEO trong tương lai.

Apple tuyên bố giám đốc phụ trách iOS của hãng Scott Forstall sẽ rời khỏi công ty trong năm tới, trong khi giám đốc phụ trách bán lẻ John 5 sự kiện nổi bật nhất năm 2012 của AppleBrowett sẽ rời khỏi công ty ngay lập tức. Những người vẫn ở lại tiếp tục đảm nhiệm công việc là giám đốc điều hành Jony Ive, Eddy Cue và Craig Federighi, những người mà Apple cho biết sẽ gắn bó tiếp cùng hãng với những vai trò được mở rộng. Giám đốc phụ trách phần cứng Bob Mansfield cũng được cất nhắc vào một vị trí mới được phân chia, hướng tập trung vào chất bán dẫn và công nghệ di động.

Sự thay đổi này là thay đổi lớn đầu tiên trong tầng lớp quản lý cao cấp kể từ sau cái chết của Steve Jobs. Trong khi Tim Cook cất nhắc một vài nhân viên chủ chốt vào các vị trí lớn hơn trong ban điều hành của công ty ngay sau khi ông trở thành CEO, Apple thực hiện những thay đổi nhân sự, vị trí như một nỗ lực nhằm cải thiện sự cộng tác.

Xem xét lại quá khứ, điều gây sự chú ý cho mọi người là hàng loạt báo cáo cho rằng Forstall chính là người gây chia rẽ nội bộ nhóm điều hành cao cấp của Apple. Ví dụ, một báo cáo từ The Wall Street Journal cho rằng Forstall đã từ chối ký vào lời xin lỗi của Apple về chất lượng của phần mềm bản đồ mới của hãng, đẩy trách nhiệm này lại cho Tim Cook, một trong những điều dẫn tới việc anh ta bị sa thải. Trong khi đó, sự ra đi của Browlett (cũng được cho là bị sa thải), đã khiến Apple phải tìm kiếm một giám đốc mới cho hoạt động bán lẻ của hãng, một vai trò dự kiến sẽ được lấp đầy vào năm tới.

4. Cổ phiếu đạt mức giá cao nhất, thấp nhất và vấn đề cổ tức

Cổ phiếu của Apple đã vọt lên mức cao mới trong năm 2012, đạt mức cao nhất từ trước tới nay, 702 USD vào ngày 21/9, ngày iPhone 5 được bán ra. Nhưng từ đó, nó lại đi theo một chiều hướng khác. Cổ phiếu của Apple chuyển trọng tâm từ sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định sang sự suy giảm cũng nhanh chóng không kém, giảm gần 20% trong một tháng. Một số hãng phân tích như Merrill Lynch, Jefferies, Evercore và Nomura Equity Reseach đã giảm mức giá mục tiêu của họ nhưng vẫn duy trì khuyến nghị mua vào.

5 sự kiện nổi bật nhất năm 2012 của Apple

Trong tháng Ba, Apple đã công bố kế hoạch chi trả cổ tức cho các nhà đầu tư và kế hoạch mua lại 10 tỉ USD giá trị cổ phiếu của hãng, đáp trả những câu hỏi đã trở thành thường xuyên tại cuộc họp của của các nhà đầu tư và hội nghị hàng quý với các nhà phân tích về vấn đề Apple sẽ sử dụng khi nào và như thế nào số tiền mặt tích trữ khổng lồ của hãng.

Tất cả những điều trên tiết lộ kế hoạch liên quan đến việc chi tiêu 45 tỉ USD trong vòng ba năm đầu tiên. Nhưng tình trạng thực tế là nó sẽ khiến Apple trở nên hấp dẫn hơn với một nhóm nhà đầu tư mới, những người trông đợi vào cổ tức an toàn trong thời gian dài chứ không trông đợi vào những đột phá lớn trong giá bán.

5. iPad Mini

Chắc chắn rằng iPad Mini là sản phẩm mà tất cả mọi người đều mong đợi. Tin đồn trong những tháng và những tuần trước trước khi nó được phát hành bàn tán chi tiết tới từng nút bấm, độ phân giải màn hình và giá cả.

5 sự kiện nổi bật nhất năm 2012 của Apple

Có lẽ bạn đang thắc mắc tại sao iPad Mini lại nằm trong danh sách này mà không phải là iPhone 5. iPad Mini xứng đáng là một sản phẩm nổi bật nhất trong năm của Apple bởi nó là sản phẩm mở rộng đầu tiên của dòng iPad với thiết kế mới hoàn toàn, và mang tới hứa hẹn sẽ có nhiều người quan tâm hơn do mức giá thấp hơn. Một số người còn tin rằng iPad Mini sẽ sớm trở thành sản phẩm iPad chủ đạo của Apple, số lượng người tiêu dùng chọn mua iPad Mini đang lớn hơn so với số người chọn mua các mẫu iPad kích thước lớn.

Ước tính của một nhà phân tích cho thấy Apple sẽ bán ra được ít nhất 30 triệu chiếc iPad Mini trong năm tới, hơn số lượng iPad ban đầu của Apple được bán ra trong suốt năm đầu tiên. Điều đó cho thấy nó là một sản phẩm rất khó để bỏ qua.

Hoàng Kỷ

Chủ đề khác