VnReview
Hà Nội

Làm theo HaiVL đúng hay Tinhte đúng?

Đây là bài viết đăng trên trang TechinAsia có trụ sở tại Singapore, bàn về vấn đề nội dung trên Internet của Việt Nam. Tác giả cho rằng trong thời đại Web 2.0, nội dung là do người dùng tạo ra, song ở Việt Nam, điều này vẫn còn nhiều hạn chế, đến mức tác giả nghi ngờ liệu có phải người dùng Internet Việt Nam vẫn chỉ đang ở giai đoạn Web 1.0?

Điều đầu tiên mà tác giả nêu ra là bản thân nội dung trên Internet ở Việt Nam không "tệ" cũng không "tốt", mà vấn đề nằm ở việc sắp xếp nội dung. Việc sắp xếp nội dung phải làm thế nào để người dùng dễ tìm và hấp dẫn người dùng mới.

Các mô hình diễn đàn của Việt Nam đã lỗi thời như Geocities và Altavista (hai dịch vụ web từng thống trị thế giới Internet những năm 1990 nhưng nay đã bị những dịch vụ web khác lấn lướt). Những mô hình này đang từ từ bị các blog và các mô hình phức tạp hơn, mới hơn cho "ra rìa". Hiện nay chúng ta đã trải qua thời kỳ Web 2.0.

Chắc chắn, tại Mỹ, diễn đàn vẫn được website của các công ty sử dụng cho phần hỏi và đáp, nhưng phần lớn người dùng Internet đều chuyển sang những mô hình liên kết và chia sẻ mới. Mọi người đến với Wikipedia, Quora, Reddit, Digg, Stack Overflow, Pinterest, Facebook, Craiglist, Tumblr, 9gag, 4chan…. Mỗi một trang lại có một đặc tính riêng biệt và trải nghiệm người dùng độc đáo, nhưng tất cả chúng đều có một điểm chung là: người dùng tạo ra nội dung.

Tại Việt Nam thì sao?

Một phần lớn nội dung tại Việt Nam được tạo ra trên các trang tin tức và diễn đàn. Những diễn đàn như Tinhte và Webtretho cung cấp tin tức và cho phép người dùng thảo luận. Trên xếp hạng web của Alexa, bạn có thể thấy trong số 20 website hàng đầu ở Việt Nam, có ít nhất 10 website rơi vào mô hình này.

Theo tác giả bài viết, mô hình này thiếu mất hai thứ: Thứ nhất là nội dung ban đầu là do các trang báo, các cơ quan truyền thông tạo ra, chứ không phải người dùng. Đó là một diễn đàn kiểu dựa trên tin tức. Chính vì thế, đã nảy sinh ra vấn đề thứ hai, nội dung diễn đàn không thân thiện với người dùng. Một số bình luận tốt nhất đều bị nhúng sâu vào cuộc thảo luận.

Nếu nhìn vào 2 thiếu sót trên, có vẻ như Việt Nam vẫn chưa bước vào thời đại Web 2.0. Có phải Việt Nam đã bị nhỡ chuyến tàu này? Không, vẫn có những trang web mang nội dung của thế kỷ hai mốt, như LinkHay, Zing Me, và cả Facebook cũng ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Nhưng người dùng Việt Nam, ngoài các thành viên trên những diễn đàn trên, hầu như đều chỉ lướt Web 1.0.

Tại sao?

Đó là vì người dùng Việt Nam?

Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng các doanh nghiệp trên toàn thế giới luôn so sánh họ với các tập đoàn ở Silicon Valley. Và một trong những điều mà chúng ta thèm muốn ở các tập đoàn Silicon Valley là nền văn hoá đi đầu.

Mở một website truyền thông xã hội bất kỳ như App.net, có thể thấy rằng dù bạn không thành công nhưng ít nhất bạn cũng có hàng tấn phản hồi của người dùng. Điều này không tồn tại ở Việt Nam.

Không chỉ vì dân số Internet (35%) tương đối nhỏ mà còn vì nó quá phân mảnh đến nỗi hầu hết các website không nhận được sự thu hút của cộng đồng lớn. Chẳng hạn, Linkhay, một trang web dạng như Digg, trong nhiều năm liền vẫn chỉ có chưa đến 200.000 người dùng.

Điều này không có gì bất thường cả. Một số người làm việc trong các công cụ tìm kiếm ở Việt Nam nhiều năm qua đã phát hiện ra nội dung online của Việt Nam đang thiếu hụt nhiều. (Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới). Đó là lý do tại sao CocCoc và NHN Naver đang tìm cách hợp tác với các chuyên gia trong ngành công nghiệp nội dung để người Việt Nam đến với các nội dung online hơn nữa.

Rất khó để tìm ra vị bác sỹ tốt nhất trên online, hay tìm ra nơi nào là tốt nhất để mua một loại vải đặc biệt nào đó. Đó có phải là vì người dùng Việt Nam không sẵn sàng tham gia và các nội dung online?

HaiVL, Foody.vn đã làm đúng?

Tác giả bài viết cho rằng người dùng Việt Nam vẫn đang làm quen với việc tạo ra nội dung, và HaiVL là một người tiên phong, bởi vì họ rất khác với các công ty Việt Nam khác trong mảng nội dung. Điều thú vị là, như Dave McClure nói: "Tất cả những gì bạn cần làm là copy 99% và sau đó mỗi tháng lại sáng tạo ra 1% và bạn có thể đánh bại được hầu hết mọi người". (Dave McClure là nhà sáng lập 500 startups, một trong những doanh nghiệp ươm tạo startup xuất sắc nhất thung lũng Silicon).

Để chiến thắng tại Việt Nam, không chỉ là nhân bản đúng mô hình, mà còn phải nhân bản thật khéo. Đó là ứng dụng một mô hình mà chúng ta nhìn thấy ở đâu đó và thực hiện nó thật tốt, thật xuất sắc. Và những gì mà HaiVL đã làm là để mọi người tự do đề nội dung ra. Vì thế vấn đề không phải là với người dùng, mà đó là với những gì mà các công ty đang xây dựng.

Một trong những điểm mấu chốt mà HaiVL đã làm là thể hiện rất tốt trên Facebook – không phải tất cả mọi người đều có thể làm điều đó. Những gì HaiVL đang làm cơ bản là hướng đại chúng vào một cách tương tác mới với nội dung, đúng như cách Nhom Mua và Rocket Internet đang làm với mọi người trong thương mại điện tử.

Tác giả Anh Minh Do cho rằng người dùng Việt Nam đã sẵn sàng, vấn đề còn lại nằm ở các doanh nghiệp mới nổi như HaiVL đưa người dùng sang một "level" mới. Sau tất cả, HaiVL có tư liệu thú vị và các chủ đề hấp dẫn, và mọi người cần đến các loại hài, chuyện cười trong cuộc sống của họ. Điều tiếp theo, ngoài HaiVL, doanh nghiệp nào có thể thành công nữa và áp dụng mô hình này cho nhiều lĩnh vực khác trên thị trường nội dung?

Hoàng Lan

Chủ đề khác