VnReview
Hà Nội

Tại sao scandal Liberty Reserve là mối đe dọa với Bitcoin?

Nhà chức trách Mỹ đã buộc tội Liberty Reserve, một công ty xử lý giao dịch chuyển tiền và thanh toán có trụ sở tại Costa Rica liên quan đến một kế hoạch rửa tiền 6 tỷ USD. Công ty này đã sử dụng đơn vị tiền của mình (đô la Liberty) để chuyển tiền giữa tài khoản vô danh và chuyển đổi thành các đồng tiền khác nhau. Vụ bê bối này đã gây rắc rối cho hệ thống Bitcoin và các sàn giao dịch Bitcoin.

Theo trang tin Quartz, cấu trúc của Liberty Reserve không khác so với các công ty đang được phát triển để xử lý các giao dịch Bitcoin. Đây cũng không phải là vụ bê bối đầu tiên trong lĩnh vực này. Cách đây vài tuần, Mt.Gox, hệ thống trao đổi tiền ảo bitcoin lớn nhất thế giới (với khoảng 80% giao dịch), đã nhận thấy các tài khoản của họ tại Wells Fargo và Dwolla bị tê liệt.

Vì Bitcoin là vô danh và được chuyển nhượng xuyên biên giới nên rất "được lòng" giới tội phạm. Những scandal liên quan đến Mt.Gox và Liberty Reserve cho thấy chính quyền Mỹ đang đẩy mạnh công tác giám sát các loại tiền tệ ảo:

1. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ nhắm mục tiêu gạt tiền tệ ảo ra ngoài lề

Reuben Grinberg, luật sư của Davis Polk & Wardwell, đã viết trong một báo cáo khoa học về Bitcoin năm 2011: "Đạo luật Bảo mật Ngân hàng (BSA), được sửa đổi và thực hiện các quy định thông qua FinCEN [Financial Crime Enforcement Network - Mạng lưới Cưỡng bức Tội phạm Tài chính], đòi hỏi một phạm trù rộng về các tổ chức tài chính không được kiểm soát lẽ ra phải đăng ký với chính phủ, thực hiện các thủ tục chống rửa tiền, lưu dữ liệu và báo cáo giao dịch và các dữ liệu khác nhất định". Tuy nhiên, việc giám sát các giao dịch chuyển tiền trong Bitcoin có thể đem lại nhiều rắc rối hơn là có giá trị đối với chính phủ Mỹ.

Loại bỏ hoàn toàn đồng tiền ảo có thể là cách đơn giản và hiệu quả hơn. Trong một email gửi cho Quartz, luật sư Grinberg cũng viết: "Theo quy chế, FinCEN có sức mạnh để ngăn chặn các tổ chức tài chính Mỹ giao dịch với các tổ chức có giao dịch với Bitcoin, mà về cơ bản sẽ cấm nó ở Mỹ... Trước đây, trong cuộc phỏng vấn tôi đã nói tôi nghĩ rằng không chắc Chính phủ Mỹ sẽ ban hành lệnh cấm Bitcoin. Nhưng hành động này cho thấy rằng điều đó không phải không thể xảy ra".

2. Tiêu chuẩn chống rửa tiền cũ không phù hợp

Liberty Reserve có trụ sở tại Costa Rica. Công ty này cũng không phải là một thành viên của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF), tuân thủ quy định về chống rửa tiền của Tổ chức quốc tế hợp tác về chống rửa tiền (AML). Tuy nhiên, chính quyền Costa Rica đã phối hợp với chính phủ Hoa Kỳ để làm sáng tỏ vụ việc này (Hoa Kỳ là một thành viên của các tổ chức nói trên).

Do đó, "không tọa lạc tại Mỹ hoặc không hoạt động trong phạm vi nước Mỹ không phải là cách để cứu bạn trừ khi bạn phải cực kỳ cẩn thận để không có bất kỳ mối liên kết với thị trường Mỹ, một thị trường có trật tự cao", luật sư Grinberg nói.

Về phần mình, Liberty Reserve bị cáo buộc khuyến khích hoạt động tội phạm, và đã không cố gắng để ngăn chặn người dùng Mỹ. Ngay cả khi nó đã cảnh báo khách hàng tội phạm không sử dụng dịch vụ của mình, Liberty Reserve vẫn có thể là đối tượng của luật pháp Hoa Kỳ.

Liberty Reserve

3. Trao đổi tiền tệ sẽ phải được phân cấp

Liberty Reserve là một hoạt động tập trung. Đặc điểm này khiến cho nó trở thành một mục tiêu dễ dàng đối với việc thực thi pháp luật Mỹ và cũng dễ dàng bị "đánh sập". Nhưng người dùng Bitcoin có xu hướng chống thành lập và chống chính phủ.

Tương lai của Bitcoin có thể liên quan đến cấu trúc phân cấp khiến rất khó cho nhà chức trách Mỹ khó có thể đụng đến. Ví dụ, dịch vụ như mở cửa giao dịch ("đầu thai" là Monetas), một dịch vụ chuyển tiền phi tập trung không rõ ràng, cho thấy rằng không máy chủ hoặc người dùng nào đáng tin cậy.

Quang Sáng

Chủ đề khác