VnReview
Hà Nội

Các tập đoàn công nghệ nỗ lực kiểm soát xương sống Internet

Các gã khổng lồ công nghệ như Google và Facebook nỗ lực kiểm soát xương sống Internet của thế giới, giật ra từ tay các công ty truyền thông.

Các gã khổng lồ công nghệ như Google và Facebook đang tăng tốc nỗ lực kiểm soát xương sống Internet của thế giới. Dĩ nhiên điều này gây căng thẳng với các công ty truyền thông về vai trò điều hành mạng lưới web.

Kiểm soát cáp quang để đối phó với chính phủ nghe lén?

Trong năm qua các tập đoàn cung cấp phần lớn nội dung trực tuyến của thế giới đã đổ thêm tiền đầu tư vào hạ tầng cơ sở Internet. Các chiến lược đó bao gồm sử dụng đường dây cáp biển và dây ngầm đã đầu tư, đàm phán thuê dài hạn các dây cáp tối "dark fiber", và xây dựng hệ thống mạng riêng của mình.

Trong quá trình đó họ đã bắt đầu sánh ngang với các công ty truyền thông vốn là đối tác. Google bỏ nhiều năm xây dựng mạng lưới cáp quang và đã có được hơn 100.000 dặm dây dẫn trên khắp thế giới. Con số đó lớn hơn mạng lưới cáp quang lục địa Mỹ của tập đoàn Sprint Corp với chưa đầy 40.000 dặm.

Các giám đốc điều hành tập đoàn công nghệ nói họ nhằm tới giảm thiểu chi phí, cải thiện khả năng hoạt động của dịch vụ Internet. Họ muốn đảm bảo có đủ khả năng hỗ trợ cho lưu lượng truy cập tăng lên vào các nội dung trực tuyến như video, ảnh, game, các dịch vụ khác phát sinh từ công việc kinh doanh.

Tháng sáu 2013 Facebook đã bắt đầu kích hoạt sử dụng các dây cáp tối quanh Europe để mở rộng mạng lưới và kết nối tới các trung tâm dữ liệu mới ở Thụy Điển. Cả Google và Facebook đã đầu tư vào các đường cáp biển châu Á trong những năm gần đây.

Amazon và Microsoft cũng đang đầu tư mạnh vào hạ tầng cấu trúc mạng lưới để đáp ứng mức tăng trưởng trong ngành kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây.

Những chiến lược này diễn ra từ lâu và có thêm ý nghĩa mới với tiết lộ cơ quan tình báo của Mỹ xâm nhập vào dòng thông tin chuyển dịch giữa các trung tâm dữ liệu của Google và công ty khác. Mặc dù các khoản đầu tư không nhằm để đối phó với các xâm nhập đó, sở hữu đường cáp quang có thể cho phép các công ty hiểu rõ hơn liệu đường truyền của mình có bị thâm nhập hay không.

Xương sống Internet ở Mỹ theo đồ họa của Sprint

Đầu tư xây mới thấp do cung thừa

Diễn tiến này khiến nhiều công ty truyền thông lo lắng, hay chính xác hơn là họ ngại ngần không muốn chuyển giao quyền kiểm soát các đường dây đó cho các khách hàng lớn nhất của mình.

Một mặt thì các dự án này mang lại nguồn đầu tư mới cho ngành công nghiệp đang bị đeo đuổi bởi giá giảm và nguồn cung vượt quá nhu cầu trong suốt thập kỷ qua.

Mặt khác ngành công nghiệp đang lo về chuyện họ bị giảm vai trò xuống còn là "ống đất" – các mạch truyền đơn giản cho nguồn dữ liệu quý giá. Họ sợ rằng xu hướng hiện tại sẽ biến các công ty truyền thông thành các anh công nhân xây dựng đường ống thôi.

Dù vậy cả ngành vẫn đang bị ép phải đáp ứng với tình hình mới khi tiền và cán cân quyền lực đổ vào các công ty nội dung.

Viễn cảnh về tăng vọt lưu lượng internet đã khiến các công ty như Global Crossings Ltd và Tyco International ltd đã chi hàng tỉ đô vào việc kéo ống cáp quang thời kỳ 1990s. Tình hình thừa cung diễn ra sau đó khiến nhiều công ty phá sản hoặc thiếu vốn.

Nhu cầu toàn cầu tăng lên

Lưu thông trực tuyến giờ đang tăng vọt, bị thúc đẩy bởi truyền video trực tiếp và các điện thoại smartphones. Tầm với của Internet đã mở rộng tới nhiều triệu người hơn nữa, trong số đó nhiều người nghèo và sống ở vùng ít kết nối của trái đất.

Các đoạn phim video của Youtube truyền tới người xem đã chiếm hơn nửa dung lượng mạng toàn cầu của Google. Con số người sử dụng Internet ở Ấn Độ đã tăng tới 200 triệu chỉ trong hai năm qua. Hơn 60 triệu người châu Á đã gia nhập thế giới Internet di động trong ba tháng của năm nay, theo hãng Ericsson.

Dòng lũ nội dung đã dẫn tới mối lo về tắc nghẽn nút cổ chai ở một số vùng ngay cả với công nghệ mới cho phép truyền nhiều thông tin hơn trên đường truyền sẵn có. Tuy thế, tình hình thừa cung toàn cầu vẫn chưa chấm dứt. Với giá băng thông đang giảm đều, các công ty truyền thông cũ bỏng tay một lần với bong bóng công nghệ hồi 1990s đang rất thận trọng đầu tư thêm vào đường dây mới.

Google đi đầu trong đầu tư mới

Các công ty Internet phản ứng lại bằng tự mình đầu tư thêm vào các đường dây mới để đảm bảo có thể hỗ trợ lưu thông và tiếp cận nhiều người dùng hơn. Một phần vì các công ty truyền thông không chi nhiều vào xây mới để tránh giảm lãi. Một phần nữa là các công ty web muốn có sự ổn định đến từ tài sản sở hữu.

Google khởi động chuyện tiến vào gốc rễ Internet hồi năm 2008 khi họ gia nhập nhóm đầu tư xây hệ thống cáp 300 triệu USD nối California với Nhật Bản. Trong thương vụ đó Google đã đóng vai trò truyền thống của các công ty như AT&T hay Verizon khi thực hiện thỏa thuận với Bộ An ninh Nội địa Mỹ. Thỏa thuận đó đặt điều kiện giữa chính phủ và công ty để đảm bảo an ninh quốc gia.

Google kéo dài tầm với vào châu Á hơn qua đường dây cáp 6000 dặm nối sáu nước châu Á qua Singapore. Thỏa thuận dài hạn của họ cho phép kiểm soát đường dây dẫn tư nhân nối các trung tâm dữ liệu chính với 12 trạm trung chuyển lớn của Internet ở Hoa Kỳ, theo nhiều chuyên gia trong ngành cho biết.

Các công ty truyền thông hợp tác kinh doanh với Google cho biết gã khổng lồ này rất năng kiếm hợp đồng về băng thông, thường có hợp đồng chuẩn bị sẵn và không thích kéo dài đàm phán.

Đầu tư vốn của Google lên tới 2,3 tỉ USD quý trước – gấp đôi mức ước tính của các nhà phân tích. Nó chủ yếu gồm chi phí mua máy tính mới, trung tâm dữ liệu, và bất động sản. Patrick Pichette, giám đốc tài chính của tập đoàn cho biết các nhà đầu tư nên coi việc tăng vọt chi như vậy là "dấu hiệu rất tốt."

Các gã khổng lồ khác cũng bám gót

Đại lộ Internet toàn cầu thể hiện trên các tuyến cáp quang lớn xuyên lục địa và xuyên đại dương

Chi phí điện năng cũng giúp thúc đẩy đầu tư của các công ty nội dung vào cáp quang. Thay vì xây trung tâm dữ liệu ở các khu vực có điện đắt, Microsoft thăm dò các vị trí có điện rẻ và đặt thêm dây cáp quang để nối trung tâm dữ liệu với người tiêu dùng.

Nhu cầu băng thông của Microsoft đang tăng khi họ mở rộng dịch vụ điện toán đám mây cho phép truyền thông tin qua lại giữa khách hàng và các trung tâm dữ liệu toàn cầu. Kết quả là công ty tự xây mạng cáp quang của mình và ký hợp đồng dài hạn thuê tuyến cáp xuyên Thái Bình Dương. Tuyến có khả năng chuyển hơn 1 terabit dữ liệu một giây, đủ khả năng chuyển hơn 1.500 bộ phim HD xuyên đại dương mỗi phút.

Trung tâm dữ liệu từng chiếm phần lớn đầu tư hạ tầng của Microsoft nhưng giờ họ chi vào hoạt động mạng. Hai khoản này giờ ngang nhau, theo ông Christian Belady tổng giám đốc dịch vụ trung tâm dữ liệu của Microsoft.

Các cơ chế tương tự đang thúc đẩy Amazon đầu tư sâu hơn vào hạ tầng cấu trúc Internet.

Trong hội chợ thương mại doanh nghiệp tháng 11, giám đốc dịch vụ đám mây Amazon James Hamilton nói công ty đang tăng mức đầu tư vào hệ thống cáp quang riêng của mình.

"Bạn sẽ thấy là năm nay có thay đổi lớn trong mạng lưới chúng tôi và năm sau còn lớn hơn nữa," ông Halmiton nói. Lý do là Amazon đã bắt đầu thiết kế phần cứng tiếp nối mạng riêng của mình. Công ty sử dụng cáp để cải thiện kết quả hoạt động và giảm chi phí.

Chi đầu tư của Amazon tăng 44% tới 2.6 tỉ USD cho chín tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Và họ ước tính xu hướng này sẽ tiếp tục trong thời gian tới, theo hồ sơ nộp cho cơ quan quản lý nhà nước.

Để đáp ứng lượng sử dụng tăng cao ở Châu Âu, Facebook đã ký hợp đồng với TeliaSonera năm ngoái để tập hợp một mạng lưới chất lượng cao trên cả lục địa.

Nó cũng nối các trạm trung chuyển Internet lớn tới trung tâm dữ liệu Thụy Điển mới có thời tiết lạnh hơn cho phép tiết kiệm hàng triệu đô chi phí điện năng. TeliaSonera cung cấp các mạng cáp tối khắp châu Âu vào hệ thống mạng mới của Facebook, khởi động vào tháng sáu năm nay.

Theo Gafin/ Vietnamnet

Chủ đề khác