VnReview
Hà Nội

Vụ án hi hữu: lái xe đeo Google Glass đúng luật hay không?

Vụ việc bắt đầu vào khoảng tháng 10 năm ngoái. Cô Cecilia Abadie đeo kính thông minh Google Glass khi đang lái xe trên đường cao tốc tới thành phố San Diego, Mỹ thì bị cảnh sát "thổi còi" và bắt nộp phạt vì cho rằng "lái xe khi đang nhìn vào màn hình của Google Glass".

Ngày 17/1 vừa qua, công tố viên John Blair tại toà án San Diego đã phản bác lệnh phạt trên. John Blair cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy người phụ nữ này đã bật chức năng video trên kính Google Glass khi đang lái xe.

Từ vụ án hi hữu của cô Abadie, vị công tố viên cũng nhận định rằng vẫn còn nhiều người chưa biết về Google Glass, đặc biệt là liệu khi nào thì được phép sử dụng chiếc kính này.

google glass

Cecilia Abadie và luật sư tại toà án San Diego

Tuy nhiên phóng viên Aaron Orquia của trang công nghệ Pocketables lại bác bỏ nhận định này và cho rằng Google Glass "đòi hỏi nhiều sự tập trung về thần kinh, và màn hình của chiếc kính này có thể khiến lái xe mất tầm nhìn".

Trong khi đó Google lại cho rằng hãng phát triển Google Glass là để "kết nối bạn với cả thế giới xung quanh, không phải để làm bạn bị mất phương hướng. Những người khám phá Google Glass nên sử dụng thiết bị một cách có trách nhiệm và cần phải giữ an toàn cho chính mình và cho những người khác".

Về bản chất, Google Glass là cặp kính gắn bộ vi xử lý như một máy tính cá nhân, với màn hình được đặt phía trên mắt phải. Người dùng có thể "ra lệnh" bằng giọng nói cho màn hình này hiển thị tin nhắn cá nhân, chụp ảnh, quay phim, hoặc hiện thông tin về nơi cần đến.

Trước đây, chính quyền tại West Virginia, Mỹ, cũng từng xem xét việc đưa Google Glass vào danh sách các lý do "làm người điều khiển phương tiện giao thông mất tập trung". Nhưng vì chưa có bộ luật chính thức, nên sự việc đã chấm dứt mà chưa có kết luận cụ thể.

GL

Theo Pocketables

Chủ đề khác