VnReview
Hà Nội

Câu chuyện đằng sau ngôn ngữ thiết kế mới của Android L

Khi ra mắt, "Android L" đã trở thành "iOS 7 của Google". Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ điều hành của Google được cải tiến sâu, rộng và tuyệt đẹp đến như vậy. Vậy, ai là người đứng đằng sau thiết kế mới của Android?

Khi ra mắt, "Android L" đã trở thành "iOS 7 của Google". Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ điều hành của Google được cải tiến sâu, rộng và tuyệt đẹp đến như vậy. Vậy, ai là người đứng đằng sau thiết kế mới của Android?  "Không gian" mới của Android: Nhiều khoảng trống hơn, một font chữ đủ dễ đọc để sử dụng trên tất cả các màn hình. Tất cả tạo nên cảm giác "thoáng đãng" và "sạch sẽ".

Material Design: giải pháp thiết kế cho cả smartphone, tablet và laptop

Có tới hơn 6.000 người tham dự sự kiện Google I/O diễn ra vào tháng Sáu vừa qua và cũng có tới hàng triệu người hâm mộ dõi theo gã khổng lồ tìm kiếm trong tháng Sáu đáng nhớ. Có thể nói rằng, gần như tất cả hàng triệu người này đều chỉ "dám" chờ đợi môt phiên bản Android cải thiện chút ít về giao diện, tăng cường hiệu năng, tăng thời lượng pin và một vài tính năng độc đáo mới.

Nhưng, những gì họ nhận được lại là một bất ngờ lớn: một phiên bản Android mới với các chi tiết đồ họa không chỉ vô cùng mới mẻ, đẹp tuyệt vời mà còn rất hợp lý. Android L có thiết kế đủ đẹp để "chạm" vào toàn bộ hệ sinh thái Google: từ smartphone, tablet cho đến cả laptop.

Khó ai có thể phủ nhận rằng phần lớn các yếu tố đồ họa trên Android L đều rất dễ chịu, ví dụ như các đường thẳng chạy theo ngón tay bạn mỗi lần mở khóa thiết bị trên smartphone và tablet, hoặc các thanh điều hướng được tự động rút gọn khi bạn cuộn trang.

Tất cả các chi tiết này đều thuộc về một nền tảng thiết kế mới của Google: Material Design (tạm dịch: Thiết kế Vật liệu). Ngôn ngữ thiết kế này được sử dụng để giải quyết một bài toán rất khó do chính Google tự đặt ra: sau nhiều năm liền ra mắt hàng loạt sản phẩm mới như Gmail, Google Docs hay Google Drive và Google Now, trải nghiệm hệ sinh thái dịch vụ của Google đã trở nên thiếu nhất quán. Dữ liệu của bạn sẽ được lưu tại các ứng dụng khác nhau trên PC, trên smartphone và tablet. Các ứng dụng khi thì sử dụng các nút bấm màu đỏ chủ đạo, đôi khi lại chuyển sang xanh da trời hoặc xám. Chúng đã trở nên cực kỳ rối loạn.

Khi ra mắt, "Android L" đã trở thành "iOS 7 của Google". Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ điều hành của Google được cải tiến sâu, rộng và tuyệt đẹp đến như vậy. Vậy, ai là người đứng đằng sau thiết kế mới của Android?

Android L được ra mắt tại Google I/O vừa qua và nhanh chóng được ví như "iOS 7 của Google" vì sự thay đổi quá táo bạo so với các phiên bản cũ

Material Design mang trong mình trọng trách thống nhất tất cả các sản phẩm dịch vụ trên tất cả các nền tảng của Google vào một nguyên lý thiết kế đơn nhất, bao trùm lên tất cả. Đó là một điều mà ngay cả Apple cũng chưa dám mạnh miệng tuyên bố - dẫu rằng iOS và Mac OS X đã tiến gần nhau hơn rất nhiều.

Material Design không phải là một sản phẩm xuất hiện trong một sớm một chiều. Phải mất tới 3 năm Google mới có thể hoàn thiện ngôn ngữ thiết kế này như hiện nay. Một phần thành công của Material Design đến từ động lực sáng tạo mà CEO Larry Page truyền cho đội ngũ thiết kế của Google.

Nhưng phần lớn "công" về Android L thuộc về Matias Duarte, phó chủ tịch phụ trách thiết kế của bộ phận Android.

Sự thay đổi

Khi ra mắt, "Android L" đã trở thành "iOS 7 của Google". Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ điều hành của Google được cải tiến sâu, rộng và tuyệt đẹp đến như vậy. Vậy, ai là người đứng đằng sau thiết kế mới của Android?  "Không gian" mới của Android: Nhiều khoảng trống hơn, một font chữ đủ dễ đọc để sử dụng trên tất cả các màn hình. Tất cả tạo nên cảm giác "thoáng đãng" và "sạch sẽ".

Ice Cream Sandwich: rối mắt và vẫn mang phong cách màu mè, phức tạp đã lỗi thời

Vì sao Google lại mất tới 3 năm để hoàn thiện Material Design trong khi Apple có lẽ chỉ mất hơn 1 năm để hoàn thành iOS 7? Đã từ lâu, khi nhắc tới sáng tạo là nhắc tới Google. Google không phải là một tập đoàn được phân cấp, phân quyền rõ ràng như các tập đoàn khác. Thay vào đó, Google là nơi mọi người có thể thỏa sức sáng tạo, nơi mà "Chính sách 20%" (nhân viên được dùng 20% thời gian rỗi của mình để đóng góp vào những công việc nằm ngoài dự án chính của họ) đã khai sinh ra Gmail, công nghệ tự động gợi ý trên trang tìm kiếm, dịch vụ quảng cáo AdSense…

Nhưng chính chính sách "tự do sáng tạo" này lại là điểm yếu của Google: trong sự tự do quá giới hạn, việc tạo ra một ngôn ngữ thiết kế chung cho tất cả các sản phẩm là điều bất khả thi.

Thật may mắn, kể từ khi Duarte bắt đầu làm việc tại Google, CEO Larry Page đã bắt đầu muốn tập trung vào xây dựng một "Văn hóa thiết kế" chung cho toàn bộ Google. Tại công ty công nghệ số 1 thế giới, các đội sản phẩm khác nhau đã bắt đầu xây dựng mối quan hệ với nhau, và điểm hội tụ cho các dịch vụ Google đã bắt đầu xuất hiện.

"Đó không phải là một ánh sáng chói lòa tự dưng xuất hiện. Đó là một quá trình dài, giống như là nước nguồn chảy qua khe đất vậy. Cuối cùng, chúng tôi đã đạt tới điểm tới hạn. Cuối cùng chúng tôi đã có thể nói 'Hãy đối đầu với tất cả các vấn đề này'. Chúng tôi bắt đầu nói với nhau 'Đừng nghĩ rằng chúng ta không thể sửa điều đó. Chúng ta chỉ cần làm như thế này là xong'".

Khi ra mắt, "Android L" đã trở thành "iOS 7 của Google". Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ điều hành của Google được cải tiến sâu, rộng và tuyệt đẹp đến như vậy. Vậy, ai là người đứng đằng sau thiết kế mới của Android?

Ban đầu, Android L cũng mang trong mình thiết kế "giả chất liệu" lối mòn

Khi ra mắt, "Android L" đã trở thành "iOS 7 của Google". Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ điều hành của Google được cải tiến sâu, rộng và tuyệt đẹp đến như vậy. Vậy, ai là người đứng đằng sau thiết kế mới của Android?

Nhưng cuối cùng, các biểu tượng đã được tối giản hóa và "phẳng hóa"

Khắc phục sự phân mảnh của Android

Từ trước khi tới Google, Matias Duarte đã nổi danh trong giới thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Một trong những thành tựu đáng nể nhất của Duarte là thiết kế khá tuyệt vời dành cho hệ điều hành Web OS, một hệ điều hành kém may mắn sau này đã chết yểu cùng Palm. Các thành viên cốt lõi của đội tài khoản Web OS sau này đã chuyển sang làm việc tại Apple, Facebook, Twitter và nhiều tên tuổi lớn khác.

Nhưng Duarte lựa chọn Google – một công ty yêu thiết kế tới mức, theo lời Marissa Mayer (vị nữ lãnh đạo sau này đã trở thành CEO của Yahoo), sẵn sàng thử nghiệm so sánh 41 sắc xanh da trời khác nhau để sử dụng cho các đường dẫn trên trang tìm kiếm. Bởi vậy, cộng đồng thiết kế đã rất phấn khích về những gì Duarte có thể làm được cho Android.

Trong những năm đầu, đội ngũ thiết kế của Google chưa đạt được những thành tựu đáng nể. Ice Cream Sandwich là phiên bản thành công đầu tiên của Android. Nhưng, trong khi phiên bản hệ điều hành này là một cột mốc quan trọng trong lịch sử Android, ít ai sẽ nói rằng Ice Cream Sandwich có thể mang tới một tầm nhìn cho Google. "Rất nhiều đội phát triển khác nhau cùng quan tâm về một vấn đề, nhưng họ lại dành quá nhiều thời gian để thiết kế các yếu tố căn bản. Họ không nên dành thời gian phát minh lại những gì đã có. Việc tạo ra các phong cách cốt lõi sẽ giúp các đội có thể xây dựng được ứng dụng của mình và tập trung vào 1, 2 khía cạnh cốt lõi đối với sản phẩm của họ" – Nicholas Jitkoff, một nhà thiết kế cao cấp nói.

Khi ra mắt, "Android L" đã trở thành "iOS 7 của Google". Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ điều hành của Google được cải tiến sâu, rộng và tuyệt đẹp đến như vậy. Vậy, ai là người đứng đằng sau thiết kế mới của Android?

Matias Duarte, nhà thiết kế lừng danh đứng đằng sau Android L và Material Design

Nhìn từ phía người dùng, khó có thể phủ nhận rằng việc nhồi nhét quá nhiều ý tưởng thiết kế vào quá nhiều ứng dụng của Google sẽ khiến người dùng mệt mỏi. "Chúng tôi đã có rất nhiều kích cỡ màn hình khác nhau và nhiều nền tảng phải xem xét một cách riêng biệt. Đội web và đội di động tự tối ưu cho các vấn đề cụ thể của riêng họ", Duarte khẳng định.

"Không một ai chịu nhìn vào trải nghiệm của người dùng và nhận ra rằng họ đang tạo ra gánh nặng lớn đến thế nào".

Material Design sẽ giải quyết tất cả các vấn đề này.

Giải pháp: Thiết kế đơn giản, phẳng và mạnh mẽ

Chỉ cần nhìn lướt qua giao diện của Android L, bạn sẽ hiểu về giải pháp mang tên Material Design của Duarte và cộng sự: ngôn ngữ thiết kế mới của Google rất đơn giản, phẳng và mạnh mẽ. Đây gần như là một phiên bản "Google hóa" của phong cách thiết kế phẳng đã từng được nhà thiết kế Jony Ive của Apple làm cho trở nên nổi danh với iOS 7. Đến giờ, ngay cả Android cũng muốn loại bỏ phong cách giả chất liệu.

Nhưng so sánh như vậy sẽ là khá hời hợt. Khi số lượng các nền tảng ngày càng gia tăng và di động trở thành trào lưu thống trị, rõ ràng lượng thông tin mà các màn hình nhỏ bé trên smartphone và tablet cần phải hiển thị sẽ gia tăng. Bởi vậy, bạn cần phải tối giản ngôn ngữ thiết kế của bạn và làm cho nó đơn giản hơn. Những thiết kế quá phức tạp sẽ biến thành một… sở thú, đặc biệt là khi Android đang có tới hàng triệu ứng dụng.

Khi ra mắt, "Android L" đã trở thành "iOS 7 của Google". Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ điều hành của Google được cải tiến sâu, rộng và tuyệt đẹp đến như vậy. Vậy, ai là người đứng đằng sau thiết kế mới của Android?

"Không gian" mới của Android: Nhiều khoảng trống hơn, một font chữ đủ dễ đọc để sử dụng trên tất cả các màn hình. Tất cả tạo nên cảm giác "thoáng đãng" và "sạch sẽ".

Thiết kế phẳng không phải là một chiến lược thiết kế. Song, sự vươn lên của phong cách thiết kế này là minh chứng rằng hệ điều hành cần phải được tối giản hóa để smartphone không chịu chung một số phận với các loại dàn âm thanh Nhật Bản vào thập niên 1980: các yếu tố chức năng và thiết kế chồng chéo nhau khiến cho bạn gặp rối loạn khi tìm cách làm điều mình cần. Trên Android L, bạn có thể dễ dàng nhận thấy vì sao phong cách thiết kế này lại là một giải pháp tuyệt vời. Hãy nhìn vào các màn hình rộng rãi, được phân bổ hợp lý. Thông tin đã trở nên rất dễ đọc.

Nhưng, làm thế nào để giao diện hệ điều hành vừa "phẳng" nhưng vẫn đầy đủ chức năng, nhất là khi smartphone của bạn càng ngày càng phải thực hiện nhiều tác vụ? 2 giải pháp quan trọng nhất mà Duarte đưa ra là phân tầng giao diện và các chuyển động.

Thực tế, 2 giải pháp này không phải là những giải pháp thiếu tính thực tế. Xét cho cùng, Apple cũng đang thực hiện các giải pháp này trên iOS 7. Song, điều khiến cho Android trở nên vượt trội là cả tính phân tầng và các chuyển động đều được sử dụng một cách rất cẩn thận và nhắm vào các yêu cầu tính năng rất cụ thể.

Khi ra mắt, "Android L" đã trở thành "iOS 7 của Google". Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ điều hành của Google được cải tiến sâu, rộng và tuyệt đẹp đến như vậy. Vậy, ai là người đứng đằng sau thiết kế mới của Android?  Matias Duarte, nhà thiết kế lừng danh đứng đằng sau Android L và Material Design

"Phân tầng" giao diện của ứng dụng

Vậy như thế nào gọi là tính phân tầng? Gần như tất cả các pixel trên Android đều có "độ cao" của riêng mình. Khi bạn phát triển ứng dụng, nhiệm vụ đổ bóng và phân lớp cho giao diện sẽ là do hệ điều hành đảm trách. Một hệ điều hành được chia làm nhiều lớp giao diện (một thành phần nằm trên một thành phần khác) sẽ là rất quen thuộc và dễ đoán, nhờ đó người dùng không phải tự phỏng đoán "À cái này nằm trên cái kia và cái kia nằm sau cái đó. Cuối cùng thì tôi đang ở cửa sổ nào vậy?". Các nhà phát triển ứng dụng cũng không cần lo lắng sẽ gây mâu thuẫn với phong cách thiết kế của các ứng dụng khác.

 

Khi ra mắt, "Android L" đã trở thành "iOS 7 của Google". Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ điều hành của Google được cải tiến sâu, rộng và tuyệt đẹp đến như vậy. Vậy, ai là người đứng đằng sau thiết kế mới của Android?

Cách hoạt động rất trực quan của ứng dụng Âm Nhạc mới vừa tránh rối mắt, vừa tăng tính dễ sử dụng

Các chuyển động thậm chí còn được sử dụng tốt hơn. Đội ngũ thiết kế do Duarte lãnh đạo đã rất cẩn thận khi đưa ra lời khuyên rằng các nhà phát triển chỉ nên sử dụng các hiệu ứng chuyện động để mô tả các hành động và quá trình thay đổi trạng thái tương tác trên giao diện ứng dụng. Do đó, khi bạn đang xem danh sách bài hát, nút bấm duy nhất sẽ là nút Play (chơi nhạc). Khi bạn nhấn nút này, hình mũi tên biểu tượng sẽ hơi chìm xuống một chút để mở ra các nút tua nhanh, tua chậm và điều chỉnh âm lượng. Bằng cách chia nhỏ các hoạt động bạn cần làm, Google giúp tập trung ý muốn của người dùng vào hoạt động nghe nhạc. Bằng cách thêm các hiệu ứng vào tác vụ mà bạn thực hiện, Material Design giúp mỗi bước thực hiện trở nên dễ hiểu hơn.

Khi bạn nhấn nút Del, các con số trên màn hình sẽ bị xóa bởi một khối màu xám. Thiết kế đơn giản nhưng không hề nhàm chán.

Một ví dụ khác cho thấy sự tuyệt vời của Material Design là khi bạn chạm vào màn hình. Thay vì tạo ra một nút bấm giả chìm xuống (giống như nút nhựa trên các vật dụng thông thường), một vài chấm màu sẽ nổi lên trên màn hình của Android L, giúp bạn có thể nhận biết được rằng cử chỉ cảm ứng của bạn đã thực hiện thành công. Đây là một hình thức phản hồi đối với các hành động của người dùng rất dễ hiểu, thay vì đi theo hướng "im lặng" như trước đây, khi bạn luôn phải giao tiếp 1 chiều với smartphone và không thể chắc chắn liệu bạn đã chạm vào đúng vị trí cần chạm hay chưa.

Khi ra mắt, "Android L" đã trở thành "iOS 7 của Google". Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ điều hành của Google được cải tiến sâu, rộng và tuyệt đẹp đến như vậy. Vậy, ai là người đứng đằng sau thiết kế mới của Android?

Google khéo léo sử dụng các dải màu chạy ngang màn hình để giúp người dùng nhận biết rằng cử chỉ cảm ứng của họ đã được thực hiện thành công

Khi ra mắt, "Android L" đã trở thành "iOS 7 của Google". Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ điều hành của Google được cải tiến sâu, rộng và tuyệt đẹp đến như vậy. Vậy, ai là người đứng đằng sau thiết kế mới của Android?

Màu đỏ gắn liền với công dụng của ứng dụng Gmail. Các màu sắc sẽ gắn với các ứng dụng Google cụ thể trên Android L.

Cuối cùng, các biểu tượng ứng dụng cũng đã được đưa vào quá trình giao tiếp và điều khiển giữa người dùng và smartphone. Ví dụ, biểu tượng Gmail vẫn sẽ là biểu tượng màu đỏ giống như nút soạn thư (compose) trên tất cả các ứng dụng. Nhờ đó, tất cả các ứng dụng đều có thiết kế mang tính hướng dẫn. Bạn sẽ không gặp rối khi mở ứng dụng và buộc phải tự hỏi "Ứng dụng mà tôi tự mở đang làm gì vậy?".

Nhưng liệu Material Design có chết yểu?

Bất kể là bạn có đang "phát cuồng" với Material Design hay không, sẽ có một sự thật không mấy dễ chịu mà cả Google lẫn người hâm mộ đều phải chấp nhận: sẽ có rất ít người dùng Android được tiếp cận với ngôn ngữ thiết kế mới của Android L. Quá trình sáng tạo trên Android luôn bị kéo tụt lại bởi sự phân mảnh của hệ điều hành này và Material Design cũng không nằm ngoài số phận đó: sẽ không có một nhà sản xuất nào chịu tích hợp đầy đủ thiết kế này trên các thiết bị Android L của họ.

Điều này có nghĩa rằng khi bước chân lên các thế hệ smartphone và tablet mới, thiết kế Material Design sẽ bị chỉnh sửa theo ý của các nhà sản xuất, giống như các phiên bản Android trước đây. Phần lớn các thiết bị cũ sẽ không được cập nhật lên Android L do vấn đề tương thích. Bởi vậy, cố gắng của Duarte cùng đội ngũ thiết kế của Google có thể sẽ không hoàn thành đầy đủ ước nguyện của Duarte. Tuy vậy, mong ước của nhà thiết kế này hiện tại đang là truyền tải thông điệp tốt hơn tới các nhà phát triển ứng dụng, mang tới cho họ một bản hướng dẫn thực hiện Material Design đầy đủ để giúp toàn bộ hệ sinh thái Android trở nên "nguyên chất" hơn.

Khi ra mắt, "Android L" đã trở thành "iOS 7 của Google". Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ điều hành của Google được cải tiến sâu, rộng và tuyệt đẹp đến như vậy. Vậy, ai là người đứng đằng sau thiết kế mới của Android?  Matias Duarte, nhà thiết kế lừng danh đứng đằng sau Android L và Material Design

Trong cuộc trò chuyện của Wired cùng Duarte, các phóng viên đã đề cập tới nhà thiết kế này rằng có thể Material Design chính là phiên bản hoàn thiện của những lời hứa hẹn lỡ dở trên WebOS. Họ đặt ra câu hỏi với Duarte rằng liệu đây có phải là sản phẩm hoàn thiện mà vị phó chủ tịch của Android muốn tạo ra, với một trải nghiệm người dùng hoàn thiện không bị vương vấn bởi những gì còn lại trong quá khứ.

"Những người hỏi như vậy thực ra sẽ làm tôi nổi giận. Hãy nhìn xem Android đã tiến xa tới mức nào. Tạo ra Ice Cream Sandwich giống như là làm thuyền trưởng trên một chiến hạm, nơi mà bạn chỉ cần gọi vọng xuống phòng động cơ và con tàu sẽ chuyển hướng chỉ trong vòng 30 phút.

Nhưng tạo ra Material Design thì lại giống như làm đô đốc của cả một hạm đội. Chúng tôi phải đưa ra các quyết định với suy nghĩ rằng trong vòng 48 giờ tới sẽ không có gì thay đổi cả". Trong trường hợp của Android, "48 giờ" này đã trở thành 3 năm, nhưng cuối cùng Material Design cũng đã ra mắt để mang tới một chương mới cho Android.

Lê Hoàng

Theo Wired

Chủ đề khác