VnReview
Hà Nội

iFixit mổ Galaxy S10/S10e: cực khó sửa do màn, mặt lưng và pin gắn nhiều keo

Thế hệ Galaxy S10/S10+ và S10e được đánh giá là khó sửa chữa hơn so với Galaxy S9/S9+, đặc biệt là các chi tiết liên quan đến cảm biến vân tay dưới màn hình và cổng sạc USB-C.

Chuyên trang mổ xẻ iFixit mới đây đã có màn đánh giá chi các chi tiết linh kiện bên trong Galaxy S10 và S10e. Quá trình mổ bụng Galaxy S10 cho thấy, máy có một thiết kế bên trong rất khác biệt so với thế hệ Galaxy S9 trước đây do có cảm biến vân tay dưới màn hình, tấm sạc không dây ngược.

Tuy nhiên cũng bởi có nhiều chi tiết linh kiện phức tạp hơn nên Galaxy S10 cũng khó sửa hơn khá nhiều so với Galaxy S9. Theo đánh giá của iFixit, Galaxy S10 có mức độ khó sửa là 3/10, tức hơn một điểm về độ khó sửa so với Galaxy S9 là 4/10.

Nguyên nhân dẫn tới việc Galaxy S10 trở nên khó sửa hơn là pin, màn hình và kính mặt lưng được gắn với thân máy với rất nhiều băng keo. Ngoài ra việc hàn chặt cổng USB-C vào bo mạch chủ cũng khiến việc thay thế cổng sạc càng trở nên khó khăn hơn.

Dưới đây là màn mổ bụng chi tiết Galaxy S10/S10e:

"Nội soi" bên trong Galaxy S10

iFixit sử dụng thiết bị gia nhiệt để làm nóng lớp keo dán bên trong máy.

Sử dụng thiết bị hút chân không và cạy để mở lắp lưng máy

Và đây là mặt lưng của Galaxy S10 sau khi mở mặt lưng máy

Việc di chuyển cảm biến vân tay khỏi mặt lưng giúp Samsung dễ dàng tối ưu hóa không gian bố trí linh kiện. Đặc biệt, hãng đã loại bỏ cáp uốn dẻo, một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc sửa chữa phần cứng trên thiết bị Galaxy trong nhiều năm trở lại đây. Trong ảnh là nội thất sơ qua của Galaxy S10 (bên trái) và Galaxy S10e (bên phải)

Loại bỏ giắc cắm tai nghe và camera selfie trên hai máy

Sơ qua bên dưới bo mạch chủ của Galaxy S10

Galaxy S10 tích hợp một ống tản nhiệt bằng đồng và vật liệu graphite kích thước lớn hơn khá nhiều so với Galaxy S9. Nhờ kích thước lớn nên ống tản nhiệt này có thể truyền nhiệt tốt hơn, giúp máy nhanh mát và tăng hiệu suất sử dụng

Tiếp theo là cụm 3 camera sau của Galaxy S10. Mô-đun camera được bọc trong một khung nhựa màu vàng, có thể là nhựa ABS hoặc nylon

Mô-đun 3 camera của Galaxy S10 đặt cạnh mô-đun camera kép của Galaxy S10e

Bo mạch chủ trên Galaxy S10 (bên dưới) gồm: bộ nhớ trong Samsung eUFS NAND 512 GB (màu đỏ), RAM LPDDR4X (màu da cam) và chip Snapdragon 855, bộ giải mã âm thanh Qualcomm WCD9341 (màu vàng),…Trong khi đó bo mạch chủ của Galaxy S10e (bên trên) sử dụng bộ nhớ trong Toshiba UFS NAND 128 GB (màu đỏ)

Mặt dưới của bo mạch chủ gồm mô-đun Wi-Fi Murata KM8D03042 (màu đỏ đậm), mô đun thu phát sóng RF (màu da cam), bộ thu không dây IDT P93205 (màu xanh lá cây),…

Viên pin của Galaxy S10 có mức tiêu thụ điện năng 13,09Wh trong khi Galaxy S10e là 11,94Wh, tăng 13% so với mức 11,55 trên Galaxy S9 của năm ngoái. So sánh với iPhone XR (11,16Wh) và iPhone XS (10,13Wh), Galaxy S10 có vẻ tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Hai viên pin đều được sản xuất tại Việt Nam

Đây là cảm biến vân tay siêu âm dưới màn hình sử dụng công nghệ của Qualcomm.Cảm biến được gắn chặt vào màn hình nên việc sửa chữa cảm biến khá khó khăn

Trong khi đó Galaxy S10e do không sử dụng cảm biến vân tay dưới màn hình nên không gặp vấn đề như Galaxy S10/S10+. Hãng sử dụng con chip cảm ứng S6SY761X của Samsung, cùng IC với Galaxy S9 và S8

Lớp đồng bao bọc dày đặc bên trong máy giúp tản nhiệt tốt hơn

Các chi tiết như lỗ đục trên màn hình OLED được cắt chính xác bằng tia laser. Lỗ đục xuyên qua cả vùng trung gian và bo mạch chủ

Toàn bộ linh kiện của Galaxy S10 (bên trên) và Galaxy S10e (bên dưới)

Tiến Thanh

Chủ đề khác