VnReview
Hà Nội

Nhìn lại năm 2014 của Android (phần 2)

Trong năm 2014, thị trường Android chứng kiến một loạt các nhà sản xuất châu Á gặp khó khăn. Ngoại lệ duy nhất là một tên tuổi rất chăm chỉ cải tiến sáng tạo: LG.

Nhìn lại năm 2014 của Android (phần 1);

8. Project Cardboard và Gear VR

Trong năm 2014, thị trường Android chứng kiến một loạt các nhà sản xuất châu Á gặp khó. Ngoại lệ duy nhất là một tên tuổi rất chịu khó cải tiến sáng tạo: LG.

Kính thực tại ảo Cardboard

Khi nói tới lĩnh vực kính thực tại ảo trong năm 2014, có lẽ Facebook mới là ông lớn đáng chú ý nhất khi bỏ ra tới 2 tỷ USD để mua lại Oculus VR, công ty đi đầu trong lĩnh vực VR trong những năm qua. Tuy vậy, Samsung và Google mới là những tên tuổi đầu tiên đưa công nghệ mới mẻ này đến tay người dùng.

Vào tháng 6, trong khuôn khổ hội thảo I/O đình đám, Google ra mắt một giải pháp kính thực tại ảo vô cùng đơn giản có tên Project Cardboard. Để có thể trải nghiệm Cardboard, người dùng chỉ cần tải ứng dụng tạo hiệu ứng 3D miễn phí từ gian hàng Google Play và mua các bộ lắp ráp kính có giá thành không vượt quá 500.000 đồng. Dĩ nhiên, nếu đủ khéo léo, bạn cũng có thể tự chế tạo kính thực tại ảo cho riêng mình từ bìa các-tông với giá thành gần như miễn phí.

Trong năm 2014, thị trường Android chứng kiến một loạt các nhà sản xuất châu Á gặp khó. Ngoại lệ duy nhất là một tên tuổi rất chịu khó cải tiến sáng tạo: LG.

Samsung Gear VR

Đến tháng 9, đến lượt Samsung nhảy vào thị trường "kính thực tại ảo di động" khi ra mắt bộ kính Gear VR. Giải pháp của Samsung khá giống với Google khi sử dụng smartphone làm thiết bị phát trung tâm, song lại có giá khá đắt (200 USD ~ 4,3 triệu đồng) và đòi hỏi phải đi kèm chiếc Galaxy Note 4 cao cấp.

Tuy vậy, ngay từ giai đoạn mang đậm tính thử nghiệm như hiện nay, Gear VR đã mang tới nhiều đột phá: giao diện dễ sử dụng, khả năng lắp ráp/cài đặt dễ dàng cùng thiết bị di động và trải nghiệm sử dụng khá thoải mái. Samsung vẫn còn nhiều điều phải làm để hoàn thiện Gear VR, nhưng sức mạnh sản xuất của ông lớn Hàn Quốc hứa hẹn một năm 2015 nhiều bước ngoặt cho các fan của kính thực tại ảo trên Android.

9. Sony cắt giảm 1,67 tỷ USD khỏi giá trị thị trường của bộ phận di động

Trong năm 2014, thị trường Android chứng kiến một loạt các nhà sản xuất châu Á gặp khó. Ngoại lệ duy nhất là một tên tuổi rất chịu khó cải tiến sáng tạo: LG.

Các thế hệ Xperia Z không đủ khác biệt để thuyết phục người dùng mua mới

Vụ hack khổng lồ liên quan tới bộ phim The Interview không phải là thảm họa duy nhất của Sony trong năm 2014. Kết thúc quý 3, Sony cho biết sẽ phải chịu khoản lỗ lên tới 2,1 tỷ USD cho năm tài chính hiện tại (tháng 4/2014 – tháng 3/2015 tại Nhật Bản).

Chỉ duy nhất trong quý 3 năm nay, Sony đã phải chịu khoản lỗ 1,2 tỷ USD. Trong đó, bộ phận di động mang lại cho Sony khoản lỗ 1,6 tỷ USD. Nói cách khác, PlayStation 4 và các bộ phim đình đám như Amazing Spider-Man 2 càng góp phần mang lại lợi nhuận cho Sony bao nhiêu thì bộ phận Sony Mobile lại đem "ném" đi bấy nhiêu.

Cũng trong tháng 10, Sony quyết định cắt giảm 1,67 tỷ USD khỏi trị giá thị trường của bộ phận di động. Dự đoán doanh số smartphone trong năm 2014 bị giảm từ 50 triệu máy (tháng 4) xuống 43 triệu máy (tháng 7) và có vẻ sẽ tiếp tục bị cắt giảm trong tương lai gần – dựa theo tuyên bố của chính Sony.

Trong năm 2014, thị trường Android chứng kiến một loạt các nhà sản xuất châu Á gặp khó. Ngoại lệ duy nhất là một tên tuổi rất chịu khó cải tiến sáng tạo: LG.

Sau chiếc Z Ultra mờ nhạt, Sony có vẻ đã bỏ cuộc trong cuộc đua phablet cao cấp

Vì sao Sony Mobile lại rơi vào tình cảnh tồi tệ như hiện nay, nhất là trong bối cảnh những thế hệ Xperia Z mới vẫn được báo giới đánh giá rất tốt? Câu trả lời có thể là bởi chiến lược 2 smartphone đầu bảng mỗi năm: chẳng ai cảm thấy thích thú khi vừa bỏ một khoản tiền lớn ra mua Xperia Z2 thì Z3 đã rục rịch ra đời. Tiếp đến là yếu tố cấu hình: tất cả những chiếc Xperia đầu bảng đều thua kém sản phẩm của Samsung và LG về dung lượng RAM, xung nhịp chip hoặc thậm chí là đời chip. Sự mờ nhạt của Sony trên cuộc chiến phablet so với các đối thủ Hàn Quốc cũng có thể coi là nguyên nhân gây ra tình trạng thua lỗ như hiện nay.

Liệu Sony có thể vực dậy mảng Mobile? Với nhiều nhà đầu tư, sau khi bán đi thương hiệu Vaio cho mảng PC, tập đoàn Nhật Bản không có lý do gì để giữ lại thương hiệu Xperia. Các fan hâm mộ có thể hy vọng nhiều vào CEO mới Hiroki Totoki, song những người thực tế có lẽ sẽ không hy vọng quá nhiều vào tương lai của Sony tại thời điểm này.

10. Fire Phone: Thảm họa của Amazon

Trong năm 2014, thị trường Android chứng kiến một loạt các nhà sản xuất châu Á gặp khó. Ngoại lệ duy nhất là một tên tuổi rất chịu khó cải tiến sáng tạo: LG.

Tính năng "quét 3D" để mua hàng không xứng với mức giá 600 USD của Fire Phone

Bạn có thể mang quan điểm yêu/ghét khác nhau về các nhà sản xuất, song nếu nhìn nhận một cách khách quan, trong những năm vừa qua tất cả các sản phẩm smartphone đầu bảng đều có chất lượng tương đối hoàn hảo. Thật không may, chiếc Amazon Fire Phone đã ra mắt để... thay đổi điều này.

Đến từ một công ty có bề dày sản xuất phần cứng khá tốt (ví dụ, chiếc tablet Kindle Fire HDX 7 inch 2013 có vi xử lý Snapdragon 800 ở mức giá còn thấp hơn cả Nexus 7), Fire Phone có thể được coi là sản phẩm phần cứng thất vọng nhất trong lịch sử của Amazon. Thất bại của Fire Phone đến từ nhiều yếu tố: cấu hình yếu (không được trang bị Snapdragon 801 như các đối thủ cạnh tranh), giá đắt (600 USD), thiết kế xấu và kém sang trọng, không có tính năng nổi trội nào ngoại trừ camera 3D mà... không người dùng nào cần tới.

Fire Phone xứng đáng là một thất bại ở tầm vóc "thảm họa" cho Amazon. Đến hết quý 3, lượng hàng tồn của chiếc điện thoại này lên tới 83 triệu USD. Trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới buộc phải cắt giảm 170 triệu USD trị giá thị trường do "phí kho và đảm bảo với các nhà cung ứng" do Fire Phone sinh ra. CEO Jeff Bezos vẫn mạnh miệng tuyên bố sẽ thử nghiệm nhiều thế hệ Fire Phone cho đến khi ra mắt được một sản phẩm hoàn thiện, song thị trường smartphone vô cùng khắc nghiệt hiện nay chắc chắn sẽ không có để Amazon lặp lại một sai lầm như chiếc smartphone đầu tay của mình.

11. Không còn Nexus giá rẻ

Trong năm 2014, thị trường Android chứng kiến một loạt các nhà sản xuất châu Á gặp khó. Ngoại lệ duy nhất là một tên tuổi rất chịu khó cải tiến sáng tạo: LG.

Nexus 5 (trái) và Nexus 6 (phải)

Trong năm 2014, Google đã thay đổi toàn diện chiến lược dành cho thế hệ Nexus. Sau 2 năm liền được sản xuất bởi LG , trong năm nay trách nhiệm chế tạo ra trải nghiệm Android gốc hoàn hảo nhất được đặt vào tay Motorola. Khi so sánh cùng Galaxy S5, HTC One M8 hay LG G3, các fan khó có thể phàn nàn bất cứ điều gì về chất lượng Nexus 6. Tuy vậy, với chiếc smartphone tuyệt vời này, Google đã mang tới một trở ngại khổng lồ: giá thành. Chiếc phablet đầu tiên trong lịch sử Nexus có giá lên tới 600 USD, tức là chỉ kém Galaxy S5 và iPhone 6 khoảng 50 USD.

Với sự hiện diện của một chiếc smartphone 6 inch, Google cũng không còn lý do gì để sản xuất tablet 7 inch. Chiếc Nexus 9 do HTC sản xuất có giá lên tới 400 USD, tức là ngang ngửa với iPad Air 2013. Như vậy, thời đại của những chiếc smartphone Nexus cấu hình mạnh mẽ nhưng giá bằng một nửa các sản phẩm cạnh tranh đã kết thúc.

Trong năm 2014, thị trường Android chứng kiến một loạt các nhà sản xuất châu Á gặp khó. Ngoại lệ duy nhất là một tên tuổi rất chịu khó cải tiến sáng tạo: LG.

Nexus 9 (trái) và Nexus 7 (phải)

Google đưa ra chiến lược mới cho Nexus trong bối cảnh thị trường smartphone đã thay đổi khá toàn diện. Phân khúc smartphone và tablet cấp thấp đều đã nằm trọn trong tay các nhà sản xuất Android, và Windows Phone cũng đã chìm khuất vào dĩ vãng. Giờ là lúc Android phải tập trung vào phân khúc cao cấp để chống lại Apple. Với một phiên bản Android hoàn thiện như 5.0 Lollipop, smartphone Nexus cũng cần phải được nâng tầm lên "siêu phẩm", loại bỏ các điểm yếu như thời lượng pin, camera, thiết kế... mà Nexus 4 và Nexus 5 đã từng mắc phải. Tablet Nexus cũng cần phải từ bỏ màn hình nhỏ và cấu hình tụt hậu để xâm chiếm vào phân khúc cao cấp từng bị "bỏ ngỏ" cho Apple.

Cần phải chỉ ra rằng Google chưa bao giờ mang tham vọng doanh số cho Nexus. Song, các sản phẩm Nexus được coi là "thước đo chuẩn mực" của trải nghiệm Android, đặc biệt là đối với các nhà phát triển phần mềm. Sức ép đến từ iPhone 6 và từ nhu cầu ngày càng sụt giảm buộc Android phải thay đổi, và khi Android thay đổi, Nexus cũng phải được cải thiện. Rất tiếc, đi cùng với tham vọng mới của Google lại là cái chết dành cho mơ ước được xài "đồ hiệu giá rẻ" của các fan Android.

12. OnePlus One xuất hiện đầy... kỳ cục

Trong năm 2014, thị trường Android chứng kiến một loạt các nhà sản xuất châu Á gặp khó. Ngoại lệ duy nhất là một tên tuổi rất chịu khó cải tiến sáng tạo: LG.

Khi xuất hiện vào đầu năm, OnePlus One được kỳ vọng trở thành chiếc smartphone "trong mơ" của các fan hâm mộ. Nhà sản xuất Trung Quốc đưa ra rất nhiều lời hứa hẹn hấp dẫn, trong đó đáng chú ý nhất là mức giá hấp dẫn hơn cả Nexus 5 và cấu hình ngang ngửa với các đối thủ như Galaxy S5 và Xperia Z2.

Sau khi ra mắt, chất lượng của OnePlus One phần nào đã đáp ứng được nguyện vọng của các fan. Tuy vậy, những sự cố ngoài lề lại khiến cho OnePlus mắc hết từ sai lầm này đến sai lầm khác. Đầu tiên, công ty Trung Quốc thực hiện một số chương trình marketing rất lố bịch: một chiến dịch quảng cáo kêu gọi fan nữ chụp ảnh "khêu gợi" để nhận thưởng và một chiến dịch quảng cáo yêu cầu người dùng "đập" smartphone cũ để nhận chiếc OnePlus One.

Trong năm 2014, thị trường Android chứng kiến một loạt các nhà sản xuất châu Á gặp khó. Ngoại lệ duy nhất là một tên tuổi rất chịu khó cải tiến sáng tạo: LG.

Thậm chí, trong chiến dịch thứ 2, một fan kém may mắn còn nhận được một chiếc hộp... trống không sau khi đã tự tay đập đi chiếc smartphone của mình hòng nhận được chiếc OnePlus mới.

Tuy nhiên, thất vọng lớn nhất đối với nhà sản xuất từng tuyên bố sẽ "giết chết" các smartphone đầu bảng cạnh tranh là sản lượng quá hạn chế của chiếc OnePlus One. Trong giai đoạn đầu, những người muốn mua OnePlus One sẽ phải tìm cách được... OnePlus mời mua. Đến khi ra mắt tại các chuỗi bán lẻ, giá của OnePlus One lại bị đẩy cao hơn. Phải đến tận tháng 9, thời điểm gần như không còn ai quan tâm đến OnePlus, nhà sản xuất Trung Quốc này mới có thể ra mắt hệ thống đặt hàng hợp lý cho sản phẩm đầu tiên của mình.

13. Google bán lại Motorola cho Lenovo

Trong năm 2014, thị trường Android chứng kiến một loạt các nhà sản xuất châu Á gặp khó. Ngoại lệ duy nhất là một tên tuổi rất chịu khó cải tiến sáng tạo: LG.

Moto E

Thực tế, cho đến tận bây giờ vẫn chưa ai hiểu vì sao ngay từ đầu Google đã bỏ một đống tiền để mua và sau này là "đốt" cho hoạt động của Motorola. Ngoại trừ kho bằng sáng chế khổng lồ, Motorola gần như không có một giá trị gì với Google. Thậm chí, thương vụ Google – Motorola còn khiến mối quan hệ của Google với các đối tác phần cứng khác bị sứt mẻ: chẳng ai dám chắc rằng Google sẽ coi công ty con của mình là một đối tác bình đẳng.

Nhưng, sau một thời gian dài tồn tại mờ nhạt dưới trướng của Google, Motorola cuối cùng cũng đã về tay chủ mới: Lenovo (Trung Quốc). Khoản tiền 2,91 tỷ USD mà nhà sản xuất smartphone đứng thứ 4 thế giới phải trả về tay Google chưa bằng 1/4 số tiền 12,5 tỷ USD mà Google bỏ ra để thâu tóm Motorola vào 3 năm trước.

Gần như trong suốt cả quãng thời gian được Google điều hành, Motorola không gây được dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường. Ví dụ tiêu biểu là chiếc Moto X 2013, một sản phẩm đầu bảng tuy có nhiều tính năng phần cứng thú vị và nhiều tùy chọn thiết kế nhưng lại có cấu hình chỉ bằng smartphone của năm 2012. Phải đến tận cuối thời gian dưới quyền điều hành của Google, Motorola mới thực sự tạo được dấu ấn khi ra mắt những sản phẩm giá rẻ như Moto E, Moto G và chiếc smartwatch "trong mơ" Moto 360. Như vậy, Google thậm chí còn đợi tới khi số phận của Motorola đã được định đoạt mới thực hiện tham vọng sử dụng nhà sản xuất này đến tay càng nhiều người dùng càng tốt.

Trong năm 2014, thị trường Android chứng kiến một loạt các nhà sản xuất châu Á gặp khó. Ngoại lệ duy nhất là một tên tuổi rất chịu khó cải tiến sáng tạo: LG.

Moto 360

Sự kiện Motorola về tay Lenovo cũng đã chấm dứt hy vọng rằng Google có thể đi theo hướng của Apple và nắm toàn bộ phần cứng lẫn phần mềm của Android. Gã khổng lồ tìm kiếm giữ lại được một kho bằng sáng chế khổng lồ cùng dự án smartphone xếp hình Project Ara. Lenovo có vẻ là người hưởng lợi hơn hẳn: sự kết hợp giữa khả năng sản xuất của công ty Trung Quốc và chất lượng phần cứng cùng thương hiệu của Motorola có thể được coi là chìa khóa giúp Lenovo đánh bại đàn em Xiaomi và cạnh tranh mạnh mẽ hơn với Samsung, HTC và LG.

14. LG lập kỷ lục doanh số

Có lẽ, ngoại trừ các công ty Trung Quốc, LG là nhà sản xuất Android duy nhất có thể mỉm cười khi năm 2014 khép lại. Sau nhiều năm phải đem tiền từ các mảng sản xuất khác " đốt" vào bộ phận di động, đến năm 2014, LG lần đầu tiên làm ăn có lãi. Trong quý 2/2014, công ty Hàn Quốc chứng kiến lợi nhuận cao kỷ lục từ năm 2010, trong khi quý 3  LG tiếp tục lập kỷ lục về sản lượng. Kết thúc quý tài chính từ tháng 7 – tháng 9/2014, LG đã cán mốc sản lượng 16,98 triệu chiếc, cao hơn 39% so với mốc 12 triệu chiếc đạt được vào năm ngoái.

Trong năm 2014, thị trường Android chứng kiến một loạt các nhà sản xuất châu Á gặp khó. Ngoại lệ duy nhất là một tên tuổi rất chịu khó cải tiến sáng tạo: LG.

LG G3 là chiếc smartphone QHD đầu tiên đến từ một nhà sản xuất tên tuổi

Như vậy, cuộc bám đuổi của LG trên thị trường smartphone đã chính thức hoàn tất. Khi cuộc cách mạng smartphone nổ ra, LG đã quá chậm chân và để cho đồng hương Samsung tạo ra khoảng cách quá xa nhưng hãng điện tử xứ Hàn đã biết cách để tìm lại vinh quang. Bí quyết giúp cho LG thành công là các dòng smartphone L "ngon, bổ, rẻ" và những chiếc smartphone dòng G đầu bảng đầy sáng tạo. Chiếc G3 của năm nay là một minh chứng hoàn hảo: công ty Hàn Quốc đã mạnh dạn đưa màn hình 5.5 inch lên smartphone chính thống và giảm thiểu viền màn hình để tạo ra một chiếc điện thoại không hề quá khổ một chút nào hết. Trước đó, chiếc LG G2 cũng được đánh giá rất cao nhờ thời lượng pin tốt và cấu hình tuyệt vời.

Cùng lúc, LG đã trở lại với thị trường máy tính bảng với chiếc LG G Pad 8.3. Màn hình đẹp, cấu hình khá ổn so với mức giá và thiết kế vượt trội là những điểm nổi bật của chiếc tablet đầu tiên được LG sản xuất trong suốt 3 năm vừa qua. Ngay sau đó, LG ra mắt thêm 3 sản phẩm tablet dành cho người dùng hạn hẹp chi phí với cấu hình hợp lý và trải nghiệm sử dụng dễ chịu: G Pad 7.0, 8.0 và 10.1.

Trong năm 2014, thị trường Android chứng kiến một loạt các nhà sản xuất châu Á gặp khó. Ngoại lệ duy nhất là một tên tuổi rất chịu khó cải tiến sáng tạo: LG.

LG G Pad 8.3

Quãng đường phía trước sẽ khó khăn hơn đối với LG, nhất là trong bối cảnh các đối thủ Trung Quốc đang gây sức ép mạnh mẽ trên phân khúc giá rẻ và 2 chiếc iPhone mới ra mắt đang áp đảo trên phân khúc cao cấp. Tuy vậy, trong một năm mà cả Samsung, Sony lẫn HTC đều gặp khó, những gì LG đạt được thực sự rất đáng nể. Trong năm 2015, LG được kỳ vọng sẽ ra mắt LG G4 và làm mới dòng phablet G Pro ngay trong quý đầu tiên. Liệu công ty Hàn Quốc có thể mang tới những bất ngờ thú vị như năm ngoái? Hãy cùng chờ đợi để có được câu trả lời.

Lê Hoàng

Tổng hợp

Chủ đề khác