VnReview
Hà Nội

Android đã thất bại trong cuộc đua 64-bit với iOS?

Tụt hậu về cả số lượng nhân lẫn xung nhịp song Apple vẫn khiến các đối thủ Android gặp khó khăn lớn khi cố gắng chạy theo kiến trúc 64-bit được ra mắt trên iPhone 5s từ năm 2013. Mới đây, sự cố với Snapdragon 810 khiến năm 2015 của các nhà sản xuất Android bắt đầu một cách đầy trắc trở.

Vẫn tụt hậu về cả số lượng nhân lẫn xung nhịp song Apple vẫn khiến các đối thủ Android gặp khó khăn lớn khi cố gắng chạy theo kiến trúc 64-bit được ra mắt trên iPhone 5s từ năm 2013. Mới đây, sự cố với Snapdragon 810 khiến năm 2015 của các nhà sản xuất Android bắt đầu một cách đầy trắc trở.

Dù nhìn chung vẫn tụt hậu so với Android nhưng Apple thường đi trước trong những cuộc đua quan trọng nhất

Khi ra mắt vào năm 2013, iPhone 5s được trang bị vi xử lý A7 – dòng chip di động đầu tiên trong lịch sử có kiến trúc 64-bit thay vì sử dụng kiến trúc 32-bit truyền thống. Ngay lập tức, kiến trúc 64-bit được coi là một thành tựu khổng lồ của Apple và một trong những điểm nhấn lớn nhất của iPhone 5s, vốn thực chất chỉ là một dòng iPhone "S" mờ nhạt.

Đến năm 2015, bước tiến lên kiến trúc 64-bit của Apple mới thực sự khiến các đối thủ Android gặp khó khăn trầm trọng: vì vội vã bám đuổi trong cuộc đua 64-bit, Qualcomm đã khiến dòng chip đầu bảng mới nhất của mình gặp phải nhiều lỗi rất đáng lo ngại.

Snapdragon 810 gặp lỗi tản nhiệt và hiệu năng trầm trọng

Theo thông tin từ Korea Times, một tờ báo nắm khá rõ các thông tin về chuỗi cung ứng của Hàn Quốc, dòng chip Snapdragon 810 (được dự kiến sẽ có mặt trên Galaxy S6, LG G4 và gần như tất cả các mẫu Android đầu bảng khác trong nửa đầu năm 2015) hiện đang gặp các vấn đề nghiêm trọng về tản nhiệt và hiệu năng: "Các vấn đề như tản nhiệt khi hoạt động tại một số hiệu điện thế nhất định và sự sụt giảm về hiệu năng do các vấn đề của chip quản lý bộ nhớ gây ra đã được ghi nhận. Xung nhịp của Snapdragon 810, vốn là một thông số có thể đại diện cho hiệu năng, được dự kiến sẽ còn thấp hơn cả sản phẩm tiền nhiệm Snapdragon 805".

Vẫn tụt hậu về cả số lượng nhân lẫn xung nhịp song Apple vẫn khiến các đối thủ Android gặp khó khăn lớn khi cố gắng chạy theo kiến trúc 64-bit được ra mắt trên iPhone 5s từ năm 2013. Mới đây, sự cố với Snapdragon 810 khiến năm 2015 của các nhà sản xuất Android bắt đầu một cách đầy trắc trở.

Thậm chí, Korea Times còn trích dẫn tuyên bố của Geekbench khẳng định Qualcomm vừa phát hiện một lỗi "nằm ngoài tầm kiểm soát" khiến cho hiệu năng đồ họa bị giảm sút trầm trọng mỗi khi chip quá nóng.

Gần như ngay lập tức, 3 nhà phân tích thị trường của J.P. Morgan cũng đưa ra các khẳng định tương tự, theo đó không chỉ Snapdragon 810 mà cả Snapdragon 615 đều đã gặp lỗi này kể từ tháng 12 vừa qua.

Thực tế, khi những tin đồn đầu tiên về các vấn đề mà Snapdragon 810 đang gặp phải xuất hiện vào cuối năm ngoái, Qualcomm đã nhanh chóng lên tiếng phủ nhận và cho biết lịch trình sản xuất vẫn đang diễn ra bình thường. Tuy vậy, khung thời gian ra mắt của Snapdragon 810 kéo dài trong vòng... 5 tháng, và bởi vậy Qualcomm gần như không thể lỡ hẹn với tuyên bố của mình.

Vấn đề là ở chỗ các dòng smartphone đầu bảng của năm 2015 sẽ không thể đợi đến 5 tháng. Thông thường, các mẫu Galaxy S, LG G, Xperia Z và HTC One mới sẽ được các nhà sản xuất trình làng trong khuôn khổ sự kiện MWC diễn ra vào tháng 2 mỗi năm tại Berlin, Đức. Để có thể kịp ngày ra mắt vào tháng 2 (và lên kệ thường vào tháng 4), tại thời điểm này chu trình của Samsung, LG, Sony đều đã phải đi vào giai đoạn sản xuất hàng loạt.

http://vnreview.vn/tin-tuc-kinh-doanh/-/view_content/content/1422109/sau-snapdragon-810-den-luot-snapdragon-615-gap-van-de

Các sự cố đối với Snapdragon 810 sẽ buộc Qualcomm phải thiết kế một phiên bản 810 hoàn toàn mới. Điều này sẽ đẩy lùi lịch trình ra mắt của toàn bộ các dòng smartphone Android đáng chú ý trong nửa đầu năm nay. Theo dự đoán của các nhà phân tích thị trường, Qualcomm sẽ phải mất tận 1 tháng để thử nghiệm và sửa lỗi thiết kế, sau đó mất thêm 2 tháng nữa để hoàn thiện khuôn mẫu cho quá trình sản xuất hàng loạt.

Nhìn lại cuộc đua 64-bit trong một năm vừa qua

Trở lại với câu chuyện của iPhone 5s: khi Apple ra mắt A7, một vị lãnh đạo của Qualcomm đã lớn tiếng gọi bước tiến lên 64-bit của Apple là "trò quảng cáo vô nghĩa". Chỉ ít lâu sau, Qualcomm buộc phải ra tuyên bố chính thức phủ nhận lập luận này, thừa nhận rằng 64-bit là tương lai của chip di động và... giáng chức vị lãnh đạo nói trên.

Phải mất 1 năm Qualcomm (và các nhà sản xuất chip Android) mới đuổi kịp Apple. Điều này khiến toàn bộ thế hệ smartphone Android đầu bảng của năm 2014 (Galaxy S5, LG G3, HTC One M8 và Xperia Z2) đều phải ở lại với Snapdragon 801 32-bit, vốn là một dòng chip khá mờ nhạt khi so sánh với thế hệ Snapdragon 800 trước đó. Đáng buồn hơn cả, Galaxy S5 ra mắt khi Apple đã vén màn vi xử lý 64-bit được gần 5 tháng trời.

Vẫn tụt hậu về cả số lượng nhân lẫn xung nhịp song Apple vẫn khiến các đối thủ Android gặp khó khăn lớn khi cố gắng chạy theo kiến trúc 64-bit được ra mắt trên iPhone 5s từ năm 2013. Mới đây, sự cố với Snapdragon 810 khiến năm 2015 của các nhà sản xuất Android bắt đầu một cách đầy trắc trở.

Galaxy Note 4 và Galaxy S6

Sau khi Google ra mắt Android 5.0 (có hỗ trợ 64-bit đầy đủ), Qualcomm cũng đã ra mắt Snapdragon 805 64-bit. Song, vấn đề với dòng chip này là thời điểm ra mắt không thuận lợi: trừ Galaxy Note 4 và Nexus 6, nửa sau năm 2015, cũng giống như các năm khác, đã không được các nhà sản xuất Android lựa chọn để ra mắt các sản phẩm đầu bảng đáng chú ý nhất. Ngay cả Galaxy Note dù là dòng sản phẩm đứng thứ 2 của Samsung nhưng cũng có doanh số chỉ bằng một phần nhỏ của dòng Galaxy S. Với bản chất là thiết bị "mẫu" cho các nhà sản xuất Android, Nexus không thể so bì cùng các sản phẩm đầu bảng của Samsung, HTC hay LG về doanh số trên thị trường người tiêu dùng.

Đến năm 2015, Snapdragon 810 sẽ là dòng chip 64-bit đầu tiên có mặt trên các mẫu Android đầu bảng (dĩ nhiên, chúng ta đang loại trừ một số phiên bản của Galaxy S5 sử dụng Snapdragon 805 được ra mắt hạn chế tại Hàn Quốc vào năm ngoái). Thật trớ trêu, dòng chip có vai trò tối quan trọng trong năm bước ngoặt 2015 thì lại gặp lỗi, còn dòng Snapdragon 805 kém quan trọng hơn thì lại không gặp vấn đề gì.

Đây sẽ là một bước lùi trầm trọng cho thị trường Android trong nửa đầu 2015, bởi ngoại trừ Samsung là tên tuổi duy nhất có thể tự sản xuất chip cho smartphone cao cấp của mình, các nhà sản xuất khác đều phải nhờ tới thương hiệu Snapdragon của Qualcomm. Thậm chí, ngay chính Samsung dù rất muốn chuyển sang sử dụng chip Exynos "nhà tự trồng được" nhưng vẫn phải phụ thuộc vào Qualcomm bởi 2 lý do: 1) chip Snapdragon cho đến giờ vẫn được coi là có hiệu năng ổn định và vượt trội hơn Exynos và 2) bộ phận sản xuất vi xử lý của Samsung chưa đủ lớn mạnh để cung cấp chip cho toàn bộ dòng Galaxy S, vốn thường có doanh số hàng chục triệu chiếc.

Vẫn tụt hậu về cả số lượng nhân lẫn xung nhịp song Apple vẫn khiến các đối thủ Android gặp khó khăn lớn khi cố gắng chạy theo kiến trúc 64-bit được ra mắt trên iPhone 5s từ năm 2013. Mới đây, sự cố với Snapdragon 810 khiến năm 2015 của các nhà sản xuất Android bắt đầu một cách đầy trắc trở.

Chip Tegra X1 có hiệu năng mạnh mẽ không ra mắt cùng sản phẩm phần cứng smartphone/tablet đáng chú ý nào cả

Các tên tuổi khác thì sao? MediaTek vẫn chìm khuất dưới phân khúc giá rẻ, Intel mới chỉ thuyết phục được một vài nhà sản xuất "ngồi chiếu dưới" về sức mạnh thương hiệu như Lenovo và ASUS. Đối thủ lớn nhất của Qualcomm, NVIDIA thì lại chưa bao giờ thực sự chen chân được vào thị trường Android cao cấp. Thậm chí, dòng chip Tegra X1 mới được NVIDIA ra mắt gần đây còn đánh dấu bước chuyển của công ty Đài Loan sang một thị trường mới: hệ thống thông minh trong xe hơi. Ngoại trừ Xiaomi MiPad và Nexus 9, thế hệ Tegra cũ của NVIDIA (Tegra K1) cũng không hề góp mặt trên một chiếc smartphone/tablet đầu bảng nào cả.

Các nhà sản xuất đang phụ thuộc quá nhiều vào Qualcomm. Giờ thì ai cũng có thể nhận thấy rằng toàn bộ tương lai của Android hóa ra không nằm trong tay Google, mà lại do một nhà sản xuất SoC quyết định.

Android sẽ mãi mãi tụt hậu trong cuộc đua 64-bit?

Dĩ nhiên, tại thời điểm hiện tại, chúng ta chưa thể khẳng định 100% rằng Snapdragon 810 sẽ khiến Galaxy S6 và các sản phẩm Android "đỉnh" khác lỡ hẹn ra mắt vào tháng 2. Tuy vậy, như đã khẳng định ở trên, nếu không gặp lỗi, vào thời điểm này các mẫu smartphone Android đều đã đi vào sản xuất hàng loạt. Số lượng các mẫu ảnh rò rỉ quá ít so với mọi năm và sự vắng mặt hoàn toàn của các bức ảnh chụp sản phẩm hoàn thiện cho khả năng Galaxy S6, LG G4, HTC Hima và Xperia Z4 lỡ hẹn với lịch ra mắt tháng 2 là rất lớn.

Sự kiện Snapdragon 810 gặp lỗi cho thấy Qualcomm có lẽ đã phải trả giá quá đắt khi chạy theo Apple. Dòng chip mới nhất của Qualcomm gây chú ý không chỉ nhờ số lượng nhân vượt trội (8 nhân) mà còn bởi Qualcomm đã từ bỏ thiết kế nhân Krait tự phát triển để chuyển sang thiết kế Cortex do chính ARM đưa ra cho các nhà sản xuất tham chiếu (Snapdragon 810 có 4 nhân Cortex-A57 và 4 nhân Cortex-A53). Các tuyên bố từ JP Morgan đưa ra kết luận rằng chính thay đổi này là nguyên nhân khiến Snapdragon 810 gặp lỗi:

"Với chip Snapdragon 810, chúng tôi tin rằng vấn đề là do quá trình chế tác các nhân A57 64-bit gây ra, khiến cho chip bị quá nhiệt khi tăng tốc vượt ngưỡng 1.2 – 1.4GHz. Đây sẽ là một trở ngại khổng lồ cho các dòng smartphone đầu bảng".

Vẫn tụt hậu về cả số lượng nhân lẫn xung nhịp song Apple vẫn khiến các đối thủ Android gặp khó khăn lớn khi cố gắng chạy theo kiến trúc 64-bit được ra mắt trên iPhone 5s từ năm 2013. Mới đây, sự cố với Snapdragon 810 khiến năm 2015 của các nhà sản xuất Android bắt đầu một cách đầy trắc trở.

Sản phẩm kế nhiệm One M8 cho đến giờ vẫn còn chìm trong bí ẩn

Vậy, vì sao Qualcomm phải từ bỏ Krait và nhân đôi số nhân một cách quá vội vã? Câu trả lời có lý nhất vẫn là: sau tận 1 năm bị Apple bất ngờ vượt mặt, Qualcomm cần phải thể hiện được một bước tiến rõ rệt trên loạt smartphone Android chủ lực đầu tiên dùng chip 64-bit. Quá trình thiết kế và phát triển để bắt kịp Apple đã khiến chip Snapdragon gặp phải các lỗi nghiêm trọng chưa từng có tiền lệ.

Tia hy vọng lớn nhất cho các fan Android lúc này đến từ G Flex 2 – sản phẩm chính thức sử dụng Snapdragon 810 đầu tiên trong năm nay. Song, thực tế G Flex 2 vẫn chỉ là một sản phẩm mang tính ý tưởng/thử nghiệm. Do sản lượng G Flex 2 sẽ không đạt mức quá cao, Qualcomm có lẽ vẫn có thể đảm đương được sản lượng Snapdragon 810 phiên bản hiện tại cho dòng sản phẩm lưng cong này.

Và kể cả nếu Snapdragon 810 không hề gặp phải lỗi trầm trọng nào, rõ ràng Android đã phải bám đuổi Apple trong cuộc đua 64-bit trong một khoảng thời gian quá dài. Không ai dám chắc rằng chuỗi ngày bám đuổi này sẽ sớm kết thúc, bởi thị trường ứng dụng iOS sau khi lên 64-bit vẫn cứ liên tục đi từ cột mốc này sang cột mốc khác (mới đây, Apple công bố doanh thu cho các nhà phát triển iOS chạm ngưỡng 10 tỷ USD), còn Android thì thậm chí vẫn phải "loay hoay" với vấn đề phân mảnh. Số liệu gần đây cho thấy 0,1% người dùng cập nhật lên 5.0 Lollipop, vốn là phiên bản Android đầu tiên hỗ trợ 64-bit nhưng cũng gặp phải nhiều lỗi tính năng khá nghiêm trọng (hao pin, tốn RAM...).

Vẫn tụt hậu về cả số lượng nhân lẫn xung nhịp song Apple vẫn khiến các đối thủ Android gặp khó khăn lớn khi cố gắng chạy theo kiến trúc 64-bit được ra mắt trên iPhone 5s từ năm 2013. Mới đây, sự cố với Snapdragon 810 khiến năm 2015 của các nhà sản xuất Android bắt đầu một cách đầy trắc trở.

LG G Flex 2

Vậy, Apple hay Android đã chiến thắng trong cuộc đua 64-bit do iPhone 5s bắt đầu? Câu trả lời tại thời điểm này là quá rõ ràng, và thậm chí có vẻ sẽ không thể thay đổi trong nhiều tháng sắp tới.

Lê Hoàng

Tổng hợp từ BGR

Chủ đề khác