VnReview
Hà Nội

Tương lai nào cho Windows Phone? (phần cuối)

Đi cùng với sự kiện Nokia về tay Microsoft và sự kiện CEO Satya Nadella tiến hành cải tổ công ty phần mềm số 1 thế giới lại là một câu chuyện đáng buồn: Windows Phone đang chìm dần vào quên lãng. Microsoft sẽ phải làm gì để chiến lược "di động trên hết" có thể thực sự vực dậy mảng di động của hãng?

Bài liên quan: Tương lai nào cho Windows Phone? (phần 1)

Đi cùng với sự kiện Nokia về tay Microsoft và sự kiện CEO Satya Nadella tiến hành cải tổ công ty phần mềm số 1 thế giới lại là một câu chuyện đáng buồn: Windows Phone đang chìm dần vào quên lãng. Microsoft sẽ phải làm gì để chiến lược "di động trên hết" có thể thực sự vực dậy mảng di động của hãng?

Xét cho cùng, chìa khóa duy nhất của Microsoft vẫn là giải quyết vấn đề ứng dụng. Một khi giải quyết được vấn đề ứng dụng quá thiếu hụt, các vấn đề về tính năng phần cứng hay đối tác sản xuất đều sẽ được giải quyết. Còn không, đâu là lý do để Microsoft phát triển một chiếc smartphone 41MP trong khi các ứng dụng xử lý ảnh và các mạng xã hội chia sẻ ảnh đình đám nhất đều không có mặt trên Windows Phone?

Nhưng nói thì luôn luôn dễ hơn làm: như đã phân tích trong phần trước, khó khăn về mặt ứng dụng của Windows Phone đang biến thành một vòng tròn không lối thoát cho Microsoft. Hãy cùng nhìn lại những giải pháp mà Microsoft đang có trong tay để vực dậy mảng di động của mình: công ty của CEO Satya Nadella nên "vay" ứng dụng từ Android, khai tử hoàn toàn Windows Phone, hay đặt hết hy vọng vào Windows 10?

Windows Phone có nên đi theo hướng của BlackBerry?

Vào những ngày cuối năm 2014, ZDNet đăng tải một thông tin cho biết Microsoft vẫn chưa loại trừ khả năng tích hợp runtime Android vào Windows Phone. Điều khiến cho thông tin này thực sự đáng chú ý là bởi BlackBerry đã từng thực hiện chiến lược này một cách thành công.

Đi cùng với sự kiện Nokia về tay Microsoft và sự kiện CEO Satya Nadella tiến hành cải tổ công ty phần mềm số 1 thế giới lại là một câu chuyện đáng buồn: Windows Phone đang chìm dần vào quên lãng. Microsoft sẽ phải làm gì để chiến lược "di động trên hết" có thể thực sự vực dậy mảng di động của hãng?

BlackBerry tích hợp runtime Android để người dùng có thể sử dụng các ứng dụng mà BB10 không có

Nhưng lý do khiến BlackBerry có thể "vay mượn" ứng dụng từ Android còn Microsoft thì không là bởi BlackBerry của ngày hôm nay chỉ còn sống nhờ một nhóm nhỏ các fan trung thành. Dâu Đen đã rất cận kề với cái chết, và mục tiêu của CEO John Chen cùng đồng sự trong 2014 - 2015 sẽ chỉ là tạo ra trải nghiệm dễ chịu nhất cho các fan vẫn đang sử dụng bàn phím vật lý. Trong trường hợp này, sử dụng runtime của Android là một điều nên làm.

Microsoft chưa bao giờ cận kề cái chết, mà thậm chí là còn đang làm ăn có lãi và vượt mặt cả Google lẫn Samsung về giá trị thị trường. Tình cảnh khác nhau dẫn đến mục tiêu khác nhau: Microsoft hẳn nhiên đã mang tham vọng đưa Windows Phone trở thành một sản phẩm cạnh tranh với Android. Các sản phẩm Windows Phone cũng đang tấn công vào toàn bộ các phân khúc mà Android tham gia.

Bởi vậy, trong trường hợp Microsoft có thể vượt qua các trở ngại kỹ thuật để tích hợp runtime Android vào Windows Phone, gã khổng lồ phần mềm coi như sẽ phải từ bỏ tầm nhìn của mình. Các nhà phát triển ứng dụng sẽ không còn động lực phát triển ứng dụng gốc native (chạy thẳng trên hệ điều hành) cho Windows Phone. Thay vào đó, họ chỉ cần tập trung phát triển cho hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới (Android) và mang ứng dụng của mình từ Google Play sang Windows Phone Store. Windows Phone sẽ vĩnh viễn trở thành một cái bóng có số phận gắn chặt với Android (giả dụ ứng dụng Android có thất thế thì Windows Phone cũng sẽ thất thế theo), nhưng ngược lại hệ điều hành của Microsoft cũng chẳng bao giờ vượt mặt được Android cả.

Đi cùng với sự kiện Nokia về tay Microsoft và sự kiện CEO Satya Nadella tiến hành cải tổ công ty phần mềm số 1 thế giới lại là một câu chuyện đáng buồn: Windows Phone đang chìm dần vào quên lãng. Microsoft sẽ phải làm gì để chiến lược "di động trên hết" có thể thực sự vực dậy mảng di động của hãng?

Thậm chí, giải pháp "cộng sinh ứng dụng" còn có thể khiến Windows Phone đi vào chỗ chết: năm 2014 là thời điểm giá smartphone Android chạm đáy và phiên bản 5.0 Lollipop đầy sáng tạo ra mắt. Nếu dùng runtime Android, Microsoft sẽ lấy gì làm vũ khí chống lại binh đoàn Android hùng mạnh? BlackBerry vẫn còn có bàn phím vật lý độc đáo để "hút" fan ngay cả khi đã chuyển sang sử dụng ứng dụng Android, Microsoft Lumia thì chỉ có camera PureView. Sự thật là các nhà sản xuất Android cũng chưa bao giờ chịu đứng im trên mặt trận camera cả.

Kịch bản đẹp nhất cho Microsoft: Windows 10 thành công

Microsoft có vẻ vẫn chưa tuyệt vọng đến mức phải chuyển sang tái chế ứng dụng Android. Viễn cảnh tươi đẹp nhất lúc này với các fan của gã khổng lồ phần mềm lại đến từ sản phẩm "đỉnh" được Microsoft ra mắt trong năm 2015: Windows 10. Chiến lược hạn chế ứng dụng và phần cứng Windows Phone trong những tháng qua cũng có thể là do Microsoft đang "ém quân" nhằm giúp Windows 10 ra mắt trên smartphone một cách ấn tượng nhất có thể.

Tại sao nói "Windows 10 ra mắt trên smartphone"? Và, tại sao, qua một lượt tìm kiếm các trang web chính thức của gã khổng lồ phần mềm như windows.com hoặc microsoft.com, tên gọi "Windows Phone 10" cũng không hề xuất hiện trên các văn bản chính thức của Microsoft?

Đi cùng với sự kiện Nokia về tay Microsoft và sự kiện CEO Satya Nadella tiến hành cải tổ công ty phần mềm số 1 thế giới lại là một câu chuyện đáng buồn: Windows Phone đang chìm dần vào quên lãng. Microsoft sẽ phải làm gì để chiến lược "di động trên hết" có thể thực sự vực dậy mảng di động của hãng?

Tên gọi "Windows Phone 10" chỉ xuất hiện trong các câu hỏi của người dùng

Câu trả lời là bởi tại sự kiện ra mắt Windows 10, Microsoft tuyên bố đây sẽ là hệ điều hành "bao trùm" đầu tiên của lịch sử công nghệ. Sẽ không có "Windows Phone 10", bởi "Windows 10" sẽ được cài lên cả laptop, desktop, tablet, smartphone và thậm chí là cả các thiết bị kết nối của kỷ nguyên IoT (đồng hồ, TV, đồ gia dụng...).

Nhìn từ góc độ kỹ thuật, người viết không cho rằng Windows 10 trên PC kiến trúc x86 sẽ có chung mã nguồn và cách thực thi giống với Windows 10 trên các thiết bị di động/IoT chạy chip ARM, bởi Microsoft đã từng phải nhọc công phát triển Windows RT nhằm thu hút các nhà sản xuất tablet chạy chip ARM (sau đó đã thất bại thảm hại). Song, nhìn từ góc độ người dùng và từ góc độ marketing/quảng bá, việc Microsoft sử dụng chung tên gọi Windows 10 cho tất cả các thiết bị cho thấy công ty của Satya Nadella đang quyết tâm tạo ra chất lượng trải nghiệm đồng nhất hết mức có thể.

Quan trọng nhất, nhìn từ góc độ lập trình viên, quá trình phát triển ứng dụng cho Windows x86 và Windows ARM (bao gồm Windows trên smartphone) sẽ được thống nhất. Cụ thể hơn, tính năng Universal Apps hứa hẹn rằng các nhà phát triển sẽ tốn rất ít thời gian để phát triển ứng dụng song song cho PC/tablet và smartphone.

Đi cùng với sự kiện Nokia về tay Microsoft và sự kiện CEO Satya Nadella tiến hành cải tổ công ty phần mềm số 1 thế giới lại là một câu chuyện đáng buồn: Windows Phone đang chìm dần vào quên lãng. Microsoft sẽ phải làm gì để chiến lược "di động trên hết" có thể thực sự vực dậy mảng di động của hãng?

Microsoft đang tìm mọi cách giúp giảm thời gian cần có để phát triển ứng dụng smartphone từ ứng dụng desktop

Đây có thể là bước ngoặt cho Windows trên thị trường smartphone. Windows (bản chính) vẫn là hệ điều hành có kho phần mềm khổng lồ nhất. Khi quá trình phát triển ứng dụng cho 2 nền tảng x86 và ARM được đồng nhất bằng Universal Apps, các nhà phát triển ứng dụng nền Windows truyền thống có thể sẽ "đổ bộ" lên Windows Phone Store.

Nhưng đây cũng không phải là lời giải cho vấn đề ứng dụng của Windows Phone (hoặc Windows 10, trong các năm tới)! Lý do là bởi thị trường phần mềm Windows có bản chất khác hẳn so với thị trường ứng dụng trên smartphone. Thị trường Windows thường tập trung vào các phần mềm phức tạp có chu trình làm mới chậm chạp và các game "đỉnh" mang tầm vóc console. Hãy thử nghĩ, liệu Adobe có nên mang Photoshop và Blizzard có nên mang World of Warcraft lên các nền tảng di động, khi mà ngay cả các ứng dụng "hơi phức tạp" như iPhotos và các game "hơi đỉnh" như Infinity Blade không thể vượt mặt được Instagram và Candy Crush?

Tiếp đó, khi nhìn vào các nhà phát triển quy mô nhỏ đi lên từ mô hình startup như Rovio (Angry Birds) hoặc WhatsApp, bạn sẽ thấy họ không hề dính dáng gì đến thị trường Windows khi bắt đầu. Tình cảnh của Angry Birds trên chợ ứng dụng Chrome và trên Windows Store cũng là minh chứng rõ ràng cho thấy có những ứng dụng không nên đặt chân lên môi trường desktop. Đó là còn chưa kể một loạt các tên tuổi ứng dụng lớn như Evernote hoặc các mạng xã hội Facebook, Tumblr đều chỉ cần sở hữu giao diện web trên nền desktop, bỏ qua hoàn toàn giải pháp ứng dụng Windows desktop ngay từ đầu.

Đi cùng với sự kiện Nokia về tay Microsoft và sự kiện CEO Satya Nadella tiến hành cải tổ công ty phần mềm số 1 thế giới lại là một câu chuyện đáng buồn: Windows Phone đang chìm dần vào quên lãng. Microsoft sẽ phải làm gì để chiến lược "di động trên hết" có thể thực sự vực dậy mảng di động của hãng?

Vấn đề là các nhà phát triển di động đình đám nhất chưa bao giờ thèm đoái hoài tới môi trường ứng dụng desktop

Nói tóm lại, thị trường ứng dụng Windows và thị trường ứng dụng di động đang lệch sóng tới... 90%. Người viết không phủ nhận Windows 10 sẽ là một cột mốc mới cho người dùng desktop/laptop truyền thống cũng như thị trường IoT mới mẻ của tương lai. Nhưng xét riêng về vấn đề ứng dụng hiện tại của WP, có lẽ Windows 10 cũng không thể giúp Microsoft thoát khỏi khó khăn: các nhà phát triển nền desktop sẽ không mang các ứng dụng desktop "đỉnh" nhất lên smartphone, còn các nhà phát triển ứng dụng di động mà Windows Phone cần thì cũng đã vắng mặt trên Windows ngay từ đầu.

Nếu mọi con đường thực sự khép lại, Microsoft có nên từ bỏ WP?

Câu trả lời, theo quan điểm cá nhân của người viết, là "có". Trước khi đến với phần này, bạn đọc hãy lưu ý rằng không có một tin rò rỉ nào từ các nhà phân tích thị trường/chuỗi cung ứng/nội bộ Microsoft cho thấy gã khổng lồ phần mềm sẽ khai tử Windows Phone và tập trung vào một hệ điều hành di động khác. VnReview đơn giản chỉ đang cùng bạn đọc bàn luận về kịch bản này mà thôi.

Đi cùng với sự kiện Nokia về tay Microsoft và sự kiện CEO Satya Nadella tiến hành cải tổ công ty phần mềm số 1 thế giới lại là một câu chuyện đáng buồn: Windows Phone đang chìm dần vào quên lãng. Microsoft sẽ phải làm gì để chiến lược "di động trên hết" có thể thực sự vực dậy mảng di động của hãng?

Sự vươn lên mạnh mẽ của Apple và Google cùng với lợi nhuận không tăng trưởng (hoặc thậm chí là sụt giảm) của thị trường PC đều đã khiến Microsoft phải nhận ra chân lý mới: sản phẩm phần cứng di động và dịch vụ dữ liệu đang là 2 con đường sinh lời tiềm năng nhất cho các gã khổng lồ. Chiến lược "di động trên hết, đám mây trên hết" được Satya Nadella đề ra để thay thế cho "thiết bị và dịch vụ" của Steve Ballmer là minh chứng cho bài học đó. Nhưng, hệ điều hành, dù là một phần quan trọng, vẫn có thể nằm ngoài công thức "sản phẩm phần cứng di động và dịch vụ dữ liệu".

Nói như vậy không có nghĩa rằng Microsoft nên từ bỏ Windows (nền desktop), bởi chẳng có công ty nào lại nên dại dột từ bỏ thị trường mà mình đang chiếm thế độc tôn. Nhưng ngược lại, với Windows Phone, một hệ điều hành chiếm xấp xỉ 3% thị phần và không sinh lợi nhuận, quyết định "khai tử" sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Không những liên tục "đốt tiền" của Microsoft, Windows Phone không phải là yếu tốcần thiết để thành công trên mảng dịch vụ dữ liệu. Khi nhìn lại, bạn sẽ thấy Microsoft những năm gần đây vẫn đang tăng tốc chóng mặt trên mảng ứng dụng/dịch vụ mà không cần có đòn bẩy từ Windows Phone: Bing thế chỗ Google để trở thành bộ máy tìm kiếm được Apple "cưng chiều" nhất; các dịch vụ Xbox Video và Music ngày càng một tiếng tăm; bộ ứng dụng Bings giờ thậm chí còn có cả app... thông tin thực phẩm (Bing Food & Drinks); Office nền tảng iOS và Android lập kỷ lục khi được miễn phí còn Office 365 (mất phí) ngày càng trở nên hấp dẫn hơn so với Office nền desktop (cần mua key bản quyền).

Đi cùng với sự kiện Nokia về tay Microsoft và sự kiện CEO Satya Nadella tiến hành cải tổ công ty phần mềm số 1 thế giới lại là một câu chuyện đáng buồn: Windows Phone đang chìm dần vào quên lãng. Microsoft sẽ phải làm gì để chiến lược "di động trên hết" có thể thực sự vực dậy mảng di động của hãng?

Tất cả những điều này cho thấy tính riêng yếu tố ứng dụng/dịch vụ, Microsoft không cần có Windows Phone để vượt mặt các đối thủ. Các ứng dụng được Microsoft phát triển độc quyền/ưu tiên cho iOS và Android là minh chứng cho thấy công ty của Satya Nadella đã nhận ra điều này.

Thậm chí, từ bỏ Windows Phone còn có thể giúp cho Microsoft đi theo hướng của Apple. Ngay từ bây giờ, Microsoft đã nắm trong tay dây chuyền của Nokia, tất cả những gì công ty này cần chỉ còn là một hệ điều hành di động chất lượng cao để thay thế mà thôi.

Android là giải pháp thay thế hợp lý nhất cho Microsoft?

Những quyết định tương đối khó hiểu của Microsoft trên mảng ứng dụng Windows Phone có thể chính là dấu hiệu cho thấy hệ điều hành này đang bị công ty của Satya Nadella cân nhắc khai tử. Lựa chọn thay thế Windows Phone hợp lý nhất cho Microsoft lúc này, trớ trêu thay, lại là... Android. Một kịch bản như vậy sẽ là tương đối lạ lùng nhưng không phải là không có tiền lệ: cả Tizen, Linux, Android, Mac OS và iOS đều có nguồn cội là hệ điều hành UNIX do AT&T phát triển.

Đi cùng với sự kiện Nokia về tay Microsoft và sự kiện CEO Satya Nadella tiến hành cải tổ công ty phần mềm số 1 thế giới lại là một câu chuyện đáng buồn: Windows Phone đang chìm dần vào quên lãng. Microsoft sẽ phải làm gì để chiến lược "di động trên hết" có thể thực sự vực dậy mảng di động của hãng?

Điều gì sẽ xảy ra khi Microsoft nghiêm túc đầu tư cho Android thay vì ra mắt các sản phẩm hời hợt như X Series?

Trước hết, hãy cùng nhìn những gì mà Microsoft có thể mất. Thiệt hại do doanh thu sụt giảm và chi phí gia tăng? Doanh thu từ Windows Phone đằng nào cũng đã là 0 đồng (Microsoft vừa hủy chi phí bản quyền Windows cho thiết bị màn hình nhỏ trong năm qua), bởi chẳng có nhà sản xuất nào lại muốn mất phí bản quyền cho hệ điều hành di động cả. Chi phí chuyển sang Android có lẽ chỉ bao gồm phí R&D (Nghiên cứu & Phát triển), bởi khoản tiền bản quyền Microsoft phải trả cho Google cũng sẽ chỉ là 0 đồng. Android luôn được mở hoàn toàn, miễn phí hoàn toàn. Các nhà sản xuất chỉ phải trả phí cho Google nếu muốn tích hợp các dịch vụ như YouTube, Gmail hoặc Google Maps lên Android – vốn đều là các dịch vụ có thể bị thay thế bởi các sản phẩm gắn mác Microsoft/Bing.

Quan trọng nhất, chuyển sang Android sẽ giúp Microsoft giải quyết được bài toán về ứng dụng của bên thứ 3 (từ Facebook, Rovio hoặc các tên tuổi indie chẳng hạn). Một mặt, Microsoft giải quyết được bài toán ứng dụng cho hệ điều hành của mình, mặt khác lại tạo ra đòn bẩy cho mảng dịch vụ của hãng. Với các đối tác phần cứng, công ty của Satya Nadella cũng sẽ đưa ra được một giải pháp hệ điều hành di động dễ phát triển hơn và có tiềm năng marketing cao hơn.

Đi cùng với sự kiện Nokia về tay Microsoft và sự kiện CEO Satya Nadella tiến hành cải tổ công ty phần mềm số 1 thế giới lại là một câu chuyện đáng buồn: Windows Phone đang chìm dần vào quên lãng. Microsoft sẽ phải làm gì để chiến lược "di động trên hết" có thể thực sự vực dậy mảng di động của hãng?

Đồng thời, Microsoft có thể tận dụng được nền tảng vững chắc do chính đối thủ của mình tạo ra và xây dựng thành một nền tảng cạnh tranh độc lập. Amazon và nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đã từng thực hiện điều này thành công, không lẽ gã khổng lồ phần mềm lại không thể?

Bạn cũng có thể đặt ra câu hỏi: tích hợp runtime Android vào Windows Phone và chuyển hẳn sang dùng Android thì khác gì nhau? Câu trả lời sẽ là "rất, rất khác": Microsoft không còn chịu sức nặng từ một hệ điều hành đã tụt hậu quá lâu và rảnh tay tạo ra một trải nghiệm Android độc lập, có thể choáng ngợp hơn. Thay vì đi vào tình cảnh "vừa cộng sinh vừa cạnh tranh" với Android (nếu tích hợp runtime), Microsoft có thể dùng chính vũ khí của Google để chống lại Google.

Dĩ nhiên, câu chuyện về Nokia X vẫn chưa nhạt phai, song không thể phủ nhận được rằng dòng X có giá bị ép xuống quá thấp – thậm chí, người ta còn đồn đại rằng Nokia ra mắt X Series chỉ để "ép" Microsoft phải mua lại mảng thiết bị. Những chiếc Lumia 925 hay 1020 chạy Android chắc chắn sẽ có chất lượng khác hẳn với Nokia X. Điều duy nhất Microsoft cần làm là tập trung lại toàn bộ sức mạnh của mình vào một hệ điều hành có sức sống cao hơn Windows Phone.

Thay lời kết

Đi cùng với sự kiện Nokia về tay Microsoft và sự kiện CEO Satya Nadella tiến hành cải tổ công ty phần mềm số 1 thế giới lại là một câu chuyện đáng buồn: Windows Phone đang chìm dần vào quên lãng. Microsoft sẽ phải làm gì để chiến lược "di động trên hết" có thể thực sự vực dậy mảng di động của hãng?

Câu hỏi "Microsoft sẽ làm được gì cho Windows Phone" hẳn nhiên sẽ phải để lại cho Microsoft trả lời. Một vài hướng đi của gã khổng lồ này có thể vẫn sẽ bị coi là lối mòn, nhưng CEO Satya Nadella cũng đã mang lại niềm tin rằng Microsoft của ngày hôm nay năng động, táo bạo và sáng tạo hơn rất nhiều so với thời kỳ Steve Ballmer. Ai dám chắc chắn rằng Windows Phone sẽ không bị khai tử trong năm sau?

Trước mắt, các fan có lẽ nên ngóng đợi sự kiện hội nghị di động (Mobile World Congress) tổ chức vào đầu tháng Ba tại Barcelona, Tây Ban Nha, nơi Microsoft có thể sẽ ra mắt phần cứng mới. Các bức hình rò rỉ của Lumia 1030 gần đây cho thấy dòng điện thoại chụp ảnh "siêu cấp" này có thể sẽ ra mắt ngay trong quý 1 của năm. Năm 2015 sẽ là một năm bước ngoặt của Microsoft. Windows 10 sẽ ra mắt, một thế hệ phần cứng mới cũng chắc chắn sẽ ra mắt. Song, sau một năm 2014 ngập tràn thất vọng, tức giận và những tín hiệu thị trường ngày một bất lợi, có thể nói rằng năm 2015 sẽ là thử thách lớn nhất cho Microsoft trong nỗ lực chinh phục mảnh đất smartphone. Hãy cùng chờ đợi xem liệu gã khổng lồ phần mềm này có vượt qua được thử thách tối quan trọng này hay không.

Lê Hoàng

Chủ đề khác