VnReview
Hà Nội

Apple từ chối bảo hành lỗi 'tróc màn hình' MacBook Pro

Hàng nghìn chiếc MacBook Pro gặp phải tình trạng bong lớp phủ chống bóng trên màn hình nhưng Apple thẳng thừng từ chối với lý do đây là "lỗi hình thức".

Hàng nghìn chiếc MacBook Pro gặp phải tình trạng bong lớp phủ chống bóng trên màn hình bị Apple thẳng thừng từ chối với lý do đây là "lỗi hình thức".

Tiếp theo vụ "Bendgate" (iPhone 6 Plus dễ bị cong) đình đám vào năm ngoái, Apple lại chuẩn bị phải đối mặt với một scandal phần cứng có tên gọi "Staingate". Trong scandal này, có gần 3.000 người dùng đã từng bỏ tiền mua chiếc MacBook Pro Retina thế hệ 2013 cho biết màn hình của họ đang gặp tình trạng bong tróc lớp phủ chống lóa trên màn hình.

Khoảng 1.800 người dùng kém may mắn nói trên đã đứng lên thành lập một trang web và một nhóm Facebook để thảo luận về vấn đề này. Đồng thời, những người bị ảnh hưởng cũng đã bắt đầu một cuộc bỏ phiếu trên change.org yêu cầu Apple phải thay đổi chính sách bảo hành. Đồng thời, các luật sư của Whitefield Bryson & Mason cũng đang chuẩn bị thực hiện một vụ kiện tập thể nhắm vào Quả Táo.

Trên trang web được dành cho vụ scandal mới nhất của Apple, những người dùng bị ảnh hưởng bởi sự cố này khẳng định: "Chúng tôi là một nhóm khách hàng Apple đã bỏ ra hơn 2000 USD/EURO để mua một chiếc MacBook có những vết xước khủng khiếp trên màn hình. Các vết xước này có thể bắt đầu xuất hiện từ thời điểm khoảng 7 tháng sau khi mua sản phẩm. Không có dấu hiệu nào cho thấy các vết xước này đã bắt đầu như thế nào: một vài người bắt đầu gặp các vết bong tróc nhỏ hình chấm bên cạnh màn hình, một vài người khác lại gặp phải các vết xước lớn giữa màn hình".

Hàng nghìn chiếc MacBook Pro gặp phải tình trạng bong lớp phủ chống bóng trên màn hình bị Apple thẳng thừng từ chối với lý do đây là "lỗi hình thức".

Các bức ảnh chụp MacBook Pro lỗi được đăng tải lên staingate.org

Điều đáng nói là Apple đang từ chối bảo hành cho những chiếc MacBook Pro này với lý do rằng đây là "lỗi hình thức không nằm trong phạm vi bảo hành". Chi phí thay thế màn hình lên tới 800 USD (khoảng 17 triệu đồng); màn hình sau khi sửa cũng chỉ được bảo hành 3 tháng.

Những người dùng bị ảnh hưởng đang vận động yêu cầu Apple phải ra mắt chương trình sửa chữa miễn phí, không đòi hỏi Apple Care (chương trình bảo hành cao cấp của Apple). Lỗi màn hình khó chịu này có tỷ lệ xảy ra không quá cao, song rõ ràng chiếc MacBook Pro hàng nghìn đô la sẽ mất hoàn toàn giá trị sử dụng khi gặp lỗi.

Trước đó, Apple cũng đã từng phải nhân nhượng tiến hành sửa lỗi card đồ họa cho nhiều model MacBook sau khi bị đe dọa kiện tập thể.

Lê Hoàng

Theo BGR & 9to5Mac

Chủ đề khác