VnReview
Hà Nội

Samsung Pay: Chọn lựa thông minh của các ngân hàng

Trong xu hướng thanh toán di động nở rộ, nhiều ngân hàng đã bắt tay với Samsung Pay để tăng tiện ích cho khách hàng và mở rộng mạng lưới thanh toán.

Samsung Pay tiên phong cho giải pháp thanh toán di động tại Việt Nam, tích hợp 15 ngân hàng, thúc đẩy thanh toán phi tiền mặt.

Cộng hưởng tiện ích cho ngân hàng

Trong lễ ký kết với Samsung Pay, đại diện của Ngân hàng Maritime Bank cho biết: "Phương thức thanh toán qua di động ngày càng phổ biến và đang trở thành xu hướng mới trong thói quen tiêu dùng của khách hàng. Việc đẩy mạnh, phát triển công nghệ trong lĩnh vực này là một trong những chiến lược quan trọng Maritime Bank hướng tới". Cùng với đợt giới thiệu các tiện ích mới của Samsung Pay, chủ thẻ Maritime Bank và người dùng Samsung có cơ hội tiếp cận hơn 1.000 điểm ưu đãi của Martime Bank và Samsung cũng như hệ thống tích điểm khi chi tiêu của Samsung và Maritime Bank.

Hướng đi của Maritime Bank kết hợp với công ty công nghệ như Samsung cũng là lựa chọn của nhiều ngân hàng tại Việt Nam. Cho đến nay, Samsung Pay đã thu hút 15 ngân hàng và 3 tổ chức chuyển mạch thẻ tham gia kết nối Samsung Pay, chiếm 75% thị trường thẻ thanh toán nội địa. Ngoài thẻ ATM nội địa NAPAS còn có thẻ quốc tế Visa và Mastercard của Vietinbank, Citibank, Shinhan Bank, Sacombank, TP Bank, Maritime Bank, Ngân hàng Sài Gòn (SCB), FE Credit...

Hệ thống ngân hàng có liên kết Samsung Pay đã tăng lên con số 15 trong năm 2018

Lựa chọn Samsung Pay của các ngân hàng nhắm tới nhiều mục tiêu. Trước hết, các ngân hàng nắm bắt được xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt của người tiêu dùng cũng như chủ trương của Chính phủ, thời gian qua, hàng loạt ngân hàng đã chạy đua đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, như dịch vụ chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, thanh toán trực tuyến…

Bên cạnh đó, để giảm phụ thuộc doanh thu vào tín dụng, ngân hàng đang đẩy mạnh phát triển mảng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng thanh toán. Theo Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia (NAPAS), trong vòng 5 năm trở lại đây, giá trị giao dịch qua POS tăng gần 600%, doanh số thanh toán trực tuyến tại các điểm chấp nhận thẻ tăng hơn 350%...

Với thanh toán di động, không chỉ ngân hàng mà ngay cả doanh nghiệp cũng sẽ cắt giảm được nhiều chi phí. Doanh nghiệp và ngân hàng có thể kết nối liên thông với nhau, tạo dựng một hệ sinh thái mà khách hàng là trọng tâm. Nhiều biện pháp đã được đưa ra nhằm thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt theo định hướng của Chính phủ, như yêu cầu các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối phải gắn máy POS và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng. Tại các thành phố lớn, không còn thu tiền điện tại nhà, việc thanh toán hóa đơn được thực hiện qua ngân hàng hoặc các phương thức điện tử. Chính phủ cũng ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích thanh toán điện tử trong việc thu, nộp thuế, thu phí, lệ phí…

Thanh toán di động đang ngày càng được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới

Lực liên kết từ Samsung Pay

Trong cuộc đua thanh toán di động tại nhiều ngân hàng và công ty công nghệ tài chính (fintech) tại Việt Nam, Samsung Pay đang nổi lên như một giải pháp toàn diện cả về yếu tố công nghệ cũng như xu hướng tiêu dùng. Samsung Pay như một chiếc "ví" đựng nhiều thẻ ngân hàng, đồng thời nhờ công nghệ NFC, người sử dụng chỉ cần mở ứng dụng và đưa điện thoại thông minh lại gần máy chấp nhận thẻ (máy cà thẻ - POS) là có thể thanh toán nhanh chóng. Thậm chí, người dùng Samsung Pay có thể thanh toán di động qua thao tác với đồng hồ thông minh Gear S3.

Người dùng Samsung Pay có thể thanh toán qua đồng hồ thông mình Gear S3

Theo Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam, có tới gần 87% các giao dịch qua ATM là giao dịch rút tiền mặt. Vì vậy, các giải pháp thanh toán di động như Samsung Pay là giải pháp giúp các ngân hàng giảm sự lãng phí, đồng thời tăng thêm nhiều tiện ích để kích thích người dùng chi trả và thanh toán qua thẻ nhiều hơn.

Nhờ tiện ích và tính hữu dụng được chứng minh, chỉ sau 6 tháng đi vào hoạt động kể từ tháng 9/2017, Samsung Pay đã nhận được gần 400.000 lượt người dùng đăng ký và 500.000 giao dịch thành công, nâng tổng giá trị giao dịch lên đến 350 tỷ đồng. Giải pháp thanh toán một chạm Samsung Pay cho phép người sử dụng nhập thông tin thẻ vào một số loại điện thoại thông minh Samsung mà không cần xuất trình thẻ khi thanh toán.

Đại diện của Ngân hàng Sacombank cũng cho biết, hầu hết các thẻ Sacombank đều đã có thể thanh toán qua Samsung Pay, bao gồm thẻ thanh toán Plus, thẻ thanh toán/thẻ tín dụng Visa và Mastercard. Đây cũng là bước tiến tiếp theo của công nghệ thanh toán không tiếp xúc (contacless) mà Sacombank vừa triển khai trước đó, tất cả nhằm giúp khách hàng rút ngắn thời gian thanh toán, gia tăng tính bảo mật vì không cần phải mang theo quá nhiều thẻ, đồng thời mang đến sự tiện lợi và trải nghiệm thú vị khi giao dịch.

Với các ứng dụng như Samsung Pay, người dùng có thể tích hợp nhiều loại thẻ để trả các hóa đơn, mua các loại vé, thẻ quà tặng... và nhận thêm điểm tích lũy, giảm giá. Lực liên kết của Samsung Pay cũng là động lực để ngành ngân hàng sắp xếp lại mạng lưới POS dùng chung, mPOS và các thiết bị chấp nhận thẻ khác. Qua đó, giảm chi phí đầu tư của ngân hàng, doanh nghiệp cũng như tạo ra sự thuận lợi cho người dùng.

Niềm tin về khả năng thành công của Việt Nam trong mục tiêu hướng tới nền kinh tế không sử dụng tiền mặt đang truyền động lực cho Samsung Pay và các đối tác ngân hàng của mình. "Thông qua sự hợp tác chiến lược này, chúng tôi mong muốn mang đến cho khách hàng và người sử dụng điện thoại Samsung những tiện ích thanh toán mới, thuận tiện hơn và bảo mật hơn, cũng như được hưởng những ưu đãi từ hệ thống các đơn vị, các tổ chức chấp nhận giải pháp thanh toán Samsung Pay", đại diện Ngân hàng Shinhan cho biết. Các chủ thẻ ATM của Ngân hàng Shinhan đã có thể thực hiện rút tiền bằng Samsung Pay tại các máy ATM một cách vô cùng tiện lợi mà không cần thẻ.

Cái bắt tay với Samsung Pay cho thấy xu thế các ngân hàng bắt tay với các tập đoàn công nghệ để triển khai các ứng dụng thanh toán trên điện thoại di động đang diễn ra với tốc độ rất mạnh mẽ. Không ngân hàng nào muốn chậm chân trong cuộc đua này.

TTDN

Chủ đề khác