VnReview
Hà Nội

Chi tiết cách kiếm tiền của Xiaomi được công bố sau khi IPO

Đầu tuần qua, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Xiaomi đã lên sàn chứng khoán Hong Kong và thu hút được 4,7 tỷ USD vốn đầu tư, định giá công ty ở mức 54 tỷ USD. Tuy vậy, quá trình giao dịch đã diễn ra không như mong đợi với mức giá cổ phiếu còn thấp hơn cả giá lên sàn IPO.

Giá giao dịch cổ phiếu Xiaomi thấp hơn giá IPO, CEO đổ tại thời điểm không may

CEO Lei Jun đổ lỗi do thời điểm không may, khi mà thị trường đang trượt giảm và chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đang leo thang từng ngày.

Theo tờ Motley Fool, Xiaomi luôn được đánh giá là một trong những tập đoàn công nghệ sáng nhất nhất thế giới và được ví như "Apple của Trung Quốc". Từ phong cách của người sáng lập, thiết kế sản phẩm đến phương thức truyền thông, tất cả đều có hơi hướng của "Táo Khuyết". Điển hình như trong mỗi buổi lễ ra mắt sản phẩm mới, CEO Lei Jun thậm chí còn viện dẫn câu nói "One more thing" nổi tiếng của Steve Jobs. Và giờ, khi tiến hành niêm yết cổ phiếu IPO, chi tiết tình hình kinh tế hiện tại của Xiaomi đã được hé lộ với công chúng.

Ngày trước, "hạt gạo nhỏ" Xiaomi nổi tiếng nhờ thương hiệu Mi với những chiếc smartphone mang trong mình phần cứng cao cấp nhưng lại có giá thấp hơn so với các đối thủ có cấu hình tương đương. Thừa thắng xông lên, Xiaomi tiếp tục mở rộng sản xuất sang các thiết bị điện tử như laptop, TV thông minh, xe điện và cả máy lọc nước, khẩu trang, kính mắt,... Mục đích của họ là muốn tạo ra một hệ sinh thái sản phẩm Xiaomi được kết với nhau qua mạng lưới internet (IoT).

Sau đây là tóm tắt báo cáo doanh thu của Xiaomi trong vòng 3 năm qua:

Vào năm 2017, doanh thu tập đoàn tăng mạnh chủ yếu là nhờ lượng smartphone bán ra và giá bán trung bình (APS) cao đột biến, cùng theo đó là chỉ số doanh thu bình quân trên mỗi người dùng (ARPU) gia tăng mà Xiaomi thu được trong mảng dịch vụ internet và buôn bán sản phẩm. Ngoài ra, nền tảng MIUI của công ty hiện đang có gần 171 triệu người dùng mỗi tháng cũng phần nào làm tăng doanh số.

Giá bán phải chăng thực sự là cách tiếp cận thị trường khôn ngoan của Xiaomi. Và họ khẳng định chỉ lấy lợi nhuận từ mảng phần cứng là 5%, nếu cao hơn 5% thì sẽ trả lại phần dư cho người dùng.

Nhìn chung, Xiaomi vẫn chủ yếu bị chi phối bởi mảng kinh doanh smartphone, chiếm đến 70% doanh thu năm 2017.

Xiaomi không muốn bị so sánh với Apple

Tuy nghe có vẻ khá buồn cười nhưng CEO Lei Jun thực sự không thích ai gọi họ bằng danh xưng "Apple của Trung Quốc" và chỉ xem những thứ mang hơi hướng được liệt trên là những... "điểm tương đồng".;Xiaomi khác hẳn Apple qua một vài chiến lược kinh doanh như: nhà sản xuất iPhone chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm trong khi Xiaomi chú trọng vào số lượng sản phẩm bán ra; Apple sử dụng phương thức kinh doanh định giá sản phẩm ở phân khúc cao cấp còn Xiaomi thì làm mọi cách để sản phẩm của mình có giá phải chăng nhất có thể.

Đáng chú ý, công ty Trung Quốc không tự mình phát triển tất cả các sản phẩm trong hệ sinh thái chung mà thay vào đó cộng tác với 210 đối tác gia công bên thứ ba. Ngoài ra, nhờ việc định giá sản phẩm cao cấp mà Apple không cần phải bán... máy xay sinh tố, dao cạo râu như Xiaomi.

Các nhà đầu tư Hoa Kỳ cần đặc biệt lưu tâm đến Xiaomi

Hiện tại, cổ phiếu của Xiaomi chỉ giao dịch trên sàn chứng khoán Hong Kong và chưa rõ liệu công ty có phát hành thêm cổ phiếu để các nhà đầu tư Mỹ dễ dàng tiếp cận. Nhiều nhà môi giới chứng khoáng có thể hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch, nhưng giá cổ phiếu qua trung gian thường có xu hướng cao hơn nhiều khi mua trực tiếp trên các sàn giao dịch quốc tế.

Thái Âu

Chủ đề khác