VnReview
Hà Nội

Hàng triệu du khách Trung Quốc đang "bành trướng" thanh toán di động ra quốc tế

Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, thanh toán di động đã ăn sâu vào cuộc sống của người dân Trung Quốc. Chính sự gắn bó này đang tạo ra một xu thế mới về công nghệ thanh toán tại những điểm đến du lịch của những vị khách mang quốc tịch Trung Quốc.

Theo một cuộc khảo sát của công ty Nielsen mới được công bố gần đây thì có tới 3/4 số siêu thị và cửa hàng tiện lợi đặt tại ba nước là Singapore, Malaysia và Thái Lan đã chấp nhận thanh toán bằng các dịch vụ thanh toán di động của Trung Quốc. Các phương thức thanh toán này cũng còn được chấp nhận tại 71% số cửa hàng bàn đồ miễn thuế và trang sức tại ba quốc gia nêu trên.

Hai nhà cung cấp dịch vụ thanh toán đang nắm thế lớn đó chính là Alipay và WeChat với hai công ty mẹ lần lượt là Alibaba và Tencent. Kết quả của cuộc khảo sát này cũng được đăng tải bởi chính Alipay, nó chính là kết quả thu được từ 1.244 nhà bán lẻ và 2.806 người dân Trung Quốc.

Tỷ lệ sử dụng dịch vụ thanh toán di động sử dụng bởi khách du lịch Trung Quốc

Thái Lan được dự đoán sẽ là điểm đến quốc tế phổ biến nhất của khách du lịch Trung Quốc trong đợi nghỉ Tết Nguyên đán vào tháng 2/2019 tới. Cùng xuất hiện trong bảng xếp hạng dự đoán bởi trang đặt vé Ctrip bao gồm bốn quốc gia là Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Mỹ. Ctrip cũng dự đoán rằng tổng lưu lượng khách du lịch Trung Quốc hướng tới 10 quốc gia trong bảng xếp hạng này sẽ chạm mốc 7 triệu người.

Trong những năm gần đây, thanh toán di động đã "xâm chiếm" mọi nẻo đường ở Trung Quốc từ những quán bán hàng rong tới những cửa hiệu cao cấp. Trung Quốc, với những chiến dịch quảng bá mạnh mẽ và sự bùng nổ của điện thoại thông minh, đã dần chuyển mình từ một cộng đồng "chuộng" tiền giấy thành một xã hội mà mọi người, bất chấp tuổi tác, đều thanh toán chỉ bằng cách quét mã QR trên điện thoại. Tổng lưu lượng giao dịch đã tăng trưởng tuột bậc từ con số 5 nghìn tỷ USD vào năm 2016 để chạm mốc 16 nghìn tỷ USD chỉ riêng trong quý I năm 2018.

Chính bởi vậy, khi người Trung Quốc mang thói quen thanh toán này ra nước ngoài nó đã tạo ra một xu hướng ngoại nhập mới cho những nhà bán lẻ. Tại Singapore, Malaysia và Thái Lan, trong số những bên bán lẻ chấp nhận xu hướng mới này thì có tới 88% thuộc con số này mới chỉ áp dụng các phương thức thanh toán trên trong hai năm trở lại đây. Nhanh chóng, xu thế này trở đang dần trở nên áp đảo khi mà có tới 40% nhà bán lẻ tại ba quốc gia trên áp dụng hình thức thanh toán mới. Kết quả của cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng, ngoài ba quốc gia trên thì 60% số người Trung Quốc được hỏi đã đều sử dụng phương thức thanh toán di động tại các quốc gia như Mỹ, Canada, Vương Quốc Anh, Pháp, Đức hay Ý.

Nếu chưa đủ bất ngờ thì chỉ tính riêng trong năm 2018, khách du lịch Trung Quốc trả tiền qua các dịch vụ thanh toán di động còn nhiều hơn cả trả bằng tiền mặt. Thẻ ngân hàng cũng may mắn được góp phần vào bảng xếp hạng các hình thức thanh toán phổ biến của khách Trung Quốc cho ba mục đích chi tiêu phổ biến nhất là ăn uống, khách sạn và mua sắm.

Tuy nhiên để rõ ràng thì xu hướng này không có nghĩa là khách du lịch địa phương cũng phải thanh toán bằng cách dịch vụ trên. Chúng ta sẽ lấy Alipay để làm một ví dụ. Dịch vụ này yêu cầu một số điện thoại và tài khoản ngân hàng đặt tại Trung Quốc. Chức năng thanh toán của nó chỉ hoạt động trên phạm vi toàn cầu là nhờ vào việc nó bắt tay hợp tác với những công ty và nhà bán lẻ địa phương. Xu hướng này giống với việc các cửa hàng trang sức thuê nhân viên có khả năng nói tiếng Trung để phục vụ khách du lịch Trung Quốc, các điểm đến thu hút khách du lịch nhìn nhận việc chấp nhận các hình thức thanh toán là Alipay và WeChat Pay là một điều cần thiết.

Trung ND

Chủ đề khác