VnReview
Hà Nội

Sau Samsung, làn sóng công ty Hàn Quốc đang lũ lượt rời bỏ Trung Quốc

Nhiều công ty Hàn Quốc bắt đầu cắt giảm hoặc tái cơ cấu dây chuyền sản xuất đặt tại Trung Quốc. Điều này xuất phát từ những căng thẳng chính trị gần đây, áp lực cạnh tranh địa phương.

Nguồn tin làm việc tại một viện tài chính lớn Nhật Bản, thường có quan hệ làm ăn với các công ty Hàn Quốc, cho biết: "Họ đã cố kéo dài chuyện này để không làm cho chính quyền Trung Quốc có ấn tượng xấu, nhưng bây giờ không thể trì hoãn được nữa". Samsung là công ty khởi phát cho mọi chuyện. Với doanh số liên tục lao dốc vài năm gần đây, thị phần rớt xuống dưới 1%, sẽ chỉ còn là thời gian trước khi họ đóng cửa nốt nhà máy cuối cùng.

Samsung đã cố hết sức để duy trì việc sản xuất tại Trung Quốc, bởi vì việc đóng cửa chắc chắn sẽ khiến chính quyền vào cuộc để bảo vệ việc làm của người dân. Tuy nhiên đến gần đây, dường như mọi chuyện đã chấm dứt khi công ty quyết định từ bỏ những nỗ lực cuối cùng. Một nhân viên Hàn Quốc cho biết, động thái rời bỏ của Samsung sẽ gỡ bỏ hàng rào tâm lý của các công ty khác. Khởi động chuỗi các công ty Hàn cũng rời Trung Quốc.

Nhà máy của Samsung tại Trung Quốc

Hyundai vừa tạm thời đình chỉ hoạt động tại một cơ sở ở Bắc Kinh, có năng lực sản xuất 300.000 chiếc xe mỗi năm. KIA cũng sắp dừng sản xuất ô tô dưới thương hiệu này vào cuối tháng, tại Giang Tô. KIA chuyển lại nhà máy cho đối tác của mình, Yueda Group. Nhà máy sau đó được cơ cấu để chuyển đổi sang sản xuất xe điện, xuôi theo xu hướng tại thị trường Trung Quốc. Việc sản xuất các xe SUV của KIA được giao lại cho nhà máy Yancheng Plant 2. Theo báo Business Korea, áp lực khiến hai hãng xe Hàn đóng cửa hoạt động sản xuất là do doanh số bán xe thị trường Trung Quốc suy giảm.

Trong khi đó, Samsung tiếp tục thực hiện việc cắt giảm, cung cấp các gói nghỉ việc tự nguyện cho công nhân tại nhà máy ở tỉnh Quảng Đông. Còn LG mới đây đã dịch chuyển dây chuyền sản xuất tủ lạnh từ Chiết Giang về Hàn Quốc.

Việc các công ty địa phương nhảy vào các ngành vốn là thế mạnh của Hàn Quốc như chip và xe hơi ngày càng nhiều, khiến các công ty Hàn bị kéo trở lại mặt đất. Samsung rớt khỏi top 10, Hyundai chỉ được xếp vào nhóm "chiếu dưới" cũng đã buông xuôi, khi thị phần loanh quanh hạng 6 và 7. Trước đây, Samsung từng dẫn đầu thị trường Trung Quốc năm 2012, còn Huyndai cũng từng xếp thứ ba về doanh số chỉ sau Volkswagen và General Motors. Mọi chuyện thay đổi quá nhanh.

Hyundai phải đóng cửa nhà máy đầu tiên của mình ở Trung Quốc vì doanh số ế ẩm

Mọi chuyện trở nên leo thang khi khủng hoảng chính trị xảy ra giữa Bắc Kinh và Seoul. Người dân Trung Quốc tẩy chay hàng hóa từ Hàn Quốc khiến các công ty lao đao, thậm chí Lotte phải rút toàn bộ các siêu thị của mình khỏi đây. Mới đây, thương chiến Mỹ-Trung xảy ra càng khiến việc kinh doanh ở Trung Quốc trở nên rối ren. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất - đã giảm 20%.

Lệnh cấm vận áp đặt lên Huawei của Mỹ cũng cản trở các công ty Hàn Quốc. Ví dụ mảng kinh doanh chip nhớ của Samsung vốn là "cần câu cơm", nay có thể đối mặt gia tăng hàng tồn kho và giá suy giảm nhanh hơn dự đoán. Các đơn hàng đến Huawei có thể bị chặn đứng, khiến họ khó làm ăn hơn. Tất nhiên Samsung rất e ngại chuyện đó xảy ra.

Ngoài ra, việc hai trong số ba nhà mạng lớn của Hàn Quốc gạch tên Huawei khỏi kế hoạch phát triển mạng 5G, càng khiến Bắc Kinh không hài lòng với các công ty Hàn Quốc, Nikkei viết. Ngoài các công ty Hàn, một số hãng Nhật Bản như Sharp, Ricoh, Kyocera cũng đang rút bớt dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, hướng tới Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Ambitious Man

Chủ đề khác