VnReview
Hà Nội

Nội soi Huawei P30 Pro: Linh kiện Nhật Bản đóng góp gấp 58 lần Mỹ, có thể sản xuất bất chấp cấm vận

Kẹt giữa cuộc chiến thương mại, liệu Huawei có thể sản xuất smartphone mà không cần đến Mỹ hay không?

Hóa ra đúng như nhận định của iFixit, lượng linh kiện Mỹ trong chiếc flagship P30 Pro mới nhất chỉ là 0,9%. Nếu so với Nhật Bản chiếm nhiều nhất với 53,2%, đóng góp của Mỹ chỉ bằng 1/58 lần mà thôi. Theo Nikkei, lệnh cấm vận thực sự gây áp lực lên chuỗi cung ứng smartphone toàn cầu, trải dài từ Nhật, Hàn, Đài Loan đến Trung Quốc và hơn thế nữa.

Huawei sẽ phải tìm kiếm sự thay thế cho 15 nhà cung ứng đến từ Mỹ, những người chắc chắn phải tuân thủ lệnh cấm. Mặc dù chỉ chiếm lượng linh kiện 0,9% nhưng rõ ràng, một chiếc smartphone muốn hoạt động đầy đủ thì không thể thiếu bất cứ linh kiện nào. Con số 0,9% tuy nhỏ nhưng nếu không đáp ứng được thì việc sản xuất smartphone của công ty vẫn sẽ đình trệ.

Huawei có thể thay thế 15 nhà cung ứng Mỹ, tương ứng 0,9% lượng linh kiện để tiếp tục sản xuất smartphone

Thực hiện nội soi chi tiết P30 Pro, Nikkei phát hiện ra hàm lượng đến từ Mỹ chiếm không đáng kể. Chỉ chưa đến 1% linh kiện do các công ty Mỹ cung cấp. Theo Fomalhaut Techno Solutions, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia chiếm nhiều nhất với lần lượt 53,2% và 34,4% lượng linh kiện. P30 Pro là "đứa con lai" của nhiều nước mà khu vực châu Á chiếm áp đảo, khi Trung Quốc chiếm 4,9% còn Đài Loan 5% linh kiện.

Nhưng xét về giá trị trong chi phí sản xuất, linh kiện từ Trung Quốc bao gồm màn hình OLED của BOE có chi phí đắt nhất, chiếm nhiều nhất với 38,1%. Sau đó đến Nhật Bản với 23%, Hàn Quốc 7,7% và Đài Loan 7,9%, còn lại là Mỹ 16,3%. Về mặt lý thuyết, Huawei có thể loại các công ty Mỹ ra khỏi chuỗi cung ứng và tìm nguồn thay thế từ Đài Loan, Nhật Bản,... Họ có thể làm được! Tương tự nhận định từ iFixit.

Top những hãng cung ứng có giá trị linh kiện cao nhất, Mỹ chỉ chiếm 2 vị trí

Một số linh kiện từ Mỹ bao gồm bộ nhớ DRAM của Micron, kính bảo vệ từ Corning, các thành phần kết nối của Skyworks và Qorvo, bộ phận khuếch đại (amplifier) từ Cirrus Logic, bộ chuyển MIPI của Texas Instruments. Còn lại hầu như là từ các nước châu Á Nhật Bản, Trung Quốc,... Các công ty Mỹ không thống trị tất cả các thị trường, luôn có những lựa chọn khác mà Huawei có thể tìm đến. Ví dụ cảm biến hình ảnh Sony; chip nhớ của Samsung, Toshiba; pin li-ion của Amperex Technology (Hong Kong) hay Samsung SDI;...

Nếu xét về cung ứng linh kiện, nhiều công ty châu Á đang dẫn đầu so với Mỹ

Một nạn nhân khác của thương chiến là Apple. Nếu tổng thống Trump kiên quyết đánh thuế hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, iPhone cũng không thể thoát khỏi số phận. Đặc biệt mùa thu năm nay công ty sẽ giới thiệu thế hệ mới, trong bối cảnh doanh số iPhone lao dốc liên tục từ quý 4 năm ngoái, iPhone 2019 đang gặp khó ngay từ khi chưa ra mắt. Phân tích mẫu XS Max có giá cao nhất của công ty, người ta tìm ra Trung Quốc chỉ chiếm dưới 1% giá trị linh kiện sản xuất. Tuy nhiên, nơi đây lại là điểm tập kết và lắp ráp chính.

Giá trị linh kiện sản xuất chia theo từng quốc gia, dựa trên hai mẫu P30 Pro và iPhone XS Max;

Trong trường thuế áp thuế 25% lên iPhone, khách hàng phải trả 1.160 USD cho XS Max thay vì 999 USD như hiện tại, ngân hàng Morgan Stanley ước tính. Apple trong năm 2018 đã mua linh kiện từ 41 công ty ở Trung Quốc và Hong Kong. Fomalhaut Techno Solutions cho biết khoảng 70% linh kiện được sản xuất bởi các công ty bên ngoài nước Mỹ.

Ambitious Man

Chủ đề khác