VnReview
Hà Nội

Facebook đang trợ vốn nghiên cứu thiết bị có thể đọc sóng não con người

Năm 2017, Facebook tuyên bố rằng họ muốn tạo ra một băng đeo có thể giúp người dùng gõ phím với tốc độ 100 từ mỗi phút mà chỉ bằng suy nghĩ. Hai năm sau, Facebook lại tiếp tục tuyên bố rằng họ đang tài trợ cho những nghiên cứu tổng quát thực hiện bởi trường đại học trên tình nguyện viên là con người.

Đã có thể kết nối bộ não của 3 người khác nhau, chia sẻ suy nghĩ với nhau

Facebook vẫn theo dõi bạn ngay cả khi đã khóa tài khoản

Facebook đang trợ vốn nghiên cứu thiết bị có thể đọc sóng não con người

Vào ngày hôm qua, một phần của cuộc nghiên cứu trên đã được mô tả trong một bài báo khoa học của trường Đại học California, San Francisco. Đây là nơi các nhà nghiên cứu đang phát triển một bộ giải mã lời nói, nhằm xác định nội dung lời nói mà đối tượng muốn truyền tải thông qua việc phân tích tín hiệu sóng não của họ.

Nghiên cứu này rất quan trọng bởi vì nó có thể là bằng chứng quan trọng chứng minh tính khả thi của những thiết bị đeo có khả năng điều khiển não. Đồng thời nó cũng là một ví dụ đầu tiên về việc một công ty công nghệ khổng lồ muốn tham gia vào nắm giữ dữ liệu được trự tiếp thu từ bộ não con người. Đối với những nhà thần kinh học thì điều này đồng nghĩa với việc chúng ta cần phải nhanh chóng xây dụng bộ quy tắc để giới hạn phương thức thu thập, sử dụng và lưu trữ sóng não con người.

Trong một bài viết được đăng tải trên tạp chí Nature Communications, người điều hành dự án này, Edward Chang, đã mô tả rằng đội ngũ nghiên cứu đã sử dụng các tấm điện cực được gọi là mảng ECoG để đặt trực tiếp lên não của những tình nguyện viên. Nhờ vậy họ có thể thực hiện ghi lại hoạt động não bộ của người tham gia trong thời gian thực khi những người này được nghe và trả lời những câu hỏi từ một danh sách. Một trong số những câu được hỏi là: "Hãy ước lượng cơn đau bạn đang trải qua theo thang từ 0 đến 10". Hệ thống này đã có thể phát hiện cả câu hỏi lẫn câu trả lời với độ chính xác khá cao.

Một câu hỏi khác thì yêu cầu tình nguyện viên lựa chọn loại nhạc cụ yêu thích giữa piano và đàn violin. Một điểm đáng nói chính là những tính nguyện viên phục vụ công tác nghiên cứu đều là những bệnh nhân sắp phải trải qua phẫu thuật não để khắc phục bệnh động kinh.

Facebook cho biết rằng dự án nghiên cứu này vẫn sẽ tiếp tục được tiến hành và công ty này sẽ tài trợ cho trường Đại học California nhằm tiến tới mục tiêu phục hồi khả năng giao tiếp ở những người bị khuyết tật. Và xa hơn nữa, Facebook muốn có thể tạo ra một thiết bị đeo cho phép người dùng có thể điều khiển âm nhạc hoặc tương tác trong thế giới ảo chỉ bằng suy nghĩ của họ.

Bên cạnh dự án thực hiện bởi trường Đại học California, Facebook cũng là công ty đã trợ vốn cho việc nghiên cứu những hệ thống theo dõi hoạt động của não đặt ngoài hộp sọ thông qua sợi quang hoặc tia laser để theo dõi những thay đổi về lưu lượng máu. Đây là cơ chế hoạt động tương tự với những máy chụp cộng hưởng từ.

Tuy rằng lưu lượng máy chỉ đại diện cho một phần nhỏ hoạt động của não song chúng có thể được sử dụng để phân biệt các yêu cầu của một bộ những câu lệnh có số lượng giới hạn. Trong bài đăng của mình, Facebook đã viết rằng: "Việc có thể nhận biết các lệnh dù với số lượng nhỏ thôi cũng đã đủ để hình thành một phương thức mới trong việc tương tác với những hệ thống VR ở hiện tại và AR của tương lai".

Facebook cũng đã lên kế hoạch sẽ trình diện một nguyên mẫu thu gọn của hệ thống này vào cuối năm nay mặc dù công ty này không hề đề cập rằng hệ thống này có thể đọc được não bộ hoặc không hề đưa ra thêm bất kì mô tả nào về cách thức hoạt động của nó.

Câu hỏi về tính riêng tư

Những nghiên cứu về giao thức não – máy tính đã được thúc đẩy nhờ vào sự chống lưng tới tử các công ty công nghệ giàu có. Vào ngày 16/7 vừa rồi, Neuralink, một công ty nghiên cứu về giao thức não bộ đã được thành lập bởi Elon Musk – người sáng lập của SpaceX. Công ty này cho biết rằng họ muốn hướng tới việc cấy ghép những điện cực vào não bộ của những tình nguyện viên trong vòng hai năm tới.

Tuy nhiên dư luận cũng có lí do để nghi ngờ về việc có nên tin tưởng việc mở cửa sổ vào tâm hồn của con người hay không. Mới chỉ tháng trước thôi, Facebook đã chấp nhận trả khoản tiền phạt kỉ lục 5 tỷ USD vì lừa dối khách hàng về cách mà thông tin của họ được sử dụng.

Nita Farahany, một giáo sư tại Đại học Duke, đồng thời là một chuyên gia về đạo đức và thần kinh cho rằng: "Đối với tôi, bộ não là nơi trú ẩn an toàn cho những suy nghĩ tự do, những tưởng tượng, và chính kiến. Còn chúng ta thì đang dần tiến tới việc xâm phạm cái biên giới riêng tư ấy mà không có bất kì biện pháp nào để bảo vệ".

Dù rằng Facebook đã nhấn mạnh là tất cả những dữ liệu thu được từ não bộ của các tình nguyện viên sẽ được lưu lại tại Đại học California song các nhân viên của công ty này cũng có quyền để tiếp cận và nghiên cứu chúng.

Các thông tin về số tiền mà Facebook đã cung cấp cho dự án cũng như việc có bao nhiêu tình nguyện viên hiểu rõ vai trò của công ty này đối với cuộc nghiên cứu đều không được công bố. Người phát ngôn của trường đại học trên, Nicholas Weiler đã từ chối cung cấp bản sao của hợp đồng giữa hai bên và mẫu đơn có chữ kí chấp thuận của những tình nguyện viên. Anh chỉ tiết lộ rằng các mẫu đơn đã có liệt kê Facebook vào hàng ngũ những bên tài trợ tiềm năng của cuộc nghiên cứu.

Dù rằng thiết bị đọc sóng não có thể giúp thuận tiện hóa việc điều khiển các thiết bị, song nó cũng có thể trở thành công cụ giúp Facebook có thể ghi chép lại những nhiều thông tin hơn từ não người dùng, về mặt lí thuyết, trong có có cả thông tin về cách mà chúng ta phản ứng trước những bài viết mới.

Nhà nghiên cứu về giao diện não bộ, Marcello Ienca, tai ETH Zurich cho rằng: "Dữ liệu não bộ có thể chứa rất nhiều thông tin trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân nhạy cảm, đây chính là một mối lo ngại chính đáng. Và rõ ràng những chính sách về quyền riêng tư của Facebook ở hiện tại vẫn là chưa đủ".

Còn về phần mình, Facebook cho biết rằng dữ liệu não bộ chính là một thông tin giúp công ty này phát triển tốt hơn. Mark Chevillet, người đúng đầu dự án về thiết bị đọc sóng não tại Facebook, khẳng định: "Chúng tôi rất coi trọng vấn đề riêng tư của người dùng".

Trung ND

Chủ đề khác