VnReview
Hà Nội

Đôi sneaker Apple này giá đến hơn 230 triệu đồng

Một đôi giày thể thao dành cho các nhân viên của Apple vào giữa những năm 1990 đã đạt được con số 10.000 USD trong một cuộc đấu giá.

Năm 1983, khi đồng sáng lập và cũng là CEO của Apple, Steve Jobs, đang tìm một doanh nhân ;nhằm mục đích điều hành công ty, ông đã chọn người đứng đầu của Pepsico thời bấy giờ, đó là John Sculley.

Người chiến thắng đấu giá phải chi 10.000 USD cho đôi giày thể thao mang thương hiệu Apple

Ấn tượng với phần quảng cáo truyền hình Pepsi Challenge, Jobs đã hỏi Sculley rằng: "Bạn muốn bán nước đường cho đến hết đời hay đến với tôi và thay đổi thế giới?". Sau khi rời Apple, 2 người đã mâu thuẫn với nhau về kế hoạch cho Mac và Jobs đã bị sa thải.

Trong khoảng thời gian vắng mặt tại Apple, Jobs đã đầu tư vào xưởng phim hoạt hình Pixar (sau đó đã được bán cho Disney với giá hàng tỉ USD) và bắt đầu lại với một công ty có tên là NeXT. Apple đã mua NeXT vào năm 1997 nhằm trao cho Jobs một con đường trở lại Apple. Kết quả là sau này, ông đã lấy lại được chức danh CEO của mình. Từ thời điểm đó, Apple tiếp tục giới thiệu các sản phẩm mới, bao gồm iMac G3 và iMac G4 cùng iPod, iPhone và iPad. Bên cạnh đó, phần mềm của NeXT cũng chính là nền tảng cho iOS – hệ điều hành đang chạy trên tất cả các chiếc iPhone và iPad.

Ở thời điểm Jobs rời khỏi Apple vào giữa những năm 1990, "Táo khuyết" đã nghĩ rằng việc sản xuất những đôi giày thể thao (sneaker) cho nhân viên, mang thương hiệu Apple là một ý tưởng tuyệt vời. Và dù không hiếm như chiếc máy tính Apple-1 vốn kiếm được 458.711 USD khi bán đấu giá, thế nhưng, một đôi giày sneaker này (với kích cỡ 9,5) đã đạt được con số 10.000 USD tại một cuộc đấu giá do Heritage Auctions tổ chức. Để dễ hình dung, với con số 10.000 USD, bạn có thể mua được 6 chiếc iPhone 11 Pro Max 512GB và số dư còn lại vừa đủ cho 1 chiếc iPhone 11 256GB.

Người chiến thắng đấu giá phải chi 10.000 USD cho đôi giày thể thao mang thương hiệu Apple

Đây không phải là lần đầu tiên một đôi sneaker của Apple được mang lên đấu giá. Trên thực tế, Adidass đã từng tạo ra 2 thiết kế nguyên mẫu (prototype) cho Apple vào giữa những năm 1990. Trong năm 2017, Heritage Auctions đã thực hiện đấu giá 1 trong 2 nguyên mẫu này mà họ tuyên bố là không bao giờ mòn với mức giá khởi điểm 15.000 USD. Các chuyên gia ước tính rằng, con số đấu giá này có thể lên đến 36.000 USD. Thế nhưng, khi cuộc đấu giá được mở, chẳng một ai đưa ra mức giá.

Mức giá 10.000 USD này chẳng thấm thía gì so với con số 437.500 USD kỷ lục được đưa ra cho một đôi giày chạy được sản xuất bởi Nike. Đôi giày đó được sản xuất vào năm 1972 và là một trong những đôi giày đầu tiên do Nike sản xuất.

Người chiến thắng đấu giá phải chi 10.000 USD cho đôi giày thể thao mang thương hiệu Apple

Hợp đồng Apple II có chữ ký của Steve Jobs được chốt đấu giá với con số 37.023 USD

Trên thực tế, có khá nhiều thứ cho thị trường những sản phẩm đáng nhớ của Apple. Jerrold C. Manock, người thiết kế Apple II và là nhân viên thứ 246 của công ty, gần đây đã bán đấu giá "kho báu" cá nhân của mình đối với những thứ quý hiếm từ Apple, bao gồm cả hợp đồng liên quan đến Apple II do Steve Jobs ký. Bản hợp đồng này đã được chốt với mức giá 37.023 USD. Trong khi đó, một cuốn sách Apple Power Book có chữ ký của Jobs cũng đã đạt mức 10.137 USD. Và một người khác cũng đã mất 477 USD chỉ để giành lấy bộ 4 chiếc khăn tắm được gắn logo Apple từ những năm 1980. Một chiếc máy tính Apple-1 đã được bán với giá 366.969 USD, và chiếc đồng hồ Apple ‘Think Differrent' cũng đạt được con số cuối cùng là 1.100 USD. Năm 1992, Manock đã nhận được một phần quà cùng một bức thư có chữ ký của Jobs trong đó. Người chiến thắng đã phải chi ra 12.246 USD cho nó. Ngoài ra, chiếc máy tính Macintosh Portable Computer được sản xuất vào năm 1989 cũng có con số đấu giá là 578 USD.

Dẫu nhu cầu về các mặt hàng quảng cáo thường cao hơn (chẳng hạn như sneaker), thế nhưng, những vật phẩm có chữ ký của Steve Jobs cũng đạt được con số đấu giá rất lớn, đặc biệt là đối với các tài liệu có bối cảnh lịch sử như hợp đồng Apple II. Tất nhiên, khi còn là nhân viên Apple, Manock đã có thể tự mình tạo một bộ sưu tập những mặt hàng khác thường của Apple.

Minh Hùng theo Phone Arena

Chủ đề khác