VnReview
Hà Nội

Samsung tranh thủ tăng giá đúc chip khi toàn cầu khan hiếm

Các giám đốc điều hành của Samsung đã giải đáp nhiều câu hỏi của những nhà đầu tư về tương lai của những xưởng đúc chip trong một cuộc họp thu nhập gần đây.

Samsung tranh thủ tăng giá đúc chip khi toàn cầu khan hiếm

Về bản chất, công ty đang lên kế hoạch mở rộng quy mô lớn, nhưng khách hàng của họ cũng cần phải một khoản chi phí cao tương ứng. Trước khi tình trạng thiếu hụt chip diễn ra, nhiều đối tác của Samsung đã đồng ý với mức giá tiêu chuẩn, nhưng khi nhận thấy nhu cầu tăng cao, các công ty thiết kế phần cứng sẽ phải chi trả mức giá tương ứng với thị trường hiện tại cho năng lực sản xuất mới của Samsung.

Quý trước, Samsung đã đầu tư 12,5 nghìn tỉ Won (tương đương 10,9 tỉ USD) vào bộ phận xưởng đúc của mình. Ben Suh, một đại diện của công ty, tiết lộ với các nhà đầu tư rằng "các khoản đầu tư xưởng đúc tập trung vào việc mở rộng năng lực cho những tiến trình tiên tiến như EUV 5nm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng".

Trong tương lai, "bộ phận xưởng đúc của Samsung sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng bằng cách mở rộng công suất dây chuyền Pyeongtaek S5 và điều chỉnh giá cả nhằm tạo điều kiện cho các chu kỳ đầu tư sau này". Pyeongtaek là một trong những xưởng đúc hiện đại nhất của Samsung và có thể sản xuất những sản phẩm 5nm thế hệ thứ 2 cũng như 4nm thế hệ đầu.

Suh cho biết: "Chúng tôi sẽ tối đa hóa khả năng cung cấp chip bằng cách tăng cường hợp tác với các công ty đúc lớn và sẽ linh hoạt điều chỉnh tổ hơn sản phẩm của mình nhằm ưu tiên những sản phẩm có giá trị gia tăng cao."

Samsung tranh thủ tăng giá đúc chip khi toàn cầu khan hiếm

Samsung không phải là xưởng đúc đầu tiên tăng giá thành sản phẩm, dù họ là công ty cởi mở nhất về vấn đề này. Theo nhiều nguồn tin, như một thông lệ trong ngành, TSMC đã cắt các khoản giảm giá cho những khách hàng lâu năm của mình. UMC, một xưởng đúc khác, cũng đã tăng giá thành của mình vào hồi năm ngoái.

Sự gia tăng chi phí sản xuất có thể tác động trực tiếp đến giá bán lẻ phần cứng. Nhưng về lâu về dài, nếu lợi nhuận được tái đầu tư theo cách Samsung xác nhận thì phần cứng thế hệ tiếp theo sẽ không bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt.

Đáng tiếc, Samsung lại không có bất kỳ giải pháp nhanh nào. Một giám đốc điều hành của Samsung có tên là Shawn Tan xác nhận: "Trong nửa cuối năm nay, chúng tôi dự đoán nhu cầu tổng thể sẽ vượt quá nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng do sự xâm nhập ngày càng nhanh của 5G, xu hướng làm tiệc tại nhà vẫn đang tiếp diễn cũng như nhu cầu về mức tồn kho an toàn ngày càng mạnh mẽ từ các khách hàng."

Lê Hữu theo Tech Spot

Chủ đề khác