VnReview
Hà Nội

Công thư 1958 không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa

16 giờ chiều nay, ngày 23/5, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế lần thứ 3 về biển Đông.

Chủ trì cuộc họp báo có ông Lê Hải Bình, Quyền Vụ trưởng Vụ thông tin báo chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam; đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển VN; bà Nguyễn Thị Thanh Hà, hàm Vụ trưởng, Vụ Luật pháp quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới, Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.

Chủ trì cuộc họp báo có ông Lê Hải Bình, Quyền Vụ trưởng Vụ thông tin báo chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam; đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển VN; bà Nguyễn Thị Thanh Hà, hàm Vụ trưởng, Vụ Luật pháp quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới, Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.

Ông Lê Hải Bình

Ông Lê Hải Bình

16 giờ 15 phút: Ông Đỗ Văn Hậu khái lược một số hoạt động của dầu khí Việt Nam:

Cuối những năm 60 đầu năm 70, Việt Nam đã tiến hành khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam nay gọi là Nam Côn Sơn. Đến nay, Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) đã ký với nhiều công ty của Hoa kỳ về thăm dò dầu khí tại vùng biển bao gồm cả khu vực Hoàng Sa, Trường Sa.

Từ 1996, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn về luật Biển, thì PVN chỉ tiến hành thăm dò khai thác dầu khí trong giới hạn 200 hải lý. Đến nay đã ký 99 hợp đồng dầu khí với nước ngoài. Việt Nam đã khảo sát, khoan trên 900 giếng dầu khí, có trên 30 mỏ đang hoạt động khai thác. Đến nay, tất cả hoạt động dầu khí của Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp.

PVN không có bất kỳ lô dầu khí nào nằm ngoài 200 hải lý, việc này được quốc tế công nhận, nhiều đối tác đã hợp tác. Tất cả các hoạt động dầu khí của Việt Nam đều nằm trên thềm lục địa, suốt từ Vịnh Bắc Bộ đến hết thềm lục địa phía Nam.

Tại khu vực Hoàng Sa, thời chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng đã khảo sát địa chấn. Có một số hoạt động PVN tiến hành khai thác ngoài đường 200 hải lý nhưng đấy là lúc Việt Nam chưa công nhận đường 200 hải lý.

Sau này, khi Việt Nam đã công nhận đường 200 hải lý thì PVN hoàn toàn hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Toàn bộ hoạt động dầu khí tại khu vực 144, 145 (giàn khoan Hải Dương - 981 của Trung Quốc đặt trái phép), phía PVN đã có hợp tác với nước ngoài, dự kiến sắp khai thác. Đến nay, không có một công ty dầu khí nào của quốc tế ký hợp đồng với CNOOC, tức là không ai công nhận đây là vùng của Trung Quốc.

Mọi hoạt động dầu khí của Việt Nam tại khu vực Hoàng Sa vẫn hoạt động công khai, không vấp phải phản ứng nào của ai. Tại nhiều cuộc hội thảo dầu khí quốc tế, PVN đều giới thiệu vùng biển Hoàng Sa là của Việt Nam.

Mọi hành động, luận điệu của Trung Quốc cho rằng đây là vùng biển của Trung Quốc là sai trái. Xin khẳng định lại là vùng biển Hoàng Sa là của Việt Nam, mọi hoạt động của Việt Nam, trong đó có hoạt động dầu khí là hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Ông Trần Duy Hải khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Từ thời phong kiến tới thời kỳ Pháp thuộc rồi tới hội nghị Giơnevơ năm 1954 đều khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, không gặp phản ứng của bất cứ ai.

Đặc biệt, vào ngày 24/9/1975, Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình thừa nhận 2 nước Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp về hòn đảo và cùng thỏa thuận với nhau để giải quyết tranh chấp. Thông tin này được đăng trên Nhân Dân nhật báo. Ông Hải yêu cầu, phía Trung Quốc không nên nói và làm ngược theo quan điểm cán bộ cấp cao của họ.

Tại buổi họp báo, ông Hải đưa ra bộ phim khẳng định bằng chứng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

16 giờ 26 phút, buổi họp báo bước sang phần hỏi đáp.

Báo ViệtnamNet: Ông Hải có nói đến công thư cố thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Trung Quốc, trong đó công nhận chủ quyền Trung Quốc với Tây Sa, Hoàng Sa có đúng hay không? Có phải tuyên bố có giá trị pháp lý không? Nếu không thì nó có ý nghĩa gì?

Ông Trần Duy Hải: Xin khẳng định công thư của cố thủ tướng là văn bản ngoại giao. Giá trị pháp lý nằm trong nội dung công thư. Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa Trường Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa. Giá trị công thư phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi Trung Quốc lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc quản lý Việt Nam cộng hòa, Trung Quốc chỉ là một bên tham gia. Không thể cho người khác cái gì mà bạn chưa có được. Vì thế công thư không có giá trị chủ quyền với Tây Sa, Nam Sa theo cách gọi của Trung Quốc.

Báo Dân Việt: Trong chuyến thăm và làm việc tại Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc đến khả năng mọi hành động để giữ chủ quyền, Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng giúp đỡ, Việt Nam có nhận?

Bà Nguyễn Thị Thanh Hà: Việt Nam có quyền sử dụng tất cả cơ chế giải quyết tranh chấp. Sử dụng các biện pháp hòa bình có cả sử dụng đồng thuận của quốc tế. Việc sử dụng các biện pháp hòa bình bao gồm có cả các cơ quan tài phán quốc tế, việc này phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi luôn chủ trương sử dụng pháp lý tốt hơn là vũ lực. Chúng tôi không loại trừ biện pháp hòa bình nào để giải quyết tranh chấp. Chúng tôi có sẽ chuẩn bị tất cả các biện pháp hòa bình cần thiết để tham mưu cho Chính phủ.

Báo Dân Trí: Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, có đến 20 cuộc giao thiệp với Trung Quốc nhưng họ vẫn gia tăng căng thẳng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Philippines đã khẳng định sẽ dùng mọi biện pháp để gìn giữ chủ quyền. Liệu đây đã phải là ngưỡng chịu đựng của Việt Nam?

Ông Trần Duy Hải: Xin khẳng định chủ quyền lãnh thổ hết sức thiêng liêng, không gì có thể đánh đổi. Vàng rất quý nhưng chủ quyền dân tộc còn quý hơn.

Báo Thanh Niên: Một hãng thông tấn của Nga có đưa thông tin rằng vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương - 981 cách bờ biển Trung Quốc 27 km còn cách bờ biển Việt Nam 241 km. Vậy xin hỏi phía Việt Nam có những cơ sở bằng chứng gì để bác bỏ luận điệu trên? Có bằng chứng nào chứng tỏ vùng biển quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam từ xa xưa?

Ông Trần Duy Hải: Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì mỗi quốc gia có thềm lục địa, vùng biển chủ quyền là 200 hải lý. Giàn khoan Hải Dương - 981 của Trung Quốc hạ đặt sâu vào vùng biển Việt Nam 80 hải lý tính từ mép ngoài đường 200 hải lý. Như vậy giàn khoan Hải Dương - 981 của Trung Quốc đang nằm hoàn toàn trái phép trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Thêm nữa, trong quần đảo Hoàng Sa thì đảo Tri tôn chỉ là một bãi ngầm, mà theo điều 121 của Công ước Liên hợp Quốc về Luật biển 1982 thì đảo Tri Tôn không thể có vùng biển vượt quá 12 hải lý. Khu vực giàn khoan Hải Dương - 981 đang hoạt động không thể nằm trong vùng biển của Trung Quốc. Họ đang vi phạm nghiêm trọng chủ quyền vùng kinh tế của Việt Nam.

Ông Lê Hải Bình: Xin khẳng định lại một lần nữa là giàn khoan Hải Dương - 981 của Trung Quốc đang hạ đặt trái phép trên vùng biển của Việt Nam.

Báo điện tử Infonet: Trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Lào Cai có nói: Một số công dân muốn nhập cảnh vào Trung Quốc đã bị phía Trung Quốc bắt ký vào bản đồ công nhận Hoàng Sa của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao đã biết vụ việc này chưa? Sẽ có biện pháp gì để hướng dẫn công dân Việt Nam?

Ông Lê Hải Bình: Chúng tôi chưa nhận được thông tin như phóng viên đề cập. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ lưu ý, nếu có vấn đề này sẽ xử lý theo quy định của luật pháp quốc tế.

Phóng viên Reuters: Việt Nam đã chuẩn bị tất cả các biện pháp về pháp lý để bảo vệ chủ quyền. Tuy nhiên, đến nay Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan lớn nhất của họ vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, xin hỏi khi nào chúng ta mới dùng đến biện pháp pháp lý?

Bà Nguyễn Thị Thanh Hà: Cá nhân tôi là một luật gia, tôi luôn luôn hỏi mình khi nào là thời điểm để sử dụng biện pháp pháp lý. Tuy nhiên, chúng ta phải chờ đợi quyết định của Chính phủ.

Theo Thanh Niên

Chủ đề khác