VnReview
Hà Nội

Trung Quốc đang xây nhiều "đảo giả" kiểu Dubai ở biển Đông

Cát, xi măng, gỗ và thép là những công cụ mới nhất trong kho vũ khí chiếm lãnh thổ của Trung Quốc khi nước này tìm cách định hình lại Biển Đông theo nghĩa đen.

 

Trung Quốc đang có động thái ngày một hiếu chiến khi lên kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo ở trung tâm Biển Đông nhằm phục vụ cho mục đích quân sự

Các tàu của Trung Quốc đang miệt mài vận chuyển vật liệu xây dựng tới vùng biển quần đảo Trường Sa để làm cho vùng biển này sẽ nổi lên những hòn đảo mới, theo quan sát của các ngư dân và quan chức Philippines. Họ nói, có vẻ như những nỗ lực của Trung Quốc là bắt chước cải tạo đất kiểu khu nghỉ dưỡng Palm resort của Dubai.

"Họ đang xây dựng những hòn đảo nhân tạo chưa bao giờ tồn tại kể từ khi Trái đất hình thành, giống như những hòn đảo của Dubai", ông Eugenio Bito-onon, thị trưởng thị trấn cụm đảo Kalayaan, một trong những hòn đảo thuộc Philippines, cho biết. "Quy mô xây dựng là khổng lồ và không ngừng nghỉ. Nó sẽ dẫn đến việc Trung Quốc sẽ kiểm soát toàn bộ vùng biển Đông", Bito-onon nói.

Ông Eugenio Bito-onon mô tả vị trí cụm đảo Kalayaan trên bản đồ

Các đảo nhân tạo này sẽ giúp Trung Quốc chiếm biển Đông và khả năng phát triển các căn cứ quân sự để kiểm soát; nhằm khuếch trương sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh quân sự, qua việc kiểm soát các vùng biển. Trung Quốc cho rằng khu vực xây dựng này nằm trong bản đồ "đường chín đoạn" nước này vẽ ra từ những năm 1940. Nước này đã chiếm được bãi cạn Scarborough của Philippines (năm 2012) và đang gây sức ép với Việt Nam trong thời gian qua với vụ giàn khoan dầu Hải Dương 981.

"Thực tế là Trung Quốc muốn thâu tóm, dù là bất hợp pháp, quyền kiểm soát các vùng biển lân cận của Tây Thái Bình Dương", ông Richard Javad Heydarian, giảng viên khoa chính trị tại Đại học Ateneo de Manila cho biết. "Vấn đề duy nhất lúc này là liệu và làm thế nào Trung Quốc đạt được tham vọng này? Trung Quốc có thể sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế mạnh hơn nữa để gây hấn với các quốc gia lận cận".

Hải đảo, rạn san hô

Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 hòn đảo và các rạn san hô nằm rải rác ở vùng biển phía nam biển Đông. Quần đảo này là trung tâm của các cuộc tranh chấp chủ quyền trong nhiều thập kỷ qua giữa Đài Loan, Brunei, Malaysia, Việt Nam, Philippines và Trung Quốc. Năm 1988, Trung Quốc tổ chức một cuộc tấn công khiến 64 lính hải quân Việt Nam thiệt mạng. Trung Quốc đã tìm mọi cách để cắt đứt nguồn cung cấp cho bãi cạn Ayungin -  nơi Philippines đã đánh chìm một chiếc tàu hải quân Trung Quốc với khá nhiều lính trên đó vào năm 1999.

(Bãi cạn Ayungin nằm trong quần đảo Trường Sa và thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Tên tiếng Việt của bãi cạn Ayungin là Bãi Cỏ Mây, nằm ở phía đông đảo Vành Khăn. Tuy nhiên, từ giữa thập niên 90, thủy quân lục chiến Philippines đã chiếm giữ Bãi Cỏ Mây của Việt Nam - người dịch).

Các hòn đảo và rạn san hô nằm rải rác trong một khu vực có diện tích tương đương diện tích của đất nước Iraq (gần 500.000 km2). Đây là khu vực đánh bắt cá thương mại cho cá ngừ, cá thu, mực, bạch tuộc và rùa, đây cũng là khu vực chứa trữ lượng dầu khí lớn.

Trong một báo cáo vào tháng 2/2013, cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ ước tính có khoảng 11 tỷ thùng dự trữ dầu và 190 nghìn tỷ mét khối trữ lượng khí đốt tự nhiên có thể được khai thác ở Biển Đông.

Tuyên bố của Trung Quốc

Trung Quốc coi các đảo, mà nước này gọi là Nam Sa, là một phần lãnh thổ của mình. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu vào ngày 6/6/2014: "Trung Quốc có thể thực hiện bất kỳ hành động nào trên các đảo hoặc đảo san hô thuộc Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam - người dịch). Philippines không có quyền yêu cầu bồi thường hay khiếu nại".

Ngư dân Trung Quốc bị bắt vì đánh cá bất hợp pháp tại đảo Palawan, Philippines

Trung Quốc có thể sẽ xây dựng một hòn đảo nhân tạo trên bãi đá ngầm Gạc Ma (tên quốc tế là Johnson South) hay Bãi Chữ Thập (tên tiếng Anh là Fiery Cross Reef), thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép kể từ năm 1988. Đây là khu vực cách 385 hải lý tính từ bãi cạn Scarborough. "Gần như chắc chắn đó sẽ là một căn cứ. Đây là điều hoàn toàn có căn cứ chính xác", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết. Ông Voltaire Gazmin cho hay phía Philippines đã phát hiện nhiều tàu Trung Quốc đã vận chuyển cát tới khu vực này từ tháng 5/2014.

Philippines đã ghi nhận những hoạt động mờ ám của Trung Quốc xung quanh bãi cạn Gaven và bãi Cuarteron. Vào ngày 5/6, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã hối thúc Trung Quốc "tham gia các sáng kiến thân thiện" để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng ở Biển Đông. "Tranh chấp mà chúng ta có ở Biển Đông không phải là tổng thể của các mối quan hệ giữa hai nước", ông Aquino nói. "Mối quan hệ của chúng ta dựa trên nhiều thứ, không chỉ là cuộc tranh chấp này, và sự hòa bình và ổn định là các nhân tố cần thiết cho sự phát triển của chính chúng ta cũng như tất cả mọi người", ông Aquino nói thêm.

Vùng nhận dạng phòng không ADIZ

"Nếu muốn tuần tra và thực thi những "hành động nguy hiểm" tại vùng nhận dạng phòng không ADIZ, bạn cần phải có máy bay; các máy bay có thể được xuất phát từ căn cứ ở đảo Hải Nam và đảo Phú Lâm, hoặc từ các tàu sân bay của Trung Quốc", Richard Bitzinger, một nhà nghiên cứu về quân sự Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore cho biết.

"Trung Quốc sẽ tạo ra một vùng nhận dạng phòng không khác trên Biển Đông, với các máy bay quân sự hỗ trợ đội tàu biển bay xung quanh các giàn khoan dầu ngoài khơi bờ biển của Việt Nam", Rory Medcalf, giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Viện, Sydney cho biết.

Ngư dân lo lắng

"Tàu Trung Quốc đã dỡ những bao tải xi măng, gỗ và thép xuống bãi đá ngầm Gạc Ma vào giữa tháng Năm", chủ một tàu đánh bắt hải sản Pasi Abdulpata, người đã nhận được các cuộc gọi từ các ngư dân trên tàu cao tốc dài 65 feet.

"Họ trông giống như sẽ xây dựng nhà để ở. Họ mang đến 3 tàu lớn như tàu bảo vệ bờ biển của Philippines", ngư dân Abdulpata, 40 tuổi, cho biết qua điện thoại vào ngày 28/5."Những gì Trung Quốc đang làm là hoàn toàn sai trái, họ sẽ làm đại dương đảo lộn". Theo Pasi Abdulpata, có nhiều dấu hiệu cho thấy phía Trung Quốc đang xây dựng nhà cửa, với việc huy động khoảng 3 tàu trở vật liệu.

Bãi Chữ Thập

Việc xây dựng các công trình này đi ngược lại Tuyên bố của các bên về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC), vốn yêu cầu các bên "kiềm chế không đưa người lên các đảo, bãi hiện không có người ở". Bất kì một động thái nào gia cố, xâm lấn biển nào trên các bãi đá ở Trường Sa để hình thành nên các đường băng, bến cảng đều sẽ là hành động thay đổi nguyên trạng, "gây căng thẳng và vi phạm DOC", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose trao đổi với phóng viên hãng tin Bloomberg.

Philippines đang giám sát các hoạt động tại bãi Chữ Thập. Nhưng cổng thông tin trực tuyến của Trung Quốc Qianzhan trong một bài đăng hồi tháng Hai nói rằng Trung Quốc có kế hoạch đòi lại các vùng đất trong khu vực để xây dựng một căn cứ quân sự.

Động thái của Mỹ

Về phía Mỹ, trao đổi với phóng viên Bloomberg qua điện thoại ngày 10/6, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương Daniel Russel nhìn nhận: Có rất nhiều báo cáo, thông tin về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, ví như việc cải tạo đất đá lấn biển, cũng như hoạt động xây dựng quy mô lớn các điểm đồn chú - điều không thể coi là việc tuân thủ duy trì nguyên trạng.

"Hành động ép buộc và đe dọa sử dụng vũ lực như là một cách thức để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền là điều không thể chấp nhận được", ông Russel bày tỏ.

Philippines đã đưa tranh chấp của mình tới một tòa án của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc không công nhận tòa án này và cũng không tham gia quá trình xét xử.

Thị trưởng Kalayaan, ông Bito-onon ủng hộ đưa vụ việc ra tòa quốc tế phán xử, cho dù Philippin có đồng minh là Mỹ. Bởi vì "Anh không thể dùng mác đấu với súng được. Như thế thật điên rồ", ông nói.

GL

Theo Bloomberg

Chủ đề khác