VnReview
Hà Nội

Bạn có phải là fan cuồng của Android, Google và Sony? (phần 1)

Dù được coi là một động lực thúc đẩy tương lai nhưng thế giới công nghệ cao cũng mang trong mình rất nhiều định kiến. Và, một trong những khái niệm được sử dụng nhiều nhất trong những cuộc tranh cãi là... fan cuồng. Vậy, bạn có phải là một fan cuồng hay không?

Dù được coi là một động lực thúc đẩy tương lai nhưng thế giới công nghệ cao cũng mang trong mình rất nhiều định kiến. Và, một trong những khái niệm được sử dụng nhiều nhất trong những cuộc tranh cãi là... fan cuồng. Vậy, bạn có phải là một fan cuồng hay không?

Chắc chắn, mỗi fan công nghệ đều đã từng ít nhất một lần bị gọi là một fan cuồng (hoặc "fanboy") của một sản phẩm, một hãng sản xuất nào đó. Tùy thuộc vào cách hành xử/tranh cãi của người bị gọi là "fan cuồng", sẽ có lúc bạn phải gật đầu đồng ý với cách gọi này. Nhưng, sẽ có lúc bạn cảm thấy đây chỉ là một cụm từ mang tính xúc phạm được chính các "tín đồ công nghệ" sử dụng khi đã... đuối lý. Vậy, thế nào là một fan cuồng? Kiểu fan cuồng nào đông đảo nhất trên các diễn đàn và báo công nghệ?

Trước khi cùng nhau đi tìm câu trả lời, hãy nhớ rằng tình yêu nồng nhiệt dành cho iPhone, Android hay một nhà sản xuất/công ty nào đó không có nghĩa rằng bạn là một fan cuồng. Nhưng đôi khi tình yêu đó sẽ đi quá đà và bạn có thể đã trở thành một fan cuồng mà không hề hay biết. Hãy cùng đến với các định nghĩa dưới đây xem bạn đã "dính" bao nhiêu phần rồi nhé!

Nhận diện fan cuồng nói chung

Một số dấu hiệu cho thấy bạn là fan cuồng, không phân biệt thương hiệu hay sản phẩm:

- Bạn dùng từ "fan cuồng" ngay trong câu bình luận đầu tiên mỗi khi cần phản bác quan điểm của người khác.

- Bạn cảm thấy bị xúc phạm khi ai đó nói xấu sản phẩm ưa thích của bạn. Bạn coi thường người khác vì lựa chọn smartphone/tablet/laptop/máy chơi game của họ.

- Bạn luôn cảm thấy tự hào về các tính năng có trên sản phẩm đang sử dụng. Bạn có thể biện minh cho tất cả các điểm yếu của sản phẩm/thương hiệu ưa thích. Bạn cảm thấy vui sướng, hả hê khi sản phẩm cạnh tranh gặp phải sự cố.

Áp dụng những "đặc tính" trên vào từng dạng fan cuồng, hãy cùng điểm qua các nhóm fan cuồng của Google, Android và Sony trong phần đầu tiên của loạt bài.

Fan cuồng của Android

Dù được coi là một động lực thúc đẩy tương lai nhưng thế giới công nghệ cao cũng mang trong mình rất nhiều định kiến. Và, một trong những khái niệm được sử dụng nhiều nhất trong những cuộc tranh cãi là... fan cuồng. Vậy, bạn có phải là một fan cuồng hay không?

Với fan cuồng Android, lựa chọn hệ điều hành di động là một lựa chọn đại diện cho trí tuệ

Lượng người dùng áp đảo khiến cho nhóm fan cuồng Android trở nên khá đông đảo. Với nhiều người, Android là cái tên đã mang tới trải nghiệm smartphone đầu tiên cho họ, và bởi vậy, tình yêu dành cho Android có thể sẽ trở nên mù quáng.

Sau đây là một số đặc điểm cho thấy bạn rất yêu Android:

- Bạn yêu Android, đặc biệt là tính "mở" của hệ điều hành này. Đây là hệ điều hành di động tuyệt vời nhất đối với bạn, và bạn sẵn lòng thử nghiệm tất cả các phiên bản Android.

- Bạn yêu Android nhưng đôi khi vẫn không đồng ý với phương hướng phát triển của Google. Bạn luôn suy nghĩ "hộ" Google xem cần phải làm thế nào để Android có thể trở nên tốt hết mức có thể.

- Cuộc sống của bạn ngập tràn các sản phẩm có hình chú robot màu xanh của Android: áo phông, hình nền, poster, thú bông...

- Bạn thích Nexus nhưng cũng sẵn sàng thử nghiệm sản phẩm của các nhà sản xuất khác. Bạn đánh giá smartphone bằng tính năng và chất lượng, chứ không chỉ dựa trên giao diện. Tuy vậy, chỉ có smartphone Android mới được bạn đánh giá cao.

Dù được coi là một động lực thúc đẩy tương lai nhưng thế giới công nghệ cao cũng mang trong mình rất nhiều định kiến. Và, một trong những khái niệm được sử dụng nhiều nhất trong những cuộc tranh cãi là... fan cuồng. Vậy, bạn có phải là một fan cuồng hay không?

Trong khi fan cuồng Apple thường thích bày tỏ tình yêu mù quáng, fan cuồng Android lại thích chủ động... ném gạch hơn.

Dấu hiệu cho thấy bạn là fan "cuồng" quá mức của Android:

- Bạn cho rằng phải sử dụng Android thì mới là "sành công nghệ". Theo bạn, tại các công ty IT (hoặc một lĩnh vực công nghệ cao nào đó) người ta đều sử dụng smartphone/tablet Android chứ không sử dụng iPhone/iPad. Hiển nhiên, bạn cũng rất tự hào vì đang sử dụng Android.

- Bạn gọi bất kỳ ai không có chung quan điểm với mình đều là "fan cuồng Apple".

- Bạn cho rằng thành công của Apple và iOS là biểu hiện cho thấy trái đất có quá nhiều kẻ ngu ngốc.

- Bạn ghi nhớ tên của tất cả các phiên bản Android, biết rất nhiều bản ROM và ứng dụng root. Bạn tỏ ra hiểu biết về Java và Dalvik, nhưng tất cả cũng chỉ là để chứng minh luận điểm "Android tốt hơn iOS" mỗi khi bình luận trên các bài phân tích chuyên sâu về kỹ thuật.

- Bạn nghĩ rằng tất cả các tính năng trên Android đều là hoàn hảo và không thể tìm thấy bất kỳ đặc điểm tích cực nào trên tất cả các hệ điều hành di động khác. Khi so sánh, dù có thế nào thì các tính năng tương tự của iOS hay Windows Phone đều không thể sánh với Android. Microsoft, Apple và BlackBerry đều quá kém cỏi và Google không cần phải học hỏi bất kỳ điều gì từ các hệ điều hành đối thủ. Android là tất cả!

Fan cuồng Google

Dù được coi là một động lực thúc đẩy tương lai nhưng thế giới công nghệ cao cũng mang trong mình rất nhiều định kiến. Và, một trong những khái niệm được sử dụng nhiều nhất trong những cuộc tranh cãi là... fan cuồng. Vậy, bạn có phải là một fan cuồng hay không?

Dĩ nhiên, fan cuồng Android và fan cuồng Google có rất nhiều điểm chung, và một số fan cuồng của Android cũng là fan cuồng của Google. Song, fan cuồng Google không nhất thiết phải là fan cuồng Android. Một fan cuồng của Google sẽ không tập trung 100% tình yêu của mình vào Android. Thay vào đó, họ sống (và thở) bằng tất cả các sản phẩm, dịch vụ có gắn mác Google.

Dấu hiệu bạn có thể là fan cuồng Google:

- Dù có thế nào đi chăng nữa thì bạn vẫn sẽ luôn lựa chọn sản phẩm và ứng dụng của Google: Google Drive, Google Plus, Google Maps, Google Music All Access và (HIỂN NHIÊN LÀ CẢ) Android. Khác với những người hâm mộ Android vốn luôn sẵn sàng tìm hiểu các dịch vụ cạnh tranh như Facebook và Dropbox, bạn cần phải có các dịch vụ dữ liệu của Google thì mới có thể sống sót được qua mỗi ngày.

Thậm chí, đến bây giờ bạn vẫn chưa chịu từ bỏ Google Plus.

- Bạn không căm ghét các bộ skin do các nhà sản xuất "khoác" lên Android, nhưng giao diện Android được bạn yêu thích nhất hiển nhiên vẫn là giao diện gốc. Bạn sẵn sàng "tử chiến" để chứng minh rằng tầm nhìn của Google dành cho Android là đúng đắn, và nếu không sở hữu Nexus, có lẽ bạn cũng đang cầm trên tay một thiết bị Google Play Edition.

- Bạn có thể đang dùng Chromebook. Với bạn, Chrome là trình duyệt tuyệt vời nhất thế giới.

- Bạn háo hức, hạnh phúc khi nghe thông tin về các dự án mới, các thương vụ sáp nhập mới của Google. Theo bạn, Motorola sẽ lại thất bại thảm hại sau khi về tay Lenovo.

Dù được coi là một động lực thúc đẩy tương lai nhưng thế giới công nghệ cao cũng mang trong mình rất nhiều định kiến. Và, một trong những khái niệm được sử dụng nhiều nhất trong những cuộc tranh cãi là... fan cuồng. Vậy, bạn có phải là một fan cuồng hay không?

Với các fan cuồng của Google thì ngay cả một chiếc Chromebook có giá 1400 USD như Pixel cũng là hợp lý

Dấu hiện bạn đang "cuồng" Google quá mức:

- Bạn gọi bất kỳ ai không có chung quan điểm với mình là "fan cuồng Apple".

- Bạn cảm thấy những người sử dụng Android mà không tận dụng hết các dịch vụ của Google thì thật là ngu ngốc.

- Bạn cảm thấy bực bội không thể chịu nổi khi ai đó dùng Yahoo, Bing hoặc một bộ máy tìm kiếm khác.

- Bạn cho rằng tất cả các nhà sản xuất đều cần phải sử dụng giao diện gốc của Android, nhưng cùng lúc lại luôn ca tụng tính... "mở" của Android.

- Bạn than phiền rằng các nhà sản xuất Android cập nhật hệ điều hành trên sản phẩm của mình quá chậm. Đến khi ai đó vượt mặt Google (ví dụ như Motorola), bạn cảm thấy khó chịu trong người.

- Bạn sẵn sàng mua Chromebook Pixel nếu có điều kiện. Bạn đã từng ao ước về Google Glass.

Fan cuồng của Sony

Cũng giống như Nokia và BlackBerry, Sony đã hết thời kỳ đỉnh cao và đang chìm trong khủng hoảng kéo dài. Song, tình cảm mà các fan dành cho thương hiệu có phần xưa cũ này vẫn còn rất sâu đậm. Nói một cách công bằng, Sony vẫn có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng, và bởi vậy tình yêu dành cho Sony cũng là hoàn toàn hợp lý.

Dù được coi là một động lực thúc đẩy tương lai nhưng thế giới công nghệ cao cũng mang trong mình rất nhiều định kiến. Và, một trong những khái niệm được sử dụng nhiều nhất trong những cuộc tranh cãi là... fan cuồng. Vậy, bạn có phải là một fan cuồng hay không?

Fan cuồng của Sony ghét cả Apple, Samsung lẫn Microsoft

Nhưng các fan cuồng của Sony cũng thường có cái nhìn rất phiến diện. Đây là những dấu hiệu của một người có tình cảm khá sâu nặng với Sony:

- Smartphone Sony tốt nhất trên thị trường. TV Sony tốt nhất trên thị trường. Tai nghe Sony tốt nhất trên thị trường. Tất cả các sản phẩm của Sony đều... tốt nhất trên thị trường.

- "Chống nước" là từ cửa miệng của bạn khi nói về smartphone.

- Bạn thích kể những câu chuyện dạng như "Hồi trước nhà tôi có sử dụng [một sản phẩm Sony]" để bình luận mỗi khi ai đó than phiền về một thứ đồ điện tử vừa bị hỏng.

- Bạn thích đem những đức tính của con người Nhật Bản vào các cuộc nói chuyện về Sony, bất kể là có liên quan hay không.

- Khác với các fan Android thông thường, bạn ghét cả fan Apple, fan Samsung hay fan của bất kỳ hãng sản xuất nào khác. Bạn có vẻ vô cùng "kỳ thị" Samsung.

Dù được coi là một động lực thúc đẩy tương lai nhưng thế giới công nghệ cao cũng mang trong mình rất nhiều định kiến. Và, một trong những khái niệm được sử dụng nhiều nhất trong những cuộc tranh cãi là... fan cuồng. Vậy, bạn có phải là một fan cuồng hay không?

Đầu năm 2013, Facebook của bạn có tràn ngập những câu chuyện thú vị về chiếc Xperia Z chống nước? Hãy cảm ơn các fan của Sony.

Những dấu hiệu của fan cuồng Sony thái quá:

- Bạn thích mỉa mai những người đeo tai nghe Beats là thiếu tinh tế. Nhưng ngoài tai nghe Sony, bạn cũng không thể kể tên một nhãn hiệu hi-fi đình đám nào khác.

- Tính năng chống nước là rất cần thiết, nhưng bạn cảm thấy khó chịu khi Samsung "học đòi" Sony ra smartphone đầu bảng chống nước. Ngược lại, bạn hoàn toàn phớt lờ sự thật rằng Sony mang loa kép lên smartphone một năm sau khi HTC One đã gây được tiếng vang lớn.

- Bạn mỉa mai Galaxy S4 là "S3S" nhưng cũng không hề cảm thấy khó chịu khi Sony lười thay đổi thiết kế trên Xperia Z1, Z2 và Z3.

- 7, 8 năm sau ngày ra đời của PlayStation 3, bạn vẫn cho rằng hệ máy chơi game này có đồ họa tuyệt vời hơn PC. Luận điểm này sẽ được lặp lại cho toàn bộ vòng đời của PS4.

- Bạn không biết gì về TV Samsung nhưng vẫn một mực khẳng định TV Samsung cho tới giờ vẫn có chất lượng rất kém.

- Bạn cho rằng chỉ có những kẻ dở hơi mới bỏ ra một đống tiền để mua máy tính Mac, nhưng những người không dùng laptop VAIO thì thật là thiếu tinh tế.

Dù được coi là một động lực thúc đẩy tương lai nhưng thế giới công nghệ cao cũng mang trong mình rất nhiều định kiến. Và, một trong những khái niệm được sử dụng nhiều nhất trong những cuộc tranh cãi là... fan cuồng. Vậy, bạn có phải là một fan cuồng hay không?

Như vậy, chúng ta đã điểm danh qua 3 nhóm fan cuồng khá phổ biến của thế giới công nghệ. Trong phần tiếp theo của loạt bài, chúng ta sẽ điểm danh 3 nhóm fan cuồng không kém phần khó chịu: fan cuồng của Apple, fan cuồng của Samsung và fan cuồng của BlackBerry.

Lê Hoàng

Tổng hợp

Chủ đề khác