VnReview
Hà Nội

Uber lại gặp rắc rối tại Đài Loan và Trung Quốc

Chính quyền Đài Loan và chính quyền thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) hiện đang cân nhắc quyền hoạt động của ứng dụng Uber. Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Uber vừa ký thỏa thuận hợp tác với dịch vụ tìm kiếm Baidu tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Chính quyền Đài Loan và cả chính quyền thành phố Trùng Khánh tại Trung Quốc hiện đang cân nhắc quyền hoạt động của ứng dụng chia sẻ hành trình Uber. Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Uber vừa ký thỏa thuận hợp tác với dịch vụ tìm kiếm Baidu tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Trong một tuyên bố mới được đưa ra trong tuần này, Bộ Giao thông Đài Loan khẳng định Uber sẽ chỉ được phép cung cấp các "công cụ thông tin" tới người dùng và không được quyền hoạt động với tư cách một công ty taxi. Theo cơ quan này, Uber hiện đang cung cấp dịch vụ trái phép tại Đài Loan.

Cùng lúc, chính quyền thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) cho biết Uber cũng không được cấp phép đầy đủ để hoạt động tại thành phố 33 triệu dân này.

Hiện tại, Uber cung cấp dịch vụ gọi taxi cho phép người dùng có thể đăng nhập vào ứng dụng và thuê bất kỳ một lái xe nào được Uber kiểm tra và chấp thuận. Mô hình "chia sẻ chuyến đi" của Uber hứa hẹn giảm thiểu chi phí đi lại cho người dùng, song cũng mang tới một loạt các vấn đề về độ an toàn.

Đài Loan và Trùng Khánh chỉ là 2 thị trường mới nhất trong danh sách một loạt các thành phố/quốc gia đưa ra quyết định hành động cứng rắn với Uber. Tháng cuối năm 2014 đánh dấu một loạt các vụ việc không may dành cho dịch vụ này: khi scandal tài xế cưỡng hiếp hành khách tại Ấn Độ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, một hành khách tại Anh lên tiếng cho biết cô này đã bị quấy rối khi sử dụng Uber. Tuần trước, một lái xe Uber tại Boston cũng bị bắt do bắt cóc và xâm hại một thiếu nữ vào ngày 6/12.

Chính quyền Đài Loan và cả chính quyền thành phố Trùng Khánh tại Trung Quốc hiện đang cân nhắc quyền hoạt động của ứng dụng chia sẻ hành trình Uber. Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Uber vừa ký thỏa thuận hợp tác với dịch vụ tìm kiếm Baidu tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Trước những vụ việc làm dấy lên lo ngại về tình trạng không đảm bảo an ninh này, cả Ấn Độ, Thái Lan và Tây Ban Nha đều đã ra tay cấm Uber. Seoul (Hàn Quốc), Portland và Nevada (Mỹ) cũng đã đưa ra cảnh báo rằng sử dụng Uber là bất hợp pháp.

Hiện tại, công ty tiên phong cho loại hình "chia sẻ hành trình" đang có trị giá thị trường vào khoảng 40 tỷ USD. Tuần trước, dịch vụ tìm kiếm Baidu tuyên bố đã đầu tư một khoản tiền lớn vào Uber. "Google của Trung Quốc" cũng tuyên bố sẽ tích hợp Uber vào các ứng dụng tìm kiếm và ứng dụng bản đồ của mình.

Song, sự kiện bị cấm tại Trùng Khánh có thể báo hiệu một thời kỳ vô cùng khó khăn cho Uber. Dù cho Baidu vẫn được nhà nước Trung Quốc tương đối "ưu ái", nhưng Uber có thể sẽ sớm phải ngừng hoạt động tại Trung Quốc và đối mặt với một loạt các sóng gió khác trong tương lai gần.

Lê Hoàng

Theo Cnet

Chủ đề khác