VnReview
Hà Nội

Tanzania: Mafia Trung Quốc cấu kết với quan tham địa phương tàn sát voi hàng loạt

Tanzania là một đồng minh quan trọng của Trung Quốc ở Đông Phi, và Tổng thống Kikwete đã ký các thỏa thuận trị giá 1,7 tỷ USD trong một chuyến thăm Bắc Kinh mới đây.

Tanzania có khoảng 142.000 con voi, khi ông Kikwete lên nhậm chức vào năm 2005. Nhưng năm 2015, ông ta sẽ mãn nhiệm, có lẽ đàn voi này chỉ còn khoảng 55.000 con.

Chính khách hèn hạ tranh mua ngà voi đáp ứng cho Trung Quốc

Báo cáo của EIA, Cơ quan điều tra môi trường, một tổ chức bảo vệ môi trường có trụ sở tại London (Anh) đã chỉ trích chính quyền Tanzania "hèn nhát" đáp ứng nguồn cầu ngà voi của Trung Quốc. Đã có 8 vụ bắt giữ diễn ra với tổng cộng 26,5; tấn ngà voi bị thu giữ, tức gần 4.000 con voi bị giết. Nhưng chỉ kết án mỗi "con buôn" có tên Yu.

Cảnh sát Tanzania hồi tháng 11.2014 đã phát hiện 706 ngà voi nặng tổng cộng 1,8 tấn tại một căn nhà ở Dar es Salaam, cùng nhiều tiền mặt. 

3 người Trung Quốc bị bắt tại chỗ vì toan hối lộ 50.000 USD, khi họ bị bắt quả tang đang nhét ngà voi vào đáy các bao đựng vỏ sò và bao tỏi.

Theo EIA, nhóm nghi can này dùng vỏ bọc nhập khẩu tỏi và chanh Trung Quốc, xuất hải sản để giấu hoạt động buôn lậu ngà voi của họ với các công ty Trung Quốc và Hồng Kông.

EIA cũng công nhận việc vận dụng lệnh cấm mua-bán ngà voi được cải thiện nhẹ trong năm 2014, do các nhóm buôn lậu tỏ ra thận trọng hơn, sau vụ "con buôn" Yu bị kết án tù, cùng những vụ truy lùng.

Voi bị sát hại lấy ngà ở Tanzania

Kiểu buôn lậu này đã làm giảm số voi Tanzania chỉ còn một nửa. Trong 4 năm qua, Tanzania mất nhiều voi nhất vì nạn săn lấy ngà, hơn bất kỳ nước nào khác. Riêng năm 2014 mất 10.000 con, tức cứ mỗi ngày có hàng chục con voi bị giết.

Tổng số voi ở khu bảo tồn thiên nhiên Selous của Tanzania từ 39.000 con năm 2009 chỉ còn 10.000 con năm 2014.

Dù đã mất nhiều voi, chính phủ tổng thống  Kikwete đã 3 lần xin phép CITES (Công ước thương mại quốc tế về các loài động thực vật hoang dã bị đe dọa) cho bán kho trữ ngà voi của họ.

EIA đã nêu ra, chính phủ Tanzania cùng những doanh nhân "có quan hệ rộng" ăn hối lộ, cấu kết với tội phạm có tổ chức Trung Quốc buôn lậu ngà voi. Các chính khách của đảng cầm quyền Chama Cha Mapinduzi (CCM) của Tổng thống Jakaya Kikwete cũng tham gia tranh mua ngà voi, chủ yếu đáp ứng nguồn cầu từ Trung Quốc.

EIA nêu: "Gốc rễ của thảm họa voi Tanzania là sự giám sát thất bại của chính quyền, tham nhũng và tội phạm".

Quan chức chính quyền các cấp tham nhũng góp phần lớn vào các vụ mua-bán lậu ngà voi. Kiểm lâm không ngại "xì" thông tin đường tuần tra cho "voi tặc". Cảnh sát thì cho thuê vũ khí và giúp chở ngà voi. Và cán bộ ngành thuế cho phép các container chứa đầy ngà voi xuống tàu xuất khỏi các cảng Tanzania.

Trong khi đó, lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ đàn voi thì mỏng manh, chưa nói tới việc được trả lương ít khiến các cán bộ này không thể từ chối những khoản hối lộ.

Đầu năm 2014, 21 kiểm lâm bị sa thải vì cấu kết với bọn voi tặc, sau một cuộc điều tra của Bộ Du lịch-Tài nguyên Thiên nhiên Tanzania.

Giá ngà voi ở Trung Quốc tăng gấp 3 lần trong 4 năm qua

Nạn giết voi châu Phi bùng lên khi tầm ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tăng lên tại châu Phi. Theo tiến sĩ Rolf Baldus, người có 13 năm quản lý quỹ hoang dã Tanzania, nạn giết voi ở nước này tăng cùng việc, ngày càng đông người Trung Quốc đến nước này lao động và làm ăn.

Ông Baldus dẫn báo cáo của Hội bảo vệ voi Tanzania: quan hệ kinh tế hai nước được nâng lên, đã tạo ra "cơn khát giết voi".

Trung Quốc thường tuyên bố "chú ý nhiều" đến việc bảo vệ động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng, trong những năm gần đây đã tiến hành nhiều vụ bắt giữ những kẻ buôn lậu mặt hàng này trên toàn quốc.

Hồi đầu năm nay, Đại sứ Trung Quốc ở Tanzania công khai phàn nàn việc, đồng bào ông hám chuộng ngà voi trái phép, nên có nhiều người Trung Quốc tuồn hàng lậu ra khỏi Tanzania trên nhiều đoàn xe, thậm chí giấu các sản phẩm từ ngà voi trong quần áo lót của họ.   

Các nhà bảo tồn quốc tế từ lâu đã lên án Bắc Kinh làm ngơ chuyện Trung Quốc nắm vai trò lớn trong vụ mua-bán lậu ngà voi.

Từ việc tham gia CITES, Trung Quốc được phép mua trữ 68 tấn ngà voi châu Phi năm 2008. Chính phủ Trung Quốc ráo riết vận động để được phép mở hoạt động kinh doanh ngà voi hợp pháp tại Trung Quốc.

Những người ủng hộ nêu, đó là cách kéo giảm nạn phá rừng và bảo vệ đàn voi. Nhưng hậu quả ngược hẳn: nạn mua-bán lậu ngà voi bùng phát khắp thị trường Trung Quốc vốn cần làm đồ trang sức rẻ tiền, tượng tôn giáo cho các nhà sưu tập giàu xổi.

Tượng được tạo ra từ ngà voi ở Trung Quốc hút khách

Giá ngà voi ở Trung Quốc tăng gấp 3 lần trong 4 năm qua, theo báo cáo của Hội Cứu Đàn Voi.

Theo Quỹ hoang dã thế giới (WWF, bảo vệ môi trường) có khoảng 25.000 voi châu Phi bị săn lấy ngà năm 2011, và dự báo, số voi bị săn sẽ còn tăng cao, khiến chỉ còn khoảng 470.000 voi.

Hàng năm tại châu Phi có hàng chục ngàn con voi bị giết, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường châu Á đối với các sản phẩm làm từ ngà voi, đặc biệt là Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi.

Nguyễn Hưng

Theo NYT, Bloomberg

Chủ đề khác