VnReview
Hà Nội

10 sự thật thú vị về tâm lý mà bạn nên biết (Phần 1)

Bạn có bao giờ lớn tiếng khẳng định về mục tiêu của mình với những người khác hay không? Bạn có tự hào vì mình là một chuyên gia về thứ nhạc buồn bã lãng mạn? Nếu câu trả lời là "có", hãy từ bỏ những sai lầm này ngay lập tức.

Ai cũng nghĩ rằng họ hiểu rất rõ về bản thân mình, nhưng sự thật không phải là như vậy. Hãy cùng điểm qua 10 sự thật thú vị nhất về tâm lý con người để hiểu rõ hơn về trái tim và khối óc của chúng ta qua bài viết trên trang;Higher Perspective:

1. Thể loại nhạc mà bạn nghe cũng sẽ ảnh hưởng hiểu tới góc nhìn cuộc sống của bạn

Bạn có bao giờ lớn tiếng khẳng định về mục tiêu của mình với những người khác hay không? Bạn có tự hào vì mình là một chuyên gia về thứ nhạc buồn bã lãng mạn? Nếu câu trả lời là "có", hãy từ bỏ những sai lầm này ngay lập tức.

Âm nhạc luôn có khả năng điều phối cảm xúc con người một cách mãnh liệt. Ngay cả khoa học khô khan cũng sẽ chứng minh điều này: theo một nghiên cứu của Khoa Tâm lý học trực thuộc Đại học Groningen, bộ não của chúng ta có khả năng nhận diện các cảm xúc tích cực (được đại diện bằng cách biểu tượng mặt cười trong nghiên cứu của ĐH Groningen) chính xác hơn rất nhiều khi được nghe các bản nhạc vui. Thậm chí, ngay cả khi không trực tiếp nhìn thấy các emoji tích cực, những người tham gia vào nghiên cứu này cũng sẽ tự liên tưởng tới các biểu tượng mặt cười vui tươi khi được nghe nhạc vui.

Điều ngược lại cũng áp dụng cho các bản nhạc buồn: những giai điệu buồn bã sẽ khiến cho bạn tập trung hơn vào các cảm xúc tiêu cực và cũng dễ buồn vô cớ hơn. Nói tóm lại, thể loại nhạc mà bạn nghe sẽ ảnh hưởng đến cách bạn nhìn thế giới – tích cực hay tiêu cực. Đồng thời, nghiên cứu của ĐH Groningen cũng cho thấy, cảm xúc thực tế của con người không chỉ phụ thuộc vào kết quả trải nghiệm thực mà còn cả vào kỳ vọng ban đầu của người đó.

2. Tiền bạc có thể mua được hạnh phúc (nhất là khi bạn không tiêu tiền cho mình)

Bạn có bao giờ lớn tiếng khẳng định về mục tiêu của mình với những người khác hay không? Bạn có tự hào vì mình là một chuyên gia về thứ nhạc buồn bã lãng mạn? Nếu câu trả lời là "có", hãy từ bỏ những sai lầm này ngay lập tức.

Trong cuốn sách Tiền Hạnh phúc: Khoa học tiêu xài, các tác giả Elizabeth Dunn và Michael Norton đã đưa ra 5 nguyên tắc để giúp bạn có thể thực sự "mua" được hạnh phúc bằng tiền bạc.

Nguyên tắc đầu tiên là hãy mua trải nghiệm thay vì mua vật dụng. Thứ hai, hãy hạn chế mua sắm để mỗi thứ đồ bạn mua trở nên thực sự đặc biệt. Thứ ba, hãy dành thật nhiều thời gian để đưa ra những lựa chọn mua sắm hợp lý. Thứ tư, đừng vội mang thứ đồ đã mua ra tiêu xài. Khi "nhịn hết nổi", trải nghiệm sử dụng thứ đồ này sẽ giúp bạn trở nên rất hạnh phúc.

Cuối cùng và quan trọng nhất, "Đem tiền đi cho người khác thực sự khiến bạn hạnh phúc hơn", tác giả Norton, một giáo sư marketing tại ĐH Harvard cho biết. Khi trao tặng vật chất cho người khác (dĩ nhiên cách "cho" phải tế nhị và phù hợp), bạn sẽ tạo được cảm giác kết nối và được trò chuyện với người đó. "Những điều đó thực sự đủ tốt để mang lại hạnh phúc cho bạn", ông Norton khẳng định.

3. Mức độ hạnh phúc mà tiền bạc mang lại là có hạn

Bạn có bao giờ lớn tiếng khẳng định về mục tiêu của mình với những người khác hay không? Bạn có tự hào vì mình là một chuyên gia về thứ nhạc buồn bã lãng mạn? Nếu câu trả lời là "có", hãy từ bỏ những sai lầm này ngay lập tức.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ cho thấy, "cái giá" của hạnh phúc tại đất nước này là 75.000 USD (khoảng 1,7 tỷ đồng). Ở mức lương 75.000 đô mỗi năm, những người tham gia sẽ xóa bỏ được nỗi lo nghèo đói và cảm thấy thoải mái với cuộc sống hàng ngày. Quan trọng hơn, 450.000 người tham gia khảo sát cũng cho thấy mức lương 75.000 USD sẽ đem lại "hạnh phúc tối ưu" cho người Mỹ, bởi thu nhập có tăng quá 75.000 USD thì mức độ hạnh phúc của họ trong cuộc sống hàng ngày cũng sẽ không tăng nữa.

Dĩ nhiên, tùy thuộc vào mức sống tại mỗi địa phương mà mức lương giúp "tối ưu" hạnh phúc sẽ là những con số khác nhau. Song, nghiên cứu này cũng cho thấy cuộc sống bon chen nơi thành thị cũng sẽ có một đích đến hợp lý nhất. Sau khi đã vượt qua mức này rồi, sự cố gắng của bạn sẽ không mang lại hiệu quả thường trực nhiều như trước.

Dù vậy nhưng thu nhập cao hơn thì con người cũng sẽ đánh giá cuộc sống của mình một cách tích cực hơn. Theo nhà kinh tế học Angus Deaton, đồng tác giả của nghiên cứu nói trên, "Thu nhập cao hơn 75.000 USD sẽ không giúp cải thiện tâm trạng hàng ngày, nhưng sẽ giúp con người cảm thấy họ đang có một cuộc sống tốt lành hơn".

4. Tuổi trẻ giờ đây đã gắn liền với stress

Bạn có bao giờ lớn tiếng khẳng định về mục tiêu của mình với những người khác hay không? Bạn có tự hào vì mình là một chuyên gia về thứ nhạc buồn bã lãng mạn? Nếu câu trả lời là "có", hãy từ bỏ những sai lầm này ngay lập tức.

Một nghiên cứu được Tiến sĩ Robert Leahy, giám đốc Viện Điều trị Nhận thức Hoa Kỳ công bố vào năm 2008 cho thấy, mức độ stress của trẻ em trung học tại nước Mỹ ngang ngửa với mức stress của bệnh nhân tâm lý học vào những năm 1950.

Trong khi nghiên cứu của tiến sĩ Leahy tập trung vào xã hội Mỹ, những lý do mà ông đưa ra sẽ khiến tất cả những người đang sống trong tất cả các xã hội hiện đại phải thấy giật mình: Con người đang chuyển nhà, "nhảy việc" quá thường xuyên, ít tham gia vào các tổ chức xã hội, không chịu kết hôn hoặc trì hoãn kết hôn, thích sống một mình... Tiêu chuẩn xã hội cũng ngày càng thay đổi, và chúng ta ngày càng không hiểu rõ những gì mình muốn. Tất cả các yếu tố này khiến cho người trẻ tuổi trở nên buồn bã và lo âu.

Một khảo sát được Harris Interactive thực hiện cho Hiệp hội Thần kinh học Hoa Kỳ cũng cho thấy độ tuổi 18 – 33 là độ tuổi gặp mức độ stress trầm trọng nhất. Được thực hiện trên 2020 người Mỹ từ 18 tuổi trở lên, khảo sát này một lần nữa cho thấy tiền bạc, công việc và các mối quan hệ là nguyên nhân gây stress phổ biến nhất với người trưởng thành.

Thật may mắn, khi đã qua độ tuổi 18 – 33, mức độ stress của bạn cũng sẽ giảm tương đối, nói cách khác là sau đó người ta sẽ đi vào giai đoạn... chấp nhận thực tại. Dù sao, sự thật rằng khái niệm "thời thanh niên sôi nổi" đã chìm vào... dĩ vãng cũng sẽ khiến nhiều người cảm thấy tiếc nuối.

5. TV (và những người tiêu cực) có thể khiến bạn bị stress nặng

Bạn có bao giờ lớn tiếng khẳng định về mục tiêu của mình với những người khác hay không? Bạn có tự hào vì mình là một chuyên gia về thứ nhạc buồn bã lãng mạn? Nếu câu trả lời là "có", hãy từ bỏ những sai lầm này ngay lập tức.

Con người có một loại stress khá đặc biệt, gọi là "stress cảm thông". Chính vì loại stress này mà mỗi khi quan sát ai đó đang gặp tình trạng căng thẳng bực bội, lượng cortisol (hoặc hormone tiết ra khi căng thẳng) của bạn cũng sẽ gia tăng.

Kết luận nói trên đến từ một nghiên cứu của 2 tác giả V. Engert và F. Plessow được chuyên san thần kinh học Psychoneuroendocrinology công bố vào tháng 7/2014. Trong nghiên cứu này, những người tham gia được yêu cầu quan sát người khác bị stress (khi giải toán và thực hiện phỏng vấn) thông qua gương một chiều. Kết quả cho thấy, tỷ lệ người quan sát bị tăng cortisol khi nhìn người khác căng thẳng lên tới 30%. Tỷ lệ ở những người có quan hệ tình cảm (ví dụ, bạn gái nhìn bạn trai bị stress) là 40%, và thậm chí 10% người tham gia còn gặp mức độ stress ngang bằng với đối tượng quan sát mà họ không hề quen biết.

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng 24% người xem sẽ bị tăng cortisol khi xem các chương trình video tường thuật lại các sự kiện gây khó chịu.

Nhưng trạng thái căng thẳng, tiêu cực không phải là loại cảm xúc duy nhất có thể "lây truyền" từ người này sang người khác. Trong một nghiên cứu được thực hiện trên 4.700 người Anh trong vòng... 20 năm, các tác giả đưa ra kết luận rằng nếu bạn hạnh phúc, những người xung quanh bạn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, phấn chấn hơn.

Bạn có bao giờ lớn tiếng khẳng định về mục tiêu của mình với những người khác hay không? Bạn có tự hào vì mình là một chuyên gia về thứ nhạc buồn bã lãng mạn? Nếu câu trả lời là "có", hãy từ bỏ những sai lầm này ngay lập tức.

Cụ thể hơn, khi bạn cảm thấy vui, khả năng hàng xóm liền nhà của bạn cảm thấy vui vẻ hơn sẽ là 34%. Con số này đối với những người bạn sống cách bạn khoảng 1km là 25%. Đáng ngạc nhiên, khả năng mỗi người vợ/chồng "lây" cảm giác hạnh phúc sang bạn đời của mình chỉ là... 8%.

Nói tóm lại, khoa học đã chứng minh rằng môi trường của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc của bạn, và ngược lại, bạn cũng có thể góp phần làm cho những người xung quanh trở nên hạnh phúc hơn. Hãy áp dụng nguyên tắc này để tự giúp ích cho bản thân và trở thành một người bạn, người yêu lý tưởng hơn trong con mắt của những người xung quanh.

(còn nữa...)

Lê Hoàng

Tổng hợp từ Higher Perspective

Chủ đề khác