VnReview
Hà Nội

Sạc pin cho laptop nhờ virus sinh học

Nhóm nghiên cứu từ phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley National Laboratory đã tìm ra cách để tạo năng lượng điện áp từ virus M13, virus thường thấy trong các phòng thí nghiệm khoa học.

Nếu máy tính xách tay của bạn hết pin khi bạn đang chuẩn bị phải hoàn thành một báo cáo quan trọng hoặc trong một tình huống khẩn cấp nào đó mà điện thoại của bạn lại thiếu năng lượng để có thể gọi cho ai đó, bạn sẽ cảm thấy thật là khó chịu và đôi khi bạn sẽ gặp nguy hiểm. Và đó là lý do tạo sao chúng ta thích thú khi nghe thấy những điều tương tự như "máy tính xách tay có thể tự sạc khi bạn đánh máy" hay "điện thoại của bạn sẽ tăng dung lượng pin khi bạn đi bộ". Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được với sự giúp đỡ của một loại virus biến đổi gen có thể biến chuyển động hay áp lực thành điện năng.

Các nhà khoa học của phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley National Laboratory đã tìm ra cách để tạo năng lượng điện áp từ virus M13, virus thường thấy trong các phòng thí nghiệm khoa học.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tạo ra điện bằng cách khai thác các đặc tính điện áp của vật liệu sinh học. Hiệu ứng điện áp đã được phát hiện vào năm 1880 và đã được áp dụng để tạo ra tia lửa bằng cách tác động áp lực cơ học vào các vật liệu như pha lê, gốm sứ, đá và ngay cả xương.

Nguồn tin trên CNET nhận định, một ngày nào đó chúng ta sẽ thấy các bàn phím máy tính xách tay được phủ lớp virus này giúp chúng ta sạc máy tính khi đánh máy, hoặc các bảng điện cực phủ virus này trong đôi giày giúp tạo ra năng lượng cho các sản phẩm cầm tay trong túi bạn bằng cách tích luỹ năng lượng từ những hoạt động nhỏ hàng ngày của bạn.

Văn Kỷ

Chủ đề khác