VnReview
Hà Nội

Offline trải nghiệm âm thanh di động, smartphone lên ngôi

Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, với cuộc sống bận rộn ngày nay thì nhu cầu thưởng thức âm nhạc mọi lúc mọi nơi cũng được nhiều người chú trọng hơn, đặc biệt là khi gần đây xuất hiện nhiều mẫu smartphone tích hợp chip âm thanh (DAC) mang lại trải nghiệm âm thanh chất lượng cao.

Chuyên gia âm thanh Nhựt Hùng;

Trước nhu cầu tìm hiểu về trải nghiệm âm nhạc di động, chiều nay, tại TP.HCM, chuyên gia âm thanh Nhựt Hùng có buổi chia sẻ với đông đảo người yêu thích âm nhạc phía Nam cùng đại diện Mai Nguyên ,Synstlye ,3kshop và Azaudio và các nhà tài trợ khác như Samsung và LG…

Trước nay, nhiều hang mải mê tập trung cải tiến camera và các trải nghiệm khác trên di động mà bỏ rơi mảng âm thanh. Hiếm hoi trong số đó có Sony và Apple vẫn không bỏ quên khi Sony có hẳn mảng máy nghe nhạc Walkman còn Apple thì có iPod. Tuy nhiên, nhu cầu di động ngày càng tăng khiến các hãng bắt đầu tập trung vào trải nghiệm audio chất lượng cao trên smartphone và các thiết bị nghe nhạc di động chuyên nghiệp.

Anh Nhựt Hùng và anh Mai Triều Nguyên (giám đốc hệ thống Mai Nguyên Luxury Mobile) chia sẻ về trải nghiệm âm nhạc di động.

Trước đây, một vài hãng đã tích hợp chip âm thanh vào smartphone, trong đó có cả Bphone. Gần đâyLG V10 được chú ý hơn cả khi vừa có cả bộ phận quản lý âm thanh của SoC vừacó chip DAC 32bit và Amplifier của Sabre tích hợp, mang lại khả năng nghe nhạc audio 24-bit và 32-bit rất tốt, theo cảm nhận của một số chuyên gia nghe nhạc thì âm thanh từ V10 trong sáng, rõ ràng, giàu chi tiết và quan trọng nhất là nền âm sạch qua thử nghiệmtrên một vài mẫu tai nghe in-ear của Audio Technica như Ckr9, im-04 hay thậm chí là tai nghe fullsize. 

Tuy nhiên V10 cũng có một hạn chế đó chính là , tính năng hifi audio chỉ được sử dụng phần mềm nghe nhạc mặc định của V10 mà không tương thích với một số phần mềm nghe nhạc của bên thứ 3, chưa kể V10 có thời lượng pin khá thấp, chắc là do chip dac và amplifier cao cấp dùng nhiều điện hơn.

Tiếp đó là Sony Z5/Z5 Premium, các mẫu điện thoại này đọc được khá nhiều định dạng, chơi được nhạc hi-res 24bit/192kHz chất lượng cao. Đặc biệt là có thêm tính năng Stream nhạc không dây thông qua công nghệ Bluetooth LDAC, cho phép truyền đến 24bit/96kHz.Hạn chế ở đây là bạn cần phải có một tai nghe hoặc loa của Sony có hỗ trợ LDAC.

Ngoài ra còn phải kể tới iPhone, mặc dù có điểm hạn chế là chỉ nghe được file 16bit/44Khz thế nhưng iphone lại có Apple music rất tiện lợi ,nếu bạn nào đã dùng qua Apple Music thì chắc hẳn sẽ biết được đây là một kho nhạc khổng lồ và chất lượng nhạc tốt. Ngoài ra, một điện thoại cao cấp nữa là Samsung Note 5 cũng chơi được nhạc 24bit/192kHz.

Còn theo anh Nhật đến từ 3kshop, cách đây một vài năm thì việc sở hữu cũng như chơi được file lossless trên DTDD  khá là kho khan .Tuy nhiên,hiện nay một số điện thoại chỉ với App nghe nhạc mặc định cũng đã có thể chơi tốt các file lossless thập chí là cả file 24bit DSD . Do đó , nếu các bạn đang sử dụng những điện thoại có khả năng chơi nhạc Hi-res thì tuyệt vời. Còn những mẫu không chơi được như iPhone chẳng hạn, thì hãy yên tâm là hiện nay có rất nhiều App mà các bạn có thể down về trên iOS lẫn Android giúp có thể chơi được các file nhạc chất lượng cao như hình minh họa dưới đây.

Một số ứng dụng nghe nhạc chất lượng cao trên Android

Lưu ý rằng, chắc chắn là có sự khác biệt giữa các phiên bản có phí và miễn phí khánhiều,thứ nhất là về chất âm sẽ tốt hơn ,thứ 2 là có nhiều tính năng như quản lý nhạc tốt hơn,hỗ trợ một số tùy chỉnh,một số App thì còn hỗ trợ Stream nhạc qua NAS,  và một trong những tính năng mà đối với tôicực kỳ quan trọng đó chính là hỗ trợ xuất tín hiệu Digital qua cổng USB để có thể phối ghép với nhiều DAC khác nhau. Anh cũng chia sẻ một số ứng dụng nghe nhạc chất lượng cao được nhiều người dùng và đánh giá tốt đó là Onkyo HF Player, USB Audio Player và NE Player.

Vậy tại sao phải cần DAC? Theo anh Nhật, chip DAC mặc định của iPhone chỉ giải mã được 16bit/44kHz, ngay cả khi bạn cài đặt NEPlayer hay HF Player thì việc đọc được file DSD hay 24bit, ngõ xuất ra cũng chỉ được 16bit/44kHz mà thôi. Riêng những điện thoại như Note 5, Z5 cũng chỉ có thể chơi 24bit/192kHz ở ngõ 3.5mm output. Có nghĩa là mặc dù bỏ file DSD vào nó sẽ đọc và downgrade xuống 24bit/192kHz chứ không giải mã trực tiếp DSD được.

Nói như vậy có nghĩa là nhữngđiện thoại như  Note 5, Z5 hay V10 người dùng sẽ hạnh phúc hơn vì nó đã chơi được 24bit/192kHz chăng? Vì nếu không chơi DSD thì không cần thêm DAC rời? Theo anh Nhật, thực ra một chip DAC không làm nên tất cả chất âm của thiết bị giải mã cao cấp. DAC là nhân giải mã, các linh kiện liên quan như masterclock ( bộ tạo dao động ), tụ điện, và quan trọng hơn là thiết kế mạch. Ngoài ra, một DAC cao cấp còn rất được chú ý phần cấp nguồn, lọc nhiễu cho DAC, và amplifier cũng là dual mono amplifier, tất cả những điều này cần một bản mạch lớn to, tụ điện lớn tiêu thụ điện nhiều hơn và chúng ta không thể làm ở những thiết bị mỏng như điện thoại được.  

Có nhiều bạn hỏ tôi là sao phải mua 1 con DAC/amplifier lên tới vài triệu, thậm chí là vài chục triệu, vậy có đáng không? Sao mắc quá vậy? Thì hôm nay tôicũng xin trả lời luôn là nó không hề đắt đâu.Như các bạn thấy ở đây một album DSD đã có giá khoảng 25 USD, hay 1 album 24-bit có giá khoảng 20USD,đó là chưa kể nếu bạn là một người yêu nhạc không thể chỉ có một album.Do đó ,nếu tính ra thì số tiền mà bạn bỏ ra để mua một DAC không là bao nhiêu so với số tiền mà bạn mua nhạc cả.Nếu bạn đã có nhạc chất lượng tốt mà không có thiết bị để có thể phat huy 100% thì thật là lãng phí .

Khán giả trong màn tranh tài giành giải thưởng là những chiếc tai nghe có giá trị

Ngoài những chia sẻ về trải nghiệm nghe nhạc di động, buổi offline còn là dịp giao lưu và tặng nhiều phần quà với những màn tranh tài thú vị xung quanh chủ đề âm nhạc. Theo ước tính, buổi offline đã quy tụ khoảng 200 người yêu thích âm nhạc tham gia, với sự góp mặt của một số chuyên gia âm nhạc và các nhà tài trợ cũng như các hãng sản xuất thiết bị di động. Buổi offline cũng được tường thuật trực tuyến thông qua YouTube và đã có những độc giả ở Hà Nội và các tỉnh xa trúng thưởng trong màn tranh tài qua... điện thoại cùng với các độc giả có mặt tại buổi offline.

H.T

Chủ đề khác