VnReview
Hà Nội

6 vụ cư dân mạng bị "dắt mũi" đình đám nhất năm 2015

Trong năm 2015, đã có rất nhiều bức ảnh và video được lan truyền nhanh chóng trên mạng Internet, tuy nhiên không phải tất cả trong số đó đều mang ý nghĩa như ta vẫn nghĩ.

Năm nay tiếp tục là một năm bận rộn đối với các nhà báo trong việc lật tẩy những tấm ảnh hoặc video kể những câu chuyện không đúng sự thật. Đó có thể là những bức hình được chia sẻ với mục đích câu view, hay những video được tạo ra nhằm phục vụ cho một chiến dịch truyền thông của một công ty nào đó. Hãy cùng nhìn lại để biết chúng ta đã bị Internet đánh lừa như thế nào trong năm 2015 qua 6 hình ảnh mà BBC lựa chọn dưới đây.

Bức ảnh gây xúc động trong vụ động đất ở Nepal

Những hiểu nhầm gây ra bởi Internet trong năm 2015

Đây là một trong số những tấm hình được chia sẻ nhiều nhất sau vụ động đất xảy ra ở Nepal vào tháng 4/2015. Được đăng tải kèm với chú thích: "Bé gái hai tuổi đang được che chở bởi người anh trai bốn tuổi ở Nepal", bức ảnh đã được chia sẻ trên khắp các mạng xã hội Facebook và Twitter, cùng với những lời kêu gọi quyên góp từ thiện và gây xúc động cho hàng vạn trái tim.;

Nhưng thực ra, tấm hình này được chụp tại một làng quê ở Hà Giang, Việt Nam vào năm 2007 do nhiếp ảnh gia Nguyễn Na Sơn thực hiện. Khi phát hiện ra sự việc này, Na Sơn nói: "Đây có lẽ là bức ảnh của tôi được chia sẻ nhiều nhất, chỉ đáng tiếc nó lại kèm theo những câu chuyện lâm ly không đúng sự thật".

Video quay tại một bể bơi trong vụ động đất ở Nepal

Cũng sau thảm họa động đất nói trên, một video đã xuất hiện trên Facebook và YouTube với chú thích được quay từ một camera an ninh tại khách sạn Kathmandu (Nepal). Nó đã được truyền thông thế giới sử dụng làm minh họa cho vụ động đất kinh hoàng nhất ở Nepal 81 năm trở lại đây. Tuy nhiên, video này thực tế đã được quay từ trước đó khá lâu, có thể là năm 2010, trong vụ động đất ở Mexico. Ngày tháng trong clip đã bị thay đổi nhưng người xem vẫn nhận ra và cảnh báo trên YouTube: "Họ luôn lôi video này ra mỗi khi có một trận động đất lớn".

Người nhập cư đăng tải hành trình của mình tới châu Âu lên Instagram

Những hiểu nhầm gây ra bởi Internet trong năm 2015

Bức ảnh này, xuất hiện trên Instagram từ mùa hè, cho thấy một người đàn ông đang thuật lại hành trình của mình từ Senegal tới Tây Ban Nha. Rất nhanh chóng, nó đã trở thành một cơn sốt trên mạng Internet, nhận được hàng nghìn lượt theo dõi và vô số lời bình luận. Mặc dù vậy, những người hoài nghi đã nhận thấy những hashtag không phù hợp xuất hiện như #InstaLovers hay #RichKidsofInstagram. Và cuối cùng, đây hóa ra chỉ là một chiến dịch marketing cho một triển lãm ảnh ở Tây Ban Nha.

Một người tị nạn là tay súng IS?

Trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng nhập cư châu Âu, một lời cảnh báo đã xuất hiện kèm theo bức ảnh trước-và-sau được lan truyền trên Facebook.

Những hiểu nhầm gây ra bởi Internet trong năm 2015

"Bạn có thấy người này không? Hắn đã từng đăng một bức hình IS vào năm ngoái – và giờ hắn là người tị nạn"

May mắn là sau đó, người đàn ông trong bức ảnh đã được xác nhận là Laith al-Saleh, một cựu chiến binh của Quân đội Giải phóng Syria – một nhóm phiến quân chống đối Tổng thống Bashar al-Assad. Anh ta đã trốn khỏi Syria và đến Macedonia vào tháng 8/2015. Sau khi sự thật được công bố, người đăng bức ảnh đã lên tiếng xin lỗi.

Bức ảnh chụp ban nhạc Eagles of Death Metal

Những hiểu nhầm gây ra bởi Internet trong năm 2015

Sau vụ khủng bố kinh hoàng tại Paris vào tháng 11 vừa qua, rất nhiều thông tin không chính xác đã xuất hiện trên mạng Internet, trong đó có tấm hình này. Ban đầu nó được cho là ảnh chụp đám đông tại nhà hát Bataclan trước khi các tay súng tấn công. Tuy nhiên thực ra đây là hình ảnh từ một buổi ca nhạc trước đó tại nhà hát Olympia ở Dublin, Ireland.

Đường phố vắng tanh tại Paris

Những hiểu nhầm gây ra bởi Internet trong năm 2015

Bức ảnh được lan truyền rộng rãi trên Twitter cho thấy những con đường không một bóng người ở thủ đô nước Pháp sau ngày xảy ra vụ khủng bố đẫm máu. Nhưng hóa ra đây lại là một dự án có tên Silent World, với các bức ảnh được xử lý để cho thấy hình ảnh các thành phố trên thế giới sau ngày tận thế.

Sự trả thù kinh khủng của người chồng

Những hiểu nhầm gây ra bởi Internet trong năm 2015

Câu chuyện về một người Đức sau khi ly dị đã quyết định chia đôi toàn bộ tài sản với vợ mình, kể cả chiếc ô tô, đã đánh lừa được rất nhiều người, và cả một số hãng thông tấn. Mặc dù vậy, sau khi video đã đạt được hơn 4,5 triệu lượt xem trên YouTube, một tổ chức có tên German Bar Association đã lên tiếng thừa nhận đây là một câu chuyện bịa đặt, nhằm phục vụ cho chiến dịch makerting của mình.

Anh Minh

Chủ đề khác