VnReview
Hà Nội

Nghiên cứu: Cha mẹ nghiêm khắc con lớn lên khó hạnh phúc

Khác với quan niệm phải dạy con theo kiểu nghiêm khắc từ bé thì lớn lên chúng mới nên người, một nghiên cứu mới của Nhật Bản đã cho thấy điều ngược lại: Những trẻ em có sự khuyến khích và gắn kết chặt chẽ với cha mẹ thì lớn lên chúng có cơ hội hạnh phúc và thành công cao hơn.

Đây là kết quả nghiên cứu do giáo sư Nishimura Kazuo của Đại học Kobe University và Yagi Tadashi của Đại học Doshisha University chủ trì nhằm xem xét hiệu quả thực tế của nuôi dạy con ở Nhật Bản hiện nay. Họ đã khảo sát với 5000 phụ nữ và nam giới về mối quan hệ với cha mẹ của họ trong suốt thời thơ ấu cho đến nay, sử dụng các truy vấn như "bố mẹ đã tin tưởng tôi" hoặc "tôi cảm thấy gia đình không ưa tôi".

Các yếu tố chủ chốt được các nhà nghiên cứu chú trọng bao gồm: sự thiếu quan tâm, tính quy tắc, tính độc lập, sự tin tưởng và thời gian mà cha mẹ bỏ ra cho con cái và những sự cố trong việc kỷ luật con cái của các bậc cha mẹ. ;

Theo trang tin Education News, sử dụng kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu đã chia ra 6 phương pháp nuôi dạy con gồm: Ủng hộ, hà khắc, nghiêm khắc, cân bằng, nuông chiều và dễ dãi. Cụ thể các nhóm được phân chia như sau:

- Ủng hộ: Tạo sự độc lập cao hoặc trung bình cho con cái, đặt niềm tin ở mức độ cao, dành nhiều sự quan tâm và thời gian bên con cái.

- Hà khắc: Tạo ra tính tự lập thấp, dành sự tin tưởng trên mức trung bình, nghiêm khắc, dành khá nhiều sự quan tâm cho con cái nhưng lại đặt ra nhiều luật lệ cho chúng.

- Nuông chiều: Dành sự tin tưởng trên mức trung bình, không quá giám sát con cái mọi nơi mọi lúc, dành thời gian cho chúng ở mức trung bình hoặc trên mức trung bình.

- Dễ dãi: Ít thể hiện sự quan tâm dành cho con cái, không giám sát con cái nhiều, dành ít thời gian và cũng ít đặt ra các nguyên tắc cho chúng.

- Hà khắc: Ít thể hiện mối quan tâm cho con cái, cũng ít cho chúng có cơ hội tự lập bởi vì không đặt nhiều niềm tin vào con cái, trong khi lại giám sát con cái rất chặt chẽ.

- Cân bằng: Điều tiết các yếu tố quản lý, quan tâm và giám sát con cái ở mức vừa phải.

Sự hỗ trợ và tin tưởng của cha mẹ giúp con cái sớm trưởng thành

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi các bậc cha mẹ "ủng hộ" thường có mức lương cao hơn, học tập xuất sắc hơn và mức độ hạnh phúc cao.

Trong khi đó, các bậc cha mẹ ở nhóm "nghiêm khắc" tuy có nhiều khả năng giúp con cái họ có lương cao, điểm số tốt ở học đường nhưng lại làm giảm mức độ hạnh phúc và tăng mức độ stress của con cái họ.

Nghiên cứu được trình bày tại Viện chính sách Nhật Bản, trực thuộc Viện nghiên cứu Kinh tế, thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (RIETI), trong dự án có tựa đề Fundamental Research for Sustainable Economic Growth in Japan (Tạm dịch: Cơ sở nghiên cứu cho tăng trưởng kinh tế bền vững ở Nhật Bản).

Một nghiên cứu khác được thực hiện trong năm 2015 cũng cho thấy, phong cách giáo dục của cha mẹ và các tình huống xã hội sẽ ảnh hưởng tới cơ hội của các trẻ em béo phì. Theo đó, các nhà khoa học đã đưa ra các chỉ dẫn dạy con cũng như đưa ra các dự đoán quan trọng liên quan tới sức khỏe và cân nặng của trẻ.

Khác với các bậc cha mẹ trên, theo nghiên cứu, ở những bậc cha mẹ "nuông chiều" con cái sẽ có được sự tin tưởng trung bình hoặc cao hơn của con cái, vốn ít có ở các bậc cha mẹ nghiêm khắc. Đổi lại, họ sẽ mất thời gian "trung bình" hoặc nhiều hơn để chăm sóc con cái của họ và con cái họ "chậm lớn" hơn so với những đứa trẻ khác.

Trong khi đó, những bậc phụ huynh được mô tả "dễ dãi" lại có mức độ ít quan tâm với con cái của họ, vốn không nghiêm khắc nên họ chỉ dành một lượng nhỏ thời gian cho con cái của mình cùng một vài quy tắc cơ bản.

Theo báo cáo của đại học Kobe University với tạp chí ScienceCodex, các ông bố và bà mẹ ở nhóm "hà khắc" thể hiện một ít quan tâm tới thế hệ tương lai của họ, cho phép con cái ít độc lập hơn và có mức độ tin tưởng con cái thấp, trong khi lại giáo dục theo cách gần như rất khắc nghiệt.  

Trong một bài viết trên tạp chí Time Magazine vào năm ngoái, Maryanne Murray Buechner đã viết về những quan sát của cô về các bậc cha mẹ tại Nhật Bản sau khi cô chuyển sang sống ở đây cùng chồng và hai đứa con trai của mình. Cô cho biết, khoảng 1 năm sau khi chuyển tới đây, con trai cô đã bỏ nhà đi lang thang và mãi sau 1 năm mới tìm thấy con trai mình ở trước 1 cửa hàng gần đó.

Mặc dù cô cảm thấy hối tiếc cũng như kinh hãi về sự việc này, nhưng cô biết rằng đứa con của mình chưa bao giờ phải gặp nguy hiểm từ những đứa trẻ đồng lứa ở Tokyo, nơi vốn thường tạo ra những đứa trẻ "đơn độc" mọi nơi mọi lúc. Cô cũng nhanh chóng học được rằng, các bậc cha mẹ ở Nhật thường kỳ vọng về khả năng độc lập của con cái (hơn là sợ hãi chúng bỏ nhà đi lang thang).

Những đứa trẻ tự lập, tự tới trường ngay cả khi đó là các chuyến đi đòi hỏi phải di chuyển bằng các phương tiện công cộng như tàu lửa, tàu điện ngầm hoặc xe bus. Tỷ lệ tội phạm ở Nhật rất thấp, tạo điều kiện cho trẻ em được an toàn và bản thân người dân ở đây thay nhau trông nom lũ trẻ từ xa bằng việc thông tin lẫn nhau khi cần.

Cô cũng được biết rằng, các bậc phụ huynh ở Nhật thường không có thói quen khoe khoang con cái mình, cũng không có các hình thức công khai thể hiện tình cảm của họ cho con cái, nhưng ở Nhật lại có các khu nhà tắm hay chỗ ngủ công cộng dành cho các gia đình dùng chung với nhau.

Maryanne dần học được cách nhìn trẻ em ở Nhật điềm đạm, hòa nhã học cách vươn lên giữa các nơi đông đúc trong khi hai đứa con mới đến của cô lại chen lấn, vội vã và ồn ào. Và cô cho rằng, các bậc cha mẹ ở Mỹ nên đến Nhật một lần để học cách cải thiện các kỹ năng chuẩn bị các bữa ăn trưa cho con, những chiếc hộp bento nhỏ nhắn, xinh xắn và công phu góp phần mang lại sức khỏe cân đối cho lũ trẻ của mình.

TM

Chủ đề khác