VnReview
Hà Nội

Tranh luận tổng thống Mỹ - những điều ít được biết

Hôm nay (theo giờ Việt Nam) vừa diễn ra cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình đầu tiên giữa hai ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton và Donald Trump. Các cuộc tranh luận trực tiếp có ý nghĩa như thế nào trong bầu cử tổng thống Mỹ?

Tranh luận tổng thống Mỹ

Cuộc tranh luận tổng thống Mỹ đầu tiên giữa và Hillary Clinton và ông Donald Trump vừa kết thúc sáng 27/9 (giờ Việt Nam). Ảnh: CNN

Theo Wikipedia, các cuộc tranh luận trực tiếp được tổ chức vào giai đoạn cuối của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, sau khi các đảng chính trị đã đề cử ứng viên của mình. Các ứng viên (chủ yếu là của hai đảng Dân chủ và Cộng hoà) gặp nhau tại một hội trường lớn, thường là ở một trường đại học, trước mặt khán giả. Định dạng (format) của các cuộc tranh luận là rất khác nhau, với nhiều câu hỏi đôi khi do một hoặc nhiều hơn một nhà báo với vai trò là người điều tiết cuộc tranh luận. Trong một số trường hợp, câu hỏi do khán giả trong khán phòng đặt ra.

Từ năm 1988 đến năm 2000, format cuộc tranh luận được điều chỉnh bởi một biên bản ghi nhớ (MOU) bí mật giữa hai ứng viên chính;; một MOU cho năm 2004 cũng được thương thảo, nhưng không như các thỏa thuận trước đó, nó được hai ứng viên đồng công bố.

Các cuộc tranh luận được phát sóng trực tiếp trên truyền hình, phát thanh và trên cả Internet trong những năm gần đây.

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên diễn ra vào năm bầu cử tổng thống 1960, thu hút hơn 66 triệu người xem trong số 179 triệu dân số, trở thành một trong những chương trình được xem nhiều nhất trong lịch sử truyền hình Mỹ. Các cuộc tranh luận năm 1980 thu hút 80 triệu người xem trong số 226 triệu người dân. Những cuộc tranh luận gần đây thu hút lượng người theo dõi ít hơn, từ 46 triệu người (cuộc tranh luận đầu tiên năm 2000) lên đến hơn 67 triệu người cho cuộc tranh luận đầu tiên năm 2012.

Một cuộc tranh luận lý tưởng là như thế nào?

Tính tự nhiên có lẽ là yếu tố quan trọng nhất trong một cuộc tranh luận, theo How Stuff Works. Thiếu sự tự nhiên đáp lại những câu hỏi bám đuổi, các cuộc tranh luận cũng chẳng khác gì việc các ứng viên học thuộc thông cáo báo chí rồi phát biểu trên truyền hình. Các cuộc tranh luận cũng nên là phi đảng phái, bởi vì các ứng viên phải thể hiện họ xứng đáng là tổng thống nước Mỹ trong tương lai chứ không phải là một lãnh đạo đảng phái nào. Một cuộc tranh luận lý tưởng nên mở cho tất cả ứng viên tổng thống, những người đáp ứng đủ điều kiện, và format cuộc tranh luận nên công bằng với tất cả ứng viên tham gia. Điều này phụ thuộc rất nhiều ở người điều tiết cuộc tranh luận trung lập trong việc phân bổ thời gian, điều phối câu hỏi...

Việc lựa chọn một địa điểm trung lập cho một cuộc tranh luận cũng là một khó khăn. Quê hương hoặc nơi cư trú của ứng viên bị loại khỏi danh sách lựa chọn tổ chức cuộc tranh luận. Do các cuộc tranh luận tổng thống thường được tổ chức ở các trường đại học, cao đẳng nên trường cũ của các ứng viên cũng bị loại. Các thị trấn, thành phố nhỏ bị loại vì không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của Uỷ ban Tranh luận tổng thống (CPD), như ít nhất có sẵn 3.000 phòng khách sạn và 7.500 phí đăng ký.

Thời gian dành cho các ứng viên trong một cuộc tranh luận được phân chia đều nhau. Họ được dành cho một lượng thời gian như nhau để phát biểu mở đầu, kết thúc về các vấn đề và những gì khán giả nghe trong suốt cuộc tranh luận.

Thời gian dành cho ứng viên có thể được chia theo nhiều cách khác nhau. Trong một số trường hợp, thời gian có thể được chia đều chặt chẽ thông qua cho phép các ứng viên một lượng thời gian để trả lời câu hỏi. Ở một số format khác lại cho phép Các định dạng khác cho phép bác bỏ, đặc biệt là khi một vấn đề đang nghiêng về phía một ứng cử viên này hay ứng viên khác. Rất hiếm, nhưng cũng có trường hợp thời gian được phân bổ cho các ứng viên kiểm tra chéo lẫn nhau về một vấn đề.

Như đã đề cập từ đầu, có một số format được định hình dành cho tranh luận tổng thống. Theo format có người điều tiết, một cuộc tranh luận do một người host (chủ trì), thường là một nhà báo truyền hình nổi tiếng. Người này đặt ra các câu hỏi cho ứng viên, hướng họ bác bỏ và quản lý thời gian phản hồi. Theo định dạng một thẩm đoàn, số người điều tiết nhiều hơn một người. Format tại toà thị chính là khán giả đặt câu hỏi. Định dạng này được cho là tạo không khí thoải mái, tự nhiên nhất.

Tranh luận tổng thống: Ai thắng?

Theo How Stuff Works, các cuộc tranh luận tổng thống kể từ năm 1988 có thể được sắp đặt để phục vụ hệ thống hai đảng, nhưng người chiến thắng không được định trước. Các cuộc tranh luận là để cử tri biết rõ về quan điểm của ứng viên về các vấn đề khác nhau và không có phản hồi nào là không chính xác. Nếu như không có câu trả lời đúng hay sai trong một cuộc tranh luận, làm thế nào một ứng viên có thể được xem là người chiến thắng?

Các kết quả của tranh luận tổng thống đều là về nhận thức. Đó là nhận thức của những người dẫn chương trình tin tức quốc gia, người đóng vai trò là những nhà bình luận dẫn dắt khán giả bằng cách nói với họ nên trông đợi những gì. Sau đó, họ dẫn dắt khán giả khỏi cuộc tranh luận bằng cách phân tích những gì vừa nói. Đó là nhận thức của báo chí viết về cuộc tranh luận. Những gì các nhà bình luận và phóng viên chọn thảo luận có thể giúp cử tri định hình bỏ phiếu cho ai sau đó.

Đôi khi, các ứng cử viên cũng cho thấy rõ ai thắng, ai thua. Như tổng thống George H.W. Bush dễ dàng bị đoán ra khi ông thỉnh thoảng lại liếc đồng hồ đeo tay trong cuộc tranh luận format toà thị chính năm 1992 (năm này, ông Bill Clinton thắng cử), theo nguồn CNN.

Song tóm tại, điều quan trọng nhất vẫn là công chúng nghĩ ai là người giành chiến thắng trong cuộc tranh luận. Các công ty thăm dò ý kiến đã tạo ra hẳn một ngành chuyên theo dõi các cử tri nghĩ gì. Ngay khi cuộc tranh luận kết thúc, các công ty này và báo chí có nhân viên gọi điện cho các cử tri đăng ký để hỏi họ nghĩ gì về cuộc tranh luận. Trong vòng vài giờ, các cuộc thăm dò công khai kết quả và người chiến thắng trở nên rõ ràng. Ngày nay, với sự hỗ trợ của Internet, kết quả thăm dò được công bố nhanh hơn.

Công nghệ giúp gì tranh luận tổng thống?

Thời gian đầu, các cuộc tranh luận tổng thống trở nên "khô khan và mất tập trung". Song sau một vài thập kỷ, công nghệ đã can thiệp để thay đổi các quy tắc của cuộc tranh luận.

Trong các cuộc bầu cử sơ bộ năm 2008, CNN tổ chức hai cuộc tranh luận cho cả ứng viên Dân chủ và Cộng hoà bằng các sử dụng các câu hỏi do cử tri đặt ra qua YouTube. Trong khi định dạng này là một bước ngoặt thì nó cũng đồng thời bị chỉ trích. Một số nhà bình luận đã băn khoăn rằng tại sao YouTube và CBB không để người xem YouTube chọn câu hỏi video ứng viên nào ứng viên sẽ trả lời? Cũng như vậy, sự chia sẻ tài chính giữa truyền thông (CNN) và truyền thông mới (YouTube) là một dấu hiệu không thể chối cãi rằng công nghệ có ảnh hưởng đến chính trị thông qua tranh luận trực tiếp.

YouTube không phải là kênh truyền thông mới duy nhất trình diễn sức mạnh trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng năm 2008. Mạng xã hội MySpace và MTV cũng tham gia lực lượng tổ chức một loạt diễn đàn thị chính. Các diễn đàn chỉ có một ứng viên mỗi lần, ở đó người xem đặt câu hỏi qua email và tin nhắn chat. Định dạng này cũng được dân làm công nghệ ủng hộ nhiệt tình; các câu hỏi theo thời gian thực được người điều tiết lựa chọn trực tiếp. Các ứng viên được khán giả bình chọn xếp hạng, với kết quả đăng liên tục trên MySpace và kênh MTV (nguồn: Wired).

Dịch vụ mạng xã hội Twitter cũng toả sáng trong năm bầu cử 2008. Những người đại diện cho Barack Obama và John McCain phản hồi các câu hỏi từ biên tập viên tạp chí Time qua chat. Với việc đăng ký để nhận tweet từ người điều tiết là biên tập viên tạp chí Time và phản hồi của đại diện các ứng viên, bất cứ ai có smartphone đều theo dõi và tham gia được cuộc tranh luận (bên lề) này. Định dạng Twitter này cho phép tin nhắn không quá 140 ký tự cho nên các phản hồi buộc phải ngắn và tập trung vào vấn đề.

Công nghệ hiện đang nổi lên như là người chiến thắng, tăng cường sự minh bạch trong tiến trình chính trị hoặc sẽ bị các đảng phái lớn tìm ra cách để khai thác công nghệ mới phục vụ cho mục đích của mình. Bất kể thế nào, các cuộc tranh luận vẫn sẽ là một phần của quá trình bầu cử tổng thống Mỹ. Đó là một truyền thống Mỹ, một truyền thống có thể tiến triển nhưng sẽ vẫn tồn tại.

Một số thông tin về các cuộc tranh luận bầu cử tổng thống Mỹ 2016:

Ngày 26/9 (giờ Mỹ): Cuộc tranh luận đầu tiên dài 90 phút diễn ra tại Đại học Hofstra ở Long Island, New York. Người đóng vai trò điều tiết cuộc tranh luận là nhà báo gạo cội Lester Holt của NBC. Ông Holt là người dẫn chương trình NBC Nightly News được xem nhiều nhất Mỹ. Ba trong số các chủ đề đã được công bố, và được ông Holt lựa chọn là: Hướng đi của Hoa Kỳ; Mang lại sự thịnh vượng và Bảo an cho Hoa Kỳ.

Ngày 4/10: Diễn ra tại Đại học Longwood. Người điều tiết là nhà báo Elaine Quijano dẫn chương trình cho kênh CBSN và phóng viên CBS News. Đây là cuộc tranh luận dành cho các ứng viên phó tổng thống. Người điều tiến sẽ hỏi một câu mở đầu, mỗi ứng viên sẽ có 2 phút trả lời. Người điều tiến sẽ sử dụng lượng thời gian cân bằng dành cho thảo luận sâu hơn về vấn đề tranh luận.

Ngày 9/10: Cuộc tranh luận thứ hai giữa các ứng viên tổng thống, diễn ra tại Đại học Washington University ở St. Louis. Người điều tiết là nhà báo Martha Raddatz, Trưởng ban Quốc tế và đồng dẫn chương trình tin tức "The Week" của đài ABC; nhà báo Anderson Cooper, của đài CNN. Format cuộc tranh luận này là dạng họp thị chính (town meeting). Phần nửa câu hỏi sẽ do những người có mặt trong khán phòng đặt ra và nửa còn lại do hai nhà báo điều tiết cuộc tranh luận đặt ra, dựa trên các chủ đề công chúng quan tâm rộng rãi phản ánh trên mạng xã hội và các nguồn khác.

Ngày 19/10: Cuộc tranh luận giữa hai ứng viên tổng thống thứ ba, do nhà báo Chris Wallace, người dẫn chương trình, Fox News Sunday điều tiết. Sự kiện diễn ra tại Đại học Nevada, Las Vegas. Định dạng cuộc tranh luận này tương tự như cuộc tranh luận đầu tiên.

Minh Hương tổng hợp

Chủ đề khác