VnReview
Hà Nội

Top 5 khủng hoảng gây tranh cãi nhất trong năm 2016

Bên cạnh các hoạt động tích cực của các doanh nghiệp dành cho người dùng, năm qua cũng chứng kiến không ít sự cố và khủng hoảng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp.

Dù sau đó, các khủng hoảng này ít nhiều đã được "xử lý" và dần chìm vào dĩ vãng bên cạnh các sự kiện sôi động khác của mạng xã hội. Nhưng đây cũng là những bài học thực tế hết sức xót xa cho các doanh nghiệp và các nhà quản lý, từ việc đảm bảo quy trình chất lượng sản phẩm cho tới các quy trình tuân thủ bảo vệ môi trường cũng như xử lý khủng hoảng truyền thông.

Với sự đồng ý của YouNet Media , VnReview.vn xin tóm lược và giới thiệu top 5 sự kiện khủng hoảng truyền thông gây tranh cãi nhất trong năm 2016 dựa trên kết quả khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường YouNetMedia.com đưa ra:

1. Formosa thải chất độc xuống biển Vũng Áng, Hà Tĩnh

Vào tháng 4/ 2016, người dân Việt Nam rơi vào hoang mang khi chứng kiến hiện tượng hàng tấn cá biển chết hàng loạt và trôi dạt vào bờ tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó kéo dài sang nhiều vùng biển khác của Việt Nam.Ngày 25/04/2016, thợ lặn Lê Văn Ngẩy đã tử vong sau khi lặn vùng nước bị ô nhiễm tại khu vực này.

Đỉnh điểm của bức xúc là khi Giám đốc đối ngoại công ty Formosa phát biểu "Chọn cá hay chọn thép" và kết luận của các cơ quan chức năng đã khẳng định Formosa trực tiếp thải chất xả độc hại xuống lòng biển Hà Tĩnh.Tháng 6/2016, dư luận lại tiếp tục tranh cãi xung quanh khoảng bồi thường 500 triệu USD của Formosa.

2. ;Tài khoản khách hàng VCB bị bốc hơi 500 triệu đồng

Theo cung cấp của nạn nhân, vào lúc00h56 ngày 5/8/2016, dù không giao dịch gì nhưng tài khoản của chị Hương bỗng dưng "bốc hơi" 100 triệu đồng. Đến 5h17 ngày 5/8/2016, tài khoảncủa chị này lại "tự động" thực hiện thêm 3 giao dịch qua Internet banking và mỗi giao dịch lại bị trừ thêm 100 triệu đồng nữa.

Tổng cộngsau 7 lần "giao dịch tự động" như vậy, khách hàng này bị cuỗm mất 500 triệu đồng. Sau đó, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Giám đốc Trung tâm Thẻ Vietcombank đã đổ lỗi cho khách hàng vì "thiếu kiến thức bảo mật".

3. Hàm lượng độc chì trong C2, Rồng Đỏ cao hơn mức công bố

Công ty TNHH URC Hà Nội đãsản xuất vàtung ra hai lô sản phẩm thực phẩm gồm Trà xanh hương chanh C2, nước tăng lực hiệu hương dâu Rồng đỏ  đều có hàm lượng chì cao hơn mức công bố rất nhiều lần.

Tổng số nước C2, Rồng đỏ chứa hàm lượng chì cao hơn ngưỡng công bố đã được bán ra thị trường không thu hồi được có giá trị khoảng 3,875 tỷ đồng. Riêng với vi phạm này, công ty URC đã phải chịu mức phạt 5,812 tỷ đồng. Điều đáng nói là doanh nghiệp này sau đó đã bị tố "đi đêm" và thao túng thị trường bằng nhiều chiêu trò bẩn.

4. Chất Asen trong nước mắm

Không sớm bị chìm xuồng như vụ Rồng Đỏ, scandal công ty Masan "vu khống" nước mắm truyền thống nhiễm độc Asen là một trong những sự kiện đặc biệt thu hút sự chú ý của giới truyền thông và sự quan tâm của dư luận vì tính chất nghiêm trọng của nó, ảnh hưởng đến uy tín toàn ngành nước mắm và các doanh nghiệp trong nước, khiến người tiêu dùng hoang mang trước nhiều nguồn thông tin trái chiều, khi cả nước mắm công nghiệp lẫn truyền thống đều gặp vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Điều thú vị là sự việc này chỉ bị "bóc phốt" nhờ sự có mặt của cộng đồng Facebook, qua đó doanh nghiệp Masan chính thức bị nhiều người dùng kêu gọi tẩy chay vì các chiêu trò "gắp lửa bỏ tay người" của doanh nghiệp này.

Say đó, mặc dù Bộ Y Tế đã công bố 100% nước mắm đều an toàn, nhưng vụ việc lập lờ giữa Asen hữu cơ (có trong cá tự nhiên và không có hại với con người) và Asen vô cơ (có hại với con người) đã khiến người tiêu dùng trở nên thận trọng và hoài nghi hơn trong việc lựa chọn nước mắm để sử dụng.

5. Khủng hoảng Tân Hiệp Phát vẫn chưa có hồi kết

Một chủ quán ăn phát hiện chai Number One của Tân Hiệp Phát (THP) có dị vật giống con ruồi và đòi 500 triệu đồng để đối lấy sự im lặng.Tuy nhiên, khi 2 bên đang giao dịch thì công an ập tới.Mặc nhiên tự cho mình là "người bị hại", nhưng chính thương hiệu này rơi vào khủng hoảng truyền thôngkhi nhiều người cho rằngchính Tân Hiệp Phát đã "bẫy" người tiêu dùng.

Sau đó, cộng đồng mạng đã kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của doanh nghiệp này và khiến uy tín thương hiệu và doanh thu của công ty này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ước tính thiệt hại thực tế hơn 2.000 tỷ đồng, kể cả khi doanh nghiệp THP này đã "núp bóng" bằng cách đổi tên doanh nghiệp thành... Number One. Ngoài ra, vào tháng 8/2016 cũng dấy lên việc ồn ào xung quanh dàn sao Việt tham quan dây chuyền sản xuất trà thảo mộc Dr. Thanh, bị người tiêu dùng phản ứng gay gắt.

TM

Chủ đề khác