VnReview
Hà Nội

Túi xách đắt nhất hành tinh Hermes Himalayan Crocodile Birkincó phải được làm từ da cá sấu bạch tạng?

Vào năm 2014, cả thế giới ngạc nhiên khi chiếc túi Hermes Himalayan Crocodile Birkin được bán với giá 432.000 USD (khoảng 9,8 tỷ đồng), một con số trên trời với nhiều người tiêu dùng.

4 chiếc túi đắt nhất hành tinh không hẹn mà gặp đều đang trên tay 4 người đẹp Việt.

Có một sự thực trớ trêu là hầu như tất cả mọi người đều lầm tưởng chiếc Hermes Himalayan Crocodile Birkin được làm từ da cá sấu Nam Mỹ bạch tạng (Albino Nile Crocodile) nhưng trên thực tế, sự khan hiếm của loại động vật biến dị này không thể đủ cung cho Birkin làm ra nhiều túi đến vậy.

Vào năm 2014, cả thế giới ngạc nhiên khi chiếc túi Hermes Himalayan Crocodile Birkin được bán với giá 432.000 USD (9,8 tỷ đồng), một con số trên trời với nhiều người tiêu dùng.

Tuy nhiên, với những người sành chơi hàng xa xỉ thì điều này chả có gì lạ khi các mẫu túi Hermes Himalayan Crocodile Birkin nổi tiếng là loại hàng hiệu bán giá đắt. Kể cả khi đã được nhập về Việt Nam thì loại thường nhất cũng có giá 2, 5 tỷ đồng.

Theo đại diện của hãng, mẫu túi da cá sấu này của Birkin được phân loại nhờ màu sắc chất liệu làm nên túi, màu càng nhạt thì càng đắt.

Dẫu vậy, có một sự thực trớ trêu là hầu như tất cả mọi người đều lầm tưởng chiếc Hermes Himalayan Crocodile Birkin được làm từ da cá sấu Nam Mỹ bạch tạng (Albino Nile Crocodile) nhưng trên thực tế, sự khan hiếm của loại động vật biến dị này không thể đủ cung cho Birkin làm ra nhiều túi đến vậy.

Cá sấu bạch tạng

Vào năm 2009, các thống kê cho thấy toàn thế giới chỉ có 12 con cá sấu Nam Mỹ bạch tạng trong hơn 5 triệu con. Mặc dù đại diện phía Birkin tuyên bố trong số hơn 2 triệu cá sấu Nam Mỹ năm 2014 có khoảng 50 con bạch tạng và hãng chỉ sản xuất được 2 chiếc túi, nhưng con số này chưa được kiểm chứng cụ thể.

Loài cá sấu bạch tạng cũng giống như nhiều loài bị bạch tạng (Leucistic) khác khi có làn da rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, vì thế chúng thường sống trong điều kiện môi trường bóng râm. Hơn nữa, việc có màu da khác biệt khiến loài cá sấu bạch tạng dễ bị kẻ thù phát hiện và rất khó để có thể tồn tại trong tự nhiên. Bởi vậy, tất cả 12 chú cá sấu bạch tạng năm 2009 đều được sống trong môi trường nuôi nhốt.

Trên thực tế, chiếc túi Birkin trên với tên đầy đủ là Matte White Himalaya Niloticus Crocodile Diamond Birkin được cho là chỉ được làm từ da cá sấu Nam Mỹ thông thường và trải qua các công đoạn nhuộm kỳ công, cho ra màu trắng pha ghi mô phỏng đỉnh núi tuyết Himalaya.

Tất nhiên, chiếc túi này vẫn đáng giá tiền với nhiều trang sức, phụ kiện bằng vàng, kim cương cầu kỳ cũng như được thiết kế và sản xuất thủ công đến từng chi tiết.

Ngành sản xuất túi đầy máu tanh

Loài cá sấu sông Nile sống khá phổ biến ở vùng rừng Nam Mỹ. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng da cá sấu trong ngành thời trang cũng như tiêu chuẩn chất lượng da đã khiến nhiều người chăn nuôi cá sấu trong các trang trại ở Zimbabwe hay Texas-Mỹ.

Thêm vào đó, các quy định về cấm săn bắt động vật hoang dã cũng khiến những hãng thời trang ưa thích đặt hàng từ những trang trại cá sấu Nam Mỹ hơn là bắt từ thiên nhiên.

Mặc dù vậy, Tổ chức bảo vệ động vật PETA vẫn đang lên án và vận động chính phủ các nước đóng cửa các trang trại cá sấu này vì hành vi bạo hành, ngược đãi động vật.

Tổ chức PETA đã thực hiện phóng sự điều tra tại các trang trại nuôi cá sấu ở Texas và Zimbabwe, quá đó cho thấy những con vật này bị nuôi nhốt trong các chuồng bê tông và rào sắt chật chội, trong khi chất lượng nước không đảm bảo tiêu chuẩn sinh sống của loài vật này.

Những đoạn video mà PETA quay được cho thấy những công nhân xưởng dùng gậy nhọn đâm vào lưng cá sấu để rút sống lưng, sau đó dùng thanh sắt đâm vào não cá sấu trước khi tiến hành lột da và xử lý thịt. cách làm này sẽ khiến cá sấu chết vô cùng đau đớn, thậm chí có nhiều trường hợp cá sấu vẫn còn thoi thóp sau khi bị lột da và bị bỏ không đến chết.

Để làm được một chiếc túi Hermes Birkin, thông thường người ta cần da bụng của ít nhất 3 con cá sấu, phần da còn lại sẽ được làm ví, thắt lưng, dây đồng hồ...

Trang trại Padenga ở Zimbabwe vào năm 2014 được cho là cung cấp tới 85% thị trường da cá sấu Nam Mỹ với khoảng 43.000 con bị giết hại.

Theo báo Thời Đại

Chủ đề khác