VnReview
Hà Nội

Tình trạng thất nghiệp tăng trong khu vực ASEAN mặc cho sự phục hồi kinh tế

Cuộc khảo sát FTCR diễn ra trong quý I năm 2017, cho thấy tình trạng mất việc làm đã tăng lên ở khu vực Asean mặc dù kinh tế ở một số nước trong khu vực này đang dần phục hồi. Cuộc khảo sát được tiến hành với 5.000 người trong đó 22,8% người trả lời rằng họ rất lo ngại về vấn đề việc làm trong 6 tháng tới, tỷ lệ này tăng 2,5% so với cuộc khảo sát diễn ra năm 2015.

Ở một số nước, tỷ lệ thất nghiệp tăng trong suốt hai năm qua bất chấp sự phục hồi tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chứng tỏ những khu vực này vẫn chưa tạo ra nhiều việc làm cho người dân.

Điển hình ở Malaysia, 35,1% người trả lời trong cuộc khảo sát rằng họ rất lo lắng về công việc của họ. Tỷ lệ thất nghiệp ở Malaysia ở mức 3,5% mặc dù GDP đã tăng từ 4% trong quý II lên 4,5% trong quý IV năm 2016. Vào tháng 12 năm 2014, khi tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại thì tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 3%.

Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của Philippines giảm 3,2% giữa năm 2015 và 2017. Ở một số nước khác trong khu vực Asean, thì tăng từ 1,8% đến 5,1%.

Malaysia rất tích cực trong việc tạo công ăn việc làm và tăng lương cho người dân

Nguy cơ thất nghiệp cộng với sự khó khăn trong việc tìm việc làm mới luôn là nỗi ám ảnh ảnh của người dân. Tỷ lệ người tìm việc làm mới trong khu vực Asean tăng 4,5% lên mức 59,6%. Trong khi đó, Malaysia một lần nữa cho thấy sự khó khăn trong việc tìm công việc mới khi tỷ lệ tìm việc ở mức 74,5% năm 2017 so với 66,2% năm 2015. Tỷ lệ của họ cao hơn nhiều so với Indonesia (59,7%), Thái Lan (59,5 %), Việt Nam (49,6%) và Philippines ( 48%).

Do tình trạng lo lắng sự ổn định trong công việc hiện tại và khó khăn trong việc tìm công việc mới, nên không có gì ngạc nhiên khi người dân Malaysia luôn kỳ vọng được tăng lương dù là thấp nhất có thể. Theo cuộc khảo sát, 67,9% người dân trong khu vực dự kiến được tăng lương trong năm nay, 57,5% người dân Malaysia dự kiến tăng lương rất thấp, 10,6% dự kiến được tăng 10% tiền lương của họ và 34,9% thì cho rằng tiền lương của họ vẫn không thay đổi so với 24,2% người dân khu vực Asean.

Theo các dữ liệu mới nhất của Tổ chức Lao động quốc tế cho thấy rằng tiền lương của người dân Malaysia đã có sự điều chỉnh phù hợp với các nước láng giềng. Cụ thể trong năm 2015, mức lương trung bình tại Malaysia tăng 5,4% ngang bằng với Việt Nam, Philippines tăng 5,5%, Indonesia 6% và Thái Lan ít hơn khi chỉ tăng 1,8%. Cuối cùng là Indonesia có mức lương cao nhất trong khối Asean-5.

Tuy nhiên, nguy cơ tăng trưởng lương ở Malaysia có thể sẽ giảm xuống dưới mức trung bình của khu vực trong năm 2017.

Tài Lâm

Theo Asia Nikkei

Chủ đề khác