VnReview
Hà Nội

Đường sắt New York đang dùng công nghệ từ trước những năm... 1940

Số lượng các chuyến tàu bị trễ ngày một tăng tại thành phố NewYork. Và một trong những nguyên nhân chính của việc trễ tàu nằm ở hệ thống tàu điện ngầm tại thành phố này vẫn đang được điều hành bằng công nghệ cũ kĩ, vốn được sử dụng từ trước Chiến tranh thế giới lần thứ II.

Năm 2012, ;bình quân một tháng có 28.000 chuyến tàu bị trễ. Qua bốn năm, con số này đã tăng lên đến 70.000 chuyến. Mặc dù, cơ quan điều hành đã có những cải tiến bằng cách đặt nhiều máy bán vé tự động và những cam kết sẽ nới rộng lối đi trong các toa tàu, nhưng vấn đề cốt lõi là hệ thống tàu điện ngầm tại thành phố New York vẫn đang được điều hành bằng công nghệ cũ kĩ được sử dụng từ trước Chiến tranh thế giới lần thứ II.

Theo Business Insider,  hệ thống tàu điện ngầm tại New York, được điều hành bởi "Metropolitan Transportation Authority"  (Viết tắt là MTA), với khoảng 469 nhà ga, phục vụ 24/24, với khoảng 8.000 chuyến tàu mỗi ngày, bình quân một tháng khoảng 240.000 chuyến tàu. (Theo thông tin từ MTA.info). Lượng hành khách bình quân mỗi ngày trong tuần khoảng 5,7 triệu người, sử dụng thẻ MetroCard để lên tàu. Do đó, chỉ cần một chút sai sót nhỏ trong hệ thống sẽ dẫn đến ùn tắc trên cả hệ thống và dẫn đến các chuyến tàu sẽ bị trễ.

Để cải thiện điều này, MTA đã có kế hoạch nâng cấp toàn bộ hệ thống tàu điện ngầm, trong đó chú trọng đến hệ thống thông tin điều khiển tàu. Công nghệ mới sẽ là cuộc cách mạng lớn với MTA để thay thế hệ thống điều hành cũ kĩ hơn một thế kỷ này. Công nghệ mới này sẽ được thiết lập trên từng đường ray một với chi phí cho một đường ray khoảng 288 triệu USD, và tổng chi phí khoảng 20 tỷ USD.

Để thuyết phục chính quyền thành phố New York tài trợ số tiền vốn khổng lồ này, MTA đã sử dụng kênh Youtube để phát hành các video giới thiệu chi tiết về các kênh tín hiệu, các công tắc điều khiển bằng tay và chi tiết những điều cần thiết để nâng cấp hệ thống điều khiển "quá nhiều tuổi" này.

Và sau đây là những công nghệ cũ kĩ của hệ thống điều khiển được sử dụng từ năm 1904 và những điều cần làm để cải thiện hệ thống này:

Một nhân viên tại MTA cho biết: "Hệ thống của chúng tôi, kể cả kiến trúc xây dựng nó đã hơn 100 tuổi, với rất nhiều công nghệ cơ bản"

Tại nhà ga phố West Fourth, nhân viên MTA ghi lại nhật ký hành trình tàu bằng tay

Mỗi tín hiệu đường ray được theo dõi trên bản đồ, trông giống như một bản đồ trò chơi cũ kĩ hơn là một phương pháp để giữ cho hàng triệu hành khách an toàn và đến nơi đúng giờ.

Nhìn gần hơn, có thể thấy mỗi bóng đèn đi-ốt nhỏ tượng trưng cho một tín hiệu, và hình chữ nhật là các nhà ga.

Đội ngũ nhân viên thậm chí phải điều khiển bằng tay để chuyển đường ray và các tín hiệu để thông báo cho nhân viên vận hành tàu biết khi nào an toàn để di chuyển qua điểm nối.

Những đèn tín hiệu cổ kính này khá đắt và khó bảo trì chỉ bởi vì "tuổi đời" của chúng đã quá lâu.

Ông Wynton Habersham, phó chủ tịch của MTA cho biết: "Thiết bị này không còn được sản xuất hàng loạt nữa trong ngành công nghiệp đường sắt. Và rất khó để bảo dưỡng".

Điều đó có nghĩa là khi một chi tiết nào đó bị hỏng, cơ quan này sẽ phải đặt hàng riêng để sản xuất bộ phận thay thế hoặc sẽ phải thay thế toàn bộ hệ thống đó bằng hệ thống dự phòng khác.

Chúng ta có thể thấy được tuổi của hệ thống này trên miếng dán, cách đây khoảng 65 năm.

Hệ thống hiện tại có thể cho đội ngũ nhân viên biết khu vực chung chung của một đoàn tàu. Các nhân viên phòng điều khiển có thể biết độ dài của đoàn tàu vào khoảng 1000 feet (khoảng 305 m), nhưng không biết vị trí chính xác hoặc tốc độ chính xác của đoàn tàu là bao nhiêu.

Công nghệ mới sẽ cho phép các đoàn tàu chạy với tốc độ nhanh hơn, giúp các nhân viên điều hành biết vị trí tàu chính xác hơn, và điều hành nhiều đoàn tàu hơn.

Thay đổ sẽ được thực hiện dần dần. MTA đang thực hiện lắp đặt hệ thống thông tin điều khiển tàu (CBTC). Hệ thống này đã được thay thế ở tuyến đường tàu nhanh Canarsie hay trên đoàn tàu mang số hiệu L.

Để hoàn thành hệ thống này trên đoàn tàu L sẽ mất sáu năm, và sẽ đoàn tàu này sẽ tiếp tục bị chậm trễ, với chi phí lên đến 288 triệu USD. Các đoàn tàu mới này sẽ cần ít nhân viên vận hành hơn.

Hiện tại, những nhân viên vận hành không biết chính xác đoàn tàu đang ở đâu. Nhưng với hệ thống mới có các bộ phát tín hiệu được gắn vào mỗi toa tàu sẽ giúp cho họ có thể theo dõi được vị trí tàu theo thời gian thực.

Điều này có nghĩa là hệ thống có thể kiểm soát được nhiều đoàn tàu hơn và thậm chí kiểm soát được khi chúng đang ở tốc độ cao bởi vì mỗi đoàn tàu tự động thông tin với nhau và tự điều chỉnh phanh để đảm bảo duy trì khoảng cách tối thiểu an toàn và tránh va chạm.

CBTC cũng đang được lắp đặt trên tuyến đường sắt Flushing hay đoàn tàu số 7.

Và các quan chức cũng hy vọng hệ thống mới sẽ sớm hoàn thành và mang lại chất lượng dịch vụ tốt hơn cho hành khách.

Video: Giới thiệu hệ thống CBTC

Minh Hiếu

Chủ đề khác