VnReview
Hà Nội

Triều Tiên vẫn thu hút hàng vạn khách du lịch mỗi năm. Họ đến từ đâu?

Theo số liệu từ một hãng lữ hành quốc tế, khách du lịch Trung Quốc chiếm 95% lượng khách đến Triều Tiên; chỉ có khoảng 4.000 đến 5.000 khách du lịch đến từ các quốc gia khác… Mỹ sẽ ban hành lệnh cấm công dân nước này du lịch đến Triều Tiên trong tháng 8 năm nay.

Một công trình kiến trúc đặc biệt tại thủ đô Bình Nhưỡng - khách sạn Ryugyong 105 tầng. Hiện nay, đây là tòa nhà bỏ hoang cao nhất thế giới.

Theo CNBC, một câu hỏi mà nhiều người luôn thắc mắc khi biết Triều Tiên vẫn thu hút được khách du lịch đến với quốc gia này sau rất nhiều biến cố về chính trị và kinh tế là những vị khách du lịch đó đến từ đâu?

Triều Tiên ngày càng bị cô lập hơn sau khi tin tức hôm thứ Sáu tuần trước cho biết Mỹ sẽ ra lệnh cấm công dân nước này du lịch đến Triều Tiên. Nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc rất hiếm khách du lịch sẽ đến quốc gia này. Nhưng sự thật không phải như vậy, có hàng vạn khách du lịch quốc tế đã và đang đến tham quan quốc gia đặc biệt này mỗi năm.

Thông tin từ các hãng lữ hành quốc tế đã khẳng định điều này. Ông Simon Cockerell, tổng giám đốc công ty du lịch Koryo có trụ sở ở Bắc Kinh, Trung Quốc, một trong những công ty lữ hành quốc tế có tour đến Triều Tiên, trao đã đổi với CNBC qua điện thoại, cho biết du khách đến Triều Tiên có độ tuổi từ sinh viên đến người nghỉ hưu thường đặt tour đi một mình đến Triền Tiên. Và hãng lữ hành Lupine có trụ sở tại Anh quốc trên e-mail trao đổi với CNBC cũng cho biết hãng này cũng phục vụ du khách đặt tour đến quốc gia này và 75% du khách là nam giới.

Theo hãng lữ hành Koryo, du khách đến từ Mỹ và Anh quốc chiếm 20% số lượng khách hàng thường xuyên của hãng. Phần còn lại là các du khách đến từ vùng phía Bắc và Tây Âu, Úc, Canada, một số khác đến từ các quốc gia vùng Trung Đông bao gồm Israel, Ả-Rập Saudi và các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất.

Một góc thủ đô Bình Nhưỡng

Ông Cockerell cho biết số lượng du khách đến từ các quốc gia khác (ngoại trừ Trung Quốc) giảm từ con số 6.000 khách năm 2012 xuống còn 4.000 đến 5.000 khách mỗi năm. Nhưng số lượng du khách đến từ Trung Quốc chiếm đa số với tỷ lệ lên đến 95%. Phần lớn du khách Trung Quốc này có điều kiện, và thường chọn các tour du lịch trong ngày đến tham quan các điểm du lịch gần biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc.

Như đã đề cập, nước Mỹ đã công bố hôm thứ Sáu sẽ ban hành lệnh "Giới hạn địa lý du lịch" trên toàn quốc đối với Triều Tiên. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Heather Nauert cho biết sắc lệnh này được ban hành do những quan ngại về nguy cơ bị bắt giữ và giam cầm lâu dài với công dân Mỹ ở quốc gia này.

Đâu là sự thu hút của Triều Tiên?

Mặc dù, có những quan ngại về nhiều vấn đề gần đây. Nhưng liệu những điều đó có phải là rào cản với du khách? Đến với Triều Tiên họ sẽ được "tận hưởng" dịch vụ gì? Hay chính vì những rào cản này đã tạo nên sức hút cho Triều Tiên?

Hình ảnh khu trượt tuyết ở Triều Tiên

Hãng lữ hành Kyryo cho biết tinh trạng quân sự căng thẳng đã không làm nản lòng du khách, mặc dù trường hợp của Otto Warmbier đã làm cho số lượng du khách Mỹ giảm xuống. Ông Dylan Harris, giám đốc điều hành của hãng lữ hành Lupine, nhấn mạnh giới truyền thông Triều Tiên đã rất "hăng hái" trong suốt thời gian căng thẳng vừa qua và tạo thêm nhiều sự quan tâm đến quốc gia này. Kết quả là đã có những lượt đặt tour mới mà không có bất kỳ du khách "thận trọng" nào muốn hủy tour đã đặt của mình. Không có bất kỳ đại sứ quán nào của Mỹ tại Triều Tiên, nhưng các dịch vụ hạn chế được cung cấp cho các công dân của Mỹ thông qua đại sứ quán Thụy Điển.

Thậm chí, Triều Tiên còn tự quảng bá các điểm đến thu hút của đất nước cho du khách. Trên trang chủ quảng bá du lịch của Triều Tiên còn khuyến nghị cho du khách nên đến tham quan thủ đô Bình Nhưỡng, và họ có thể trượt tuyết và lướt ván ở các điểm du lịch của quốc gia này.

Theo ông Stone Fish, thành viên cấp cao của một tổ chức hoạt động tại châu Á, và cũng là một du khách đã từng tham quan Triều Tiên 2 lần, trong e-mail trao đổi với CNBC cho biết thăm quan Triều Tiên là một cơ hội hiếm có với các công dân Mỹ để hòa mình và cảm nhận cuộc sống của người dân Triều Tiên.

Minh Hiếu

Theo CNBC

Chủ đề khác