VnReview
Hà Nội

Quản lý SIM: Chuyện không của riêng Việt Nam

Mặc dù nhiều nước đã có những quy định về quản lý thẻ SIM. Tuy nhiên, việc thực hiện nó không hề đơn giản. SIM "rác" vẫn đang được người dùng ưa chuộng tại Đông Nam Á.

Trên sảnh đến của sân bay Tân Sơn Nhất có nhiều quầy hàng luôn mời gọi khách du lịch lựa chọn SIM để sử dụng trong thời gian du lịch. Vừa nói, nhân viên tại đây vừa liệt kê ra các loại SIM cùng nhiều gói cước khác nhau, trang Straitstimes viết.

Vấn đề an ninh đang khiến chính quyền khu vực phải tìm cách thắt chặt các quy định đối với dịch vụ di động trả trước.

Người dùng có thể dễ dàng mua được SIM "rác" hoặc ẩn danh.

Các cơ quan hành pháp Việt Nam ban hành quy định, các thuê bao phải cung cấp ảnh của họ. Điều này phải được thực hiện bắt đầu từ tháng 4. Ngoài ra, người dùng cần thêm bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu để hoàn tất đăng ký.

Campuchia và Myanmar cũng ban hành quy định như vây. Tuy nhiên, giống với Việt Nam, điều này vẫn chưa phát huy hiệu quả. Người dùng có thể dễ dàng mua SIM mà không cần đăng ký thông tin cá nhân.

Tại Thái Lan, cơ quan quản lý viễn thông yêu cầu người dùng tại một số vùng xung đột cung cấp dấu vân tay và hình ảnh để làm SIM. Cơ sở sinh trắc học này sau đó được đối chiếu với trung tâm lưu trữ quốc gia.

Với các quốc gia khác, điều này có vẻ khắt khe. Tuy nhiên, với Thái Lan, nơi xảy ra khá nhiều vụ xung đột với hơn 6.000 người thiệt mạng từ năm 2004 thì hoàn toàn hợp lý. Thêm nữa, khủng bố tại đây thường kích hoạt bom bằng điện thoại. Hai vụ việc tại Phuket và Huahin đã dùng phương pháp này.

Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình quốc gia Thái Lan (NBTC) cho biết, đã có hơn 10.000 SIM được đăng ký với 30 thiết bị dữ liệu sinh trắc học đang được thử nghiệm. Vào tháng 9 tới, họ sẽ tung khoảng 20.000 thiết bị tương tự cho các nhà bán lẻ trên toàn quốc.

Tổng thư ký NBTC, Takorn Tantasith cho biết: "thẻ SIM được nhiều chiến binh sử dụng để kích hoạt bom. Việc đăng ký bằng dấu vân tay sẽ giúp hạn chế tình trạng này".

Việc cung cấp thông tin có những mặt tiêu cực. Những dữ liệu cá nhân có thể bị sử dụng cho những mục đích xấu.

Công ty viễn thông Telenor, nhà mạng của Na Uy đang hoạt động tại Malaysia, Myanmar và Thái Lan cho biết: "Theo chính sách bảo mật và minh bạch thông tin. Chúng tôi sẽ hạn chế những rủi ro của khách hàng về quyền riêng tư và tự do ngôn luận". Điều này có thể khiến người dùng phần nào yên tâm.

Gần đây, tại một ngôi nhà tại phía bắc Thái Lan, cảnh sát đã bắt được 3 người Trung Quốc với hơn 500 smartphone và khoảng 300.000 SIM. Nó phục vụ cho việc "thích" các sản phẩm trên WeChat, một thủ thuật để thu hút người dùng trực tuyến.

Tuần trước, một phụ nữ du lịch đến Thái Lan vẫn có thể dễ dàng mua được những thẻ SIM. Tuy nhiên, nhân viên bán hàng kèm theo lời nhắc nhở: "Nếu sử dụng SIM này để làm việc xấu thì cô sẽ bị bắt, tôi đã có những bức hình trong camera".

Từ đó, có thể thấy, mặc dù các nước Đông Nam Á nói chung đã có những cố gắng trong việc quản lý thông tin SIM. Tuy nhiên, việc này vẫn chưa hiệu quả.

Theo Zing

Chủ đề khác