VnReview
Hà Nội

9 dấu hiệu cho thấy Nhật Bản đang trở thành “quả bom hẹn giờ” của ngày tận thế

Nhật Bản đang đối mặt với cái mà các nhà kinh tế học gọi là "quả bom hẹn giờ về nhân khẩu học" (demographic time bomb). Nhật vẫn đang luẩn quẩn trong cái vòng tỷ lệ sinh quá thấp và chi tiêu tiêu dùng kém, nền kinh tế của đất nước Nhật Bản đã giảm dần dần trong 25 năm qua.

Người dân sống thọ hơn, và họ đang khiến lớp trẻ phải gánh mức chi phí an sinh xã hội ngày càng cao hơn, trong khi đó thế hệ trẻ lại không có con cái để thay thế họ gánh vác sau này - vì thế cái chu kỳ luẩn quẩn của Nhật lại tiếp tục nghiêm trọng hơn.

Và sau đây là 9 dấu hiệu cho thấy Nhật đã trở thành một trái bom hẹn giờ về nhân khẩu học, theo tổng hợp của trang Business Insider.

Hiện có 68.000 người dân Nhật trên 100 tuổi

Để nhìn nhận rõ hơn viễn cảnh dân số già của Nhật Bản, một số liệu rất đáng quan tâm là năm 2017 đánh dấu năm thứ 47 liên tiếp nước này phá kỷ lục về số người đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100.

Vào năm 2016, trong tổng dân số 127 triệu người, có khoảng 65.000 người trên 100 tuổi. Và đến năm 2017, con số này là 67.824.

Nhật Bản có tỷ lệ người già cao nhất trong số các nước, với tỷ lệ 4,8 trên 100.000 người. Tỷ lệ này tại Mỹ là 2,2 trên 100.000 người.

Tã dành cho người già bán chạy hơn tã cho trẻ em

Kể từ năm 2011, doanh số tã dành cho người lớn ở Nhật đã vượt so với tã lót dành cho trẻ sơ sinh.

Xu hướng này phản ánh số lượng công dân già nhiều như thế nào tại Nhật Bản: Người trên 65 tuổi chiếm một tỷ lệ lớn nhân khẩu học hơn bất kỳ độ tuổi nào khác ở Nhật Bản. Trong số 127,11 triệu người, khoảng 26,7% số đó là người cao niên.

Năm 2017 đánh dấu mức sinh thấp nhất trong 118 năm

Kể từ năm 1899, số sinh hàng năm ở Nhật Bản vượt quá một triệu người – con số này duy trì được đến năm 2016. Nhưng vào năm 2017, con số này đã giảm dưới ngưỡng đó.

Khi các quan chức chính phủ tiến hành kiểm tra tỷ lệ sinh trong năm ngoái, họ tính được khoảng 941.000 ca sinh. Tỷ lệ tử là 1,34 triệu, tăng 3% so với năm 2016.

Người trẻ đang phải "bán tháo" bố mẹ

Từ "ubasute" là một từ cổ của Nhật Bản, tương đương với từ "granny dumping", có nghĩa là cố tình "đá" ai đó, vì không thể chăm sóc họ được nữa. Và hiện tượng "ubasute" này đang trở lại tại Nhật.

Nó mô tả hành vi không mong muốn của giới trẻ, đưa bố vào trại dưỡng lão hoặc các tổ chức từ thiện và về cơ bản là bỏ rơi họ - bởi vì không thể chăm sóc cho bố mẹ được nữa.

Nhà tù đang biến thành trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc người già

Khoảng 1/5 số các ca phạm tội tại Nhật do người già thực hiện. Hầu hết là các tội ăn cắp ở các cửa hiệu.

Khi tỷ lệ phạm tội của người già tăng lên, nhà tù đã bị biến thành nơi chăm sóc nuôi dưỡng. Bảo vệ phải tắm rửa cho tù nhân và giúp họ mặc quần áo. Các chuyên gia nói rằng điều kiện sống nơi đây quá tốt, nên tỷ lệ phạm tội trở lại rất cao.

Thông thường, con cái, người họ hàng trẻ hơn sẽ chăm sóc tù nhân khi họ được thả ra. Nhưng ở một số trường hợp, chi phí chăm sóc và cả sự cô đơn chính là nguyên nhân khiến người già xem nhà tù là lựa chọn tốt hơn.

Người già đang phải chịu "những cái chết cô đơn"

Ngày càng ít người trẻ chăm sóc người già, nên đôi khi họ phải sống trong sự cô độc hoàn toàn. Trong những trường hợp khắc nghiệt nhất, căn hộ của người già trở thành nấm mồ của họ. Hàng xóm chỉ phát hiện ra họ đã chết khi mùi hôi thối bốc lên. Một số người còn phải "thương lượng" với hàng xóm để họ quan sát các dấu hiệu ra đi, như là không mở cửa vào buổi sáng.

"Nếu cửa đóng", cụ già Chieko Ito 91 tuổi, nói, chỉ lên khung cửa sổ của mình, "nghĩa là tôi đã chết".

Đồng hồ đang đếm ngược từng giây đến ngày tuyệt chủng

Theo thời gian, tỷ lệ sinh thấp, và không có thêm người nhập cư, có thể dẫn đến phút giây tuyệt chủng thực sự đối với cả một đất nước.

Trong tương lai gần, điều đó có nghĩa là dân số thế giới sẽ mất đi khoảng 34% số người vào năm 2100. Còn tính xa hơn, các nhà nghiên cứu Nhật Bản gần đây đã ấn định ngày tuyệt chủng bằng chiếc đồng hồ tận thế. Ngày đó, theo tính toán từ tỷ lệ sinh mới nhất, là ngày 12/8/3776.

Bạn bè quay ra kết hôn với nhau

Một trong những đặc điểm chính của quả bom hẹn giờ nhân khẩu học là người trẻ tập trung nhiều thời gian vào công việc, thay vì giao tiếp xã hội.

Tuy vậy, họ vẫn muốn kết hôn, vì thế họ thỏa thuận sẽ kết hôn với bạn bè!

Đó chính là phiên bản thật của trò chơi "Nếu cả hai chúng ta đều chưa kết hôn vào năm 40 tuổi…".

Nhân viên đang chết dần vì quá tải với công việc

Làm việc nhiều giờ khiến các ca karoshi gia tăng. Karoshi nghĩa là "chết vì quá tải". Một báo cáo hồi tháng 10/2016 cho thấy karoshi là nguyên nhân khiến hơn 20% người tử vong, họ đã làm thêm ít nhất 80 giờ một tháng – một dấu hiệu cho thấy người trẻ làm việc cật lực thế nào để có thêm thu nhập.

Chính phủ Nhật Bản đang từng bước khuyến khích mọi người rời khỏi công việc đúng giờ hoặc nghỉ phép nguyên cả một ngày.

Hoàng Lan

Chủ đề khác