VnReview
Hà Nội

Viettel đổi tên: Vì sao “công nghiệp” đặt trước “viễn thông”?

Lý do đổi tên là vì Viettel giờ đã có thêm nhiều lĩnh vực mới, Phó tổng giám đốc Viettel Lê Đăng Dũng nói với VnEconomy, sau khi tập đoàn này mới đây đã chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, từ tên cũ là Tập đoàn Viễn thông Quân đội.

Cùng với việc đổi tên, Nghị định số 05/2018/NĐ-CP về điều lệ tổ chức và hoạt động của Viettel vừa được công bố cũng nêu nhiều thông tin đáng chú ý về chức năng, nhiệm vụ của tập đoàn.

Cùng với việc đổi tên, Nghị định số 05/2018/NĐ-CP về điều lệ tổ chức và hoạt động của Viettel vừa được công bố cũng nêu nhiều thông tin đáng chú ý về chức năng, nhiệm vụ của tập đoàn.

Cụ thể, về quốc phòng, an ninh, Viettel trực tiếp xây dựng quản lý hạ tầng mạng lưới viễn thông, bảo đảm hạ tầng mạng lưới viễn thông của Viettel làm nhiệu vụ vu hồi, dự phòng cho mạng thông tin quân sự trong thời bình và chuyển sang phục vụ quốc phòng, an ninh khi có tình huống; sẵn sàng bảo đảm thông tin liên lạc khi có yêu cầu và đảm bảo nhiệm vụ thông tin quân sự khác; nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa sản phẩm, trang thiết bị, khí tài, vật tư quốc phòng theo yêu cầu, nhiệu vụ của Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao.

Về sản xuất kinh doanh, Viettel trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề được giao, kết hợp với chức năng đầu tư tài chính theo quy định của pháp luật; đầu tư vào các công ty con, các công ty liên kết ở trong nước và nước ngoài…

Vậy, với việc đặt "công nghiệp" trước "viễn thông" trong tên mới của Viettel, có thể hiểu tới đây lĩnh vực sản xuất công nghiệp và đặc biệt là sản xuất công nghiệp quốc phòng của Viettel sẽ chiếm vị trí chủ đạo?

Trả lời VnEconomy, ông Dũng cho biết, thứ nhất, cụm từ "công nghiệp viễn thông" sẽ vần hơn, và thứ hai cái gì mới thì đặt lên trước (công nghiệp) để người ta nhận biết dễ hơn và cũng dễ nhớ hơn. Còn không có "ông" nào được đặt nặng hơn cả.

Ở đây, theo ông, lĩnh vực viễn thông vẫn là chủ đạo của Viettel, bởi "mình sinh ra, lớn lên nhờ viễn thông thì bỏ viễn thông sao được".

"Trong sản xuất công nghiệp thì công nghiệp dân sự vẫn phải là chủ đạo. Quốc phòng bé lắm. Nghĩa công nghiệp ở đây là ngành công nghiệp quốc gia chứ không phải là quốc phòng. Ngoài ra, bây giờ, viễn thông là công nghệ thông tin, nên trong sản xuất công nghiệp thì sản xuất thiết bị viễn thông cũng là chính, có thể chiếm tới 80%, quốc phòng chỉ cần chiếm 20% là tốt lắm rồi", Phó tổng giám đốc Viettel nói.

Theo VnEconomy

Chủ đề khác